Chào các bạn, với thời buổi công nghệ như hiện nay thì việc xây dựng một trang website/blog đã không còn là một việc gì đó quá khó khăn nữa. Đặc biệt là với các trang web đơn giản, dạng cá nhân và không cần hệ thống phức tạp phía sau.
Các bạn có thể chọn cách viết code để xây dựng một trang web (dành cho dân chuyên), hoặc là sử dụng các nền tảng sẵn có (dành cho tay ngang, không có nhiều kỹ năng về lập trình).
Nếu bạn chọn cách viết code thì trang web của bạn thường sẽ phức tạp hơn, chuyên nghiệp hơn và có tính tùy biến cao hơn so với việc sử dụng các nền tảng có sẵn.
Tuy nhiên, nhu cầu của những “tay ngang” muốn có một blog riêng để thỏa mãn niềm đam mê viết lách là vô cùng lớn, và đa số đều là muốn xây dựng một trang web nhanh chóng và đơn giản nhất có thể.
Vâng, lúc này việc lựa chọn sử dụng các nền tảng sẵn có là một lựa chọn rất hợp lý. Thời kỳ đầu Internet phát triển thì Yahoo! và Zing… là những nền tảng tao blog rất được ưa chuộng ở Việt Nam, tuy nhiên, thực tế là còn nhiều nền tảng khác nữa.
Và trong bài viết này mình sẽ giới thiệu đến các bạn TOP 10 nền tảng cho phép bạn dễ dàng tạo ra một trang web nhanh chóng nhất.
NOTE:
Những nền tảng làm web bên dưới rất thích hợp cho những bạn muốn tạo một blog cá nhân dạng viết bài tâm sự, kiểu nhật ký online (với gói miễn phí)..
Còn nếu bạn muốn tạo ra một trang web chuyên nghiệp hơn thì hãy tìm hiểu về WordPress.org. Bởi nền tảng này sẽ đáp ứng được đầy đủ những nhu cầu sau này của bạn, kể cả là việc kiến tiền từ web.
Có thể bạn chưa biết blogchiasekienthuc.com mà bạn truy cập mỗi ngày cũng được làm trên nền tảng WordPress. Bạn có thể xem thêm cách tạo blog mà Admin đã chia sẻ chi tiết nếu muốn làm một trang web chuyên nghiệp nhé.
Mục Lục Nội Dung
I. Những nền tảng cho phép tạo một trang web nhanh chóng
Đọc thêm:
- Cách tạo trang web giới thiệu bản thân đơn giản, miễn phí
- Cách tạo một Blog cá nhân với Blogger trong một nốt nhạc
- Hướng dẫn tạo một trang web/blog WordPress trên Localhost
- Cách tạo Blog Cá Nhân đơn giản với You Don’t Need WordPress
#1 – WordPress
- Trang web: https://wordpress.com/
WordPress là nền tảng chúng ta đã quá quen thuộc rồi, với wordpress.com chúng ta có thể tạo một trang web mà chỉ cần một địa chỉ email.
WordPress nổi tiếng với số lượng tiện ích (plugin) vô cùng nhiều. Ngoài ta WordPress cũng có rất nhiều các theme cũng như template có thể tùy chỉnh được.
Ưu điểm:
- Bạn hoàn toàn có thể làm chủ website của mình (mức độ tùy biến cao)
- Có nhiều tiện ích, theme và template miễn phí
- Thân thiện với công cụ tìm kiếm…
Nhược điểm:
- WordPress là mã nguồn mở nên đôi khi gặp phải vấn đề về bảo mật.
- Thường xuyên phải cập nhật các tiện ích
- Nếu muốn tùy chỉnh sâu hơn thì phải có hiểu biết về lập trình
#2 – Wix
- Trang web: https://www.wix.com/
Chắc các bạn đã không còn xa lạ gì với cái tên này nữa rồi. Wix đã được nhiều blogger, người nổi tiếng giới thiệu và sử dụng để tạo ra các trang web cá nhân của họ.
Ưu điểm của Wix là bạn có thể kéo thả để tạo ra các trang web với mức độ tùy biến cao. Các bạn có thể kéo thả bất kỳ thành phần nào vào vị trí mong muốn một cách đơn giản và nhanh chóng mà không hề phải viết một dòng code nào.
