Đã có bài viết mình đã hướng dẫn rất chi tiết cho các bạn cách cài đặt và sử dụng phần mềm tạo máy tính ảo VMware rồi, nhưng để sử dụng nó đạt hiệu quả cao nhất thì không phải ai cũng biết cách.
Chính vì thế mà bài viết này blogchiasekienthuc.com sẽ tổng hợp những thủ thuật hay nhất giúp bạn làm chủ được phần mềm tuyệt vời này.
Mục Lục Nội Dung
Đầu tiên bạn cần khởi động máy tính ảo trước, sau đó vào VM
trên thanh menu và chọn Install VMware Tools
.
Tiếp theo nhấn Run Start
để bắt đầu quá trình cài đặt VMware Tools
=> Nhấn Next
để tiếp tục.
Đến đây có 3 lựa chọn cho bạn:
- Typical (Điển hình)
- Complete (Cài đặt hoàn toàn)
- Custom (Tùy chỉnh cài đặt)
Tùy theo nhu cầu sử dụng của bạn để lựa chọn cài đặt. Ở đây mình sẽ chọn Typical và nhấn Next
để tiếp tục quá trình cài đặt. Cuối cùng bạn nhấn Restart lại máy tính ảo để hoàn tất quá trình.
Sau khi cài xong bạn đã có thể chia sẻ tài liệu giữa máy tính thật và máy tính ảo rồi (bạn có thể sử dụng chức năng kéo thả từ máy tính thật vào máy tính ảo một cách dễ dàng).
Đây là hình ảnh mình đang copy thử bản ghost nặng hơn 4GB vào máy tính ảo. Bây giờ thì bạn đã có thể copy các phần mềm bạn nghi ngờ có virus để cài thử trên máy ảo rồi, không sợ virus lây lan đi đâu cả 😀
#2. Hướng dẫn kết nối USB với máy tính ảo
Theo như mặc định thì khi tạo xong máy tính ảo thì máy tính ảo sẽ không nhận được USB. Việc kết nối USB với máy tính ảo cũng khá cần thiết trong nhiều trường hợp, để làm được việc này bạn thực hiện như sau:
Cắm USB vào máy tính sau đó nhấn vào biểu tượng sau.
Sau đó chọn Connect (Disconnect from Host)
để kết nối USB với máy tính ảo.
Sau khi kết nối USB với máy tính ảo thì máy tính thật sẽ tự động Disconnect
với máy tính thật nhé. Muốn trở lại như bình thường thì thao tác lại như lúc nãy và chọn Disconnect
.
#3. Cách sử dụng Snapshot trên VMware Workstation
Snapshot là một tính năng tuyệt vời giúp bạn sao lưu lại máy tính ảo của bạn. Nói dễ hiểu hơn thì nó giống như file ghost mà chúng ta vẫn hay dùng.
Sau khi bạn đã hoàn toàn ưng ý với máy tính ảo mà bạn đang dùng thì hãy tạo một Snapshot để sau này khi bị lỗi bạn có thể khôi phục lại dễ dàng.
Hoặc bạn muốn thử nghiệm các hệ điều hành khác trên máy tính ảo thì cứ vô tư, cài thỏa mái khi chán rồi muốn quay lại về như lúc đầu thì chỉ cần Retore lại là xong. Không cần phải cài đặt lại như lúc đầu nữa, rất tiện lợi đúng không nào 😀
Để sử dụng tính năng Snapshot trên máy tính ảo bạn làm như sau: Vào VM
> chọn Snapshot
> Take Snapshot
- Take Snapshot: Tạo một Snapshot mới.
- Snapshot Manager: Quản lý các Snapshot đã tạo.
Cửa sổ tiếp theo hiện ra bạn điền tên của Snapshot
muốn tạo vào ô Name
. Và nếu muốn, bạn có thể viết vài lời chú thích cho file Snapshot tại ô Description
sau đó nhấn chọn Take Snapshot để thực hiện
Để phục hồi lại file Snapshot bạn đã tạo thì bạn vào lại VM
=> Snapshot
=> Snapshot Manager
Tiếp theo nhấn vào Backup
sẽ xuất hiện các Snapshot bạn đã tạo, nhấn vào Snapshot mà bạn muốn phục hồi lại và nhấn Go to
=> chọn Yes
để đồng ý Restore
lại.
#4. Hiển thị Pin trên máy tính ảo
Có nghĩa là sẽ biến hệ điều hành trong máy tính ảo thành 1 Laptop thứ 2, sẽ xuất hiện biểu tượng cục Pin 😀
Thực hiện: Bạn mở phần mềm VMware ra => tại thanh menu bạn chọn VM
=> Settings
=> chọn Options
(như hình bên dưới) => chọn Power
=> tích vào dòng Report battery infomation to guest
=> sau đó nhấn OK
là xong.
Sau khi thực hiện xong bạn hãy khởi động máy tính ảo lên và xem kết quả nhé 😀
#5. Lời Kết
Trên đây là 3 thủ thuật nhỏ giúp bạn sử dụng máy tính ảo hiệu quả hơn trong công việc, hi vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn đang học hỏi và tìm hiểu về phần mềm VMware. Nếu còn thủ thuật nào hay thì commnet phía bên dưới để mình cập nhật thêm nhé 😀
Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com
Rất hay, hôm trước e mò mãi mà không biết cách copy từ máy tính thật sang máy ảo như thế nào, đang tính chuyển qua vitual sử dụng vì thấy nhiều ng bảo sử dụng đơn giản hơn. Cám ơn a nhiều ạ
Đúng rồi đó bạn, tưởng chừng như đơn giản nhưng mà nếu ko nắm được mấy thủ thuật này thì sử dụng nó cũng hơi chật vật đấy 🙂
Qúa tuyệt vời, nhờ bài viết của bạn mà mình đã thực hiện được thao tác chuyển file máy thật sang máy ảo, trong khí đó phải khá chật vật với những trang web khác mà hầu như chả mò được vì thiếu phần mấu chốt ở
+ Typical (Điển hình)
+ Complete (Cài đặt hoàn toàn)
+ Custom (Tùy chỉnh cài đặt)
KLQ nhưng bây giờ bạn mới biết đến blog của mình à? Có vẻ blog vẫn chưa đủ độ hót nhỉ 😀
Anh ơi cho em hỏi là em cài máy ảo rồi nhưng không kết nối được USB. Nó không hiển lên biểu tượng conect như anh nói ở phía trên. Có cách nào giải quyết không anh.
Bạn vào
VM
=> chọnInstall VMware Tools...
trước xem sao nhé.máy em nó không hiển thị “Install VMware tool” nó bị ẩn rồi không chọn được. Có cách nào giúp em không anh
Anh Kiên cho em hỏi : máy thật có kết nối máy in, mình có share máy in này, để máy ảo cũng in được không ạ ?
Em cảm ơn Anh Kiên.