Ưu điểm:
- Sử dụng đơn giản
- Có cả phiên bản miễn phí và trả phí
- Có khoảng hơn 500 theme và giao diện có sẵn
- Linh động trong việc tạo website cá nhân, blogs, cửa hàng online…
Nhược điểm:
- Bạn không thể chỉnh template
- Phiên bản trá phí có nhiều tính năng nhưng chi phí khá cao
#3 – Blogger
- Trang web: https://www.blogger.com/about/
Blogger là một nền tảng của Google cho phép tạo ra các trang blog cá nhân một cách đơn giản bằng cách sử dụng một tài khoản Goolge.
Blogger thực sự phù hợp cho những người mới viết blog vì cách tạo đơn giản, giao diện dễ sử dụng và hoàn toàn không mất một đồng phí nào.
Ưu điểm:
- Bạn chỉ cần một tài khoản Google là có thể bắt đầu tạo một blog được rồi
- Hoàn toàn miễn phí
- Có khá nhiều template và theme có sẵn
Nhược điểm:
- Không phù hợp cho các trang web lớn, nội dung phức tạp
- Theme và template có sẵn khá xấu và thường phải tùy biến lại…
- Nội dung được lưu ở server của Google nên chúng ta không thể kiểm soát được.
#4 – DreamWeaver
DreamWeaver là một công cụ được phát triển bởi hãng phần mềm nổi tiếng Adobe. Với phiên bản web chúng ta có thể sử dụng để tạo ra các trang web một cách dễ dàng.
Thậm chí DreamWeaver cũng hỗ trợ chúng ta viết mã HTML, CSS, JavaScript để xây dựng một trang web động có thể hiển thị trên hầu hết các thiết bị di động, laptop…
Ưu điểm:
- Rất dễ sử dụng cho người mới bắt đầu
- Có nhiều template được tạo bởi người dùng
- Có tích hợp FTP cho việc tải và download file…
Nhược điểm:
- Sẽ khá mất thời gian để tìm hiểu toàn bộ giao diện
- Không hoàn toàn là một công cụ xây dựng web trên trình duyệt…
#5 – Shopify
- Trang web: https://www.shopify.com/
Shopify hiện đang được đánh giá là một trong những nền tảng tạo dựng website tốt nhất hiện nay. Đặc biệt là các website thương mại điện tử thì shopify gần như là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp
Shopify đang cung cấp dịch vụ web cho khoảng hơn 800.000 cửa hàng online. Điều này phần nào khẳng định chất lượng dịch vụ của họ.
Ưu điểm:
- Phù hợp nhất cho việc phát triển các trang thương mại điện tử
- Tích hợp với hệ thống cửa hàng của Amazon
- Tích hợp với các nền tảng hỗ trợ tạo blog
- Hỗ trợ công nghệ thực tế ảo
Nhược điểm:
- Chi phí duy trì khá đắt đỏ cho các doanh nghiệp nhỏ
- Hệ thống có thể sẽ hơi khó sử dụng cho người mới
- Hỗ trợ tính năng báo cáo nhưng chỉ áp dụng cho các gói nâng cao…
#6 – SiteBuilder
- Trang web: https://www.sitebuilder.com
SiteBuilder – nghe cái tên chắc các bạn cũng biết được đây là một nền tảng xây dựng website. SiteBuilder khá giống với Wix cũng hỗ trợ tính năng kéo thả giúp cho việc tạo website dễ dàng hơn với người dùng không biết nhiều về lập trình.
SiteBuilder phù hợp với việc tạo các website nhỏ, blog cá nhân nhưng đôi khi cũng có thể dùng để tạo ra các trang thương mại điện tử (shop online) đơn giản với số lượng truy cập không quá cao.
Ưu điểm:
- Hỗ trợ kéo thả giao diện rất phù hợp cho người không biết nhiều về lập trình
- Hỗ trợ tối ưu hiển thị trên các thiết bị khác nhau như mobile, tablets hoặc desktop…
- Cung cấp công cụ nhắn tin (live chat) và trợ lý ảo qua số điện thoại…
Nhược điểm:
- Không hỗ trợ các gói miễn phí (bạn phải trả phí hoặc chỉ được dùng thử trong thời gian ngắn)
- Các tiện ích còn ít và rất hạn chế
- Khá là khó bảo trì khi ứng dụng gặp vấn đề trục trặc
#7 – Webflow
- Trang web: https://webflow.com/
Webflow là một công cụ ít được biết đến, chủ yếu người ta sử dụng nó để thiết kế các giao diện website.
Nền tảng này cũng cho phép chúng ta kéo thả các thành phần HTML giống như Wix hay là SiteBuilder nhưng lại có thêm tính năng chỉnh sửa trực tiếp CSS của thành phần đó.
Nói chung là yêu cầu người dùng biết một chút về thiết kế và lập trình giao diện.
Ưu điểm:
- Là công cụ xây dựng web rất trực quan
- Webflow đang có xu hướng phát triển thành dịch vụ hỗ trợ cung cấp, tạo và lưu trữ website (đặc biệt là các website thương mại điện) giống như Shopify.
Nhược điểm:
- Giao diện ban đầu khá phức tạp cho người mới
- Nhiều tiện ích nhưng khá khó để tích hợp
- Số lượng theme và template có sẵn vẫn còn hạn chế…
#8 – ClickFunnels
- Trang web: https://www.clickfunnels.com/
Nếu bạn đang có nhu cầu xây dựng một trang landing page thì ClickFunnels là một nền tảng bạn nên xem xét.
Cho bạn nào chưa biết thì landing page là một trang tiếp thị sản phẩm, giúp tiếp cận và giới thiệu sản phẩm tới khách hàng tiềm năng.
Một vài tính năng của ClickFunnels:
- Hỗ trợ giao diện kéo thả
- Có thể thêm videos, chỉnh sửa mã nguồn đơn giản
- Hỗ trợ email tự động
Ưu điểm:
- ClickFunnels cho phép bán bất kỳ sản phẩm online nào
Nhược điểm:
- Không có nhiều lựa chọn tùy chỉnh về giao diện cũng như tiện ích
- Không hỗ trợ nhiều ngôn ngữ và địa điểm
#9 – Site123
- Trang web: https://app.site123.com/
Với Site123 các bạn có thể tạo website, cửa hàng online, blog, langding page một cách dễ dàng với chỉ vài cú nhấp chuột.
Ngoài ra Site123 còn cung cấp nhiều mẫu website theo đủ đề có sẵn ứng với từng loại website một. Chính vì vậy dù là người mới hay là người có kinh nghiệm thì Site123 cũng đáp ứng được yêu cầu của họ.
Ưu điểm:
- Khá phù hợp để bắt đầu những website cơ bản
- Có khoảng hơn 300 mẫu thiết kế (template, themes) có sẵn, miễn phí
- Giao diện thiết kế khá là đẹp mắt và thân thiện với người dùng
Nhược điểm:
- Nếu muốn tăng khả năng tùy chỉnh thì phải mua thêm các gói mất phí…
#10 – Webs
- Trang web: https://www.webs.com/
Có thể nói Webs là một trong những công cụ xây dựng trang web có từ khá sớm. Webs chủ yếu tập trung vào các website doanh nghiệp và phù hợp với các website kinh doanh nhỏ.
Ưu điểm:
- Hiện Webs đang là đơn vị hosting của hơn 55 triệu trang web.
- Có khoảng hơn 400 template miễn phí cho người dùng lựa chọn
- Cung cấp các dịch vụ khách hàng khá là chu đáo
Nhược điểm:
- Nếu muốn sử dụng nhiều tài khoản truy cập, các bạn phải đăng ký gói phù hợp.
- Các mẫu thiết kế đôi khi bị lỗi thời do được phát triển từ khá lâu.
II. Lời kết
Vậy là trong bài viết này mình đã cùng với các bạn tìm hiểu về nhưng ưu điểm cũng như nhược điểm của 10 nền tảng hỗ trợ tạo một trang web miễn phí, nhanh chóng và dễ dàng nhất rồi ha.
Như chúng ta đã thấy, có một điểm chung của những nền tảng này đó là nếu các bạn muốn sử dụng được đầy đủ tính năng thì thường phải bỏ thêm tiền ra để mua các gói dịch vụ phù hợp. Nhưng có như vậy thì mới hi vọng nền tảng đó phát triển lâu dài được
Đây là đặc điểm chung của các dịch vụ hiện nay nên các bạn nếu muốn tạo một trang web phù hợp với nhu cầu thì hãy cân nhắc và đưa ra lựa chọn thích hợp nhất nhé. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo.
CTV: Nguyễn Đức Cảnh – Blogchiasekienthuc.com