Card màn hình Nvidia có “Ti” và không “Ti” khác bọt như thế nào?

Công nghệ đang phát triển chóng mặt với vô số các sản phẩm, linh kiện và tiêu chuẩn…

Mặc dù mình cũng là dân công nghệ nhưng cũng phải hoa mắt chóng mặt với cách đặt tên của các hãng CPU, Graphics card: Từ Intel chip H, U, M, Intel HD Graphics, UHD, HD 5500, Nvidia Quadro NVS 5200M, GeForce GTX 1080, RTX 2080 Ti,…

Vậy nên hôm nay mình đã dành cả ngày để tìm hiểu về các “chủng loại”, cũng như các “biến thể” của CPU, card đồ họa để giúp các bạn newbie có cái nhìn tổng quan hơn khi chọn “hàng”.

so-sanh-card-man-hinh-nvidia-co-ti-va-khong-ti (1)

Và trước mắt, mình xin nêu ví dụ cụ thể là dòng card màn hình có “Ti” và không “Ti” của Nvidia, đồng thời giải thích tại sao các hãng phải đặt ra nhiều tên cho sản phẩm của họ như vậy.

#1. Ti là gì?

Nhiều bạn hiểu Ti là viết tắt của “Technical Improvement” vì cho rằng phiên bản Ti của một mẫu Nvidia card bao giờ cũng mạnh hơn bản thường (ví dụ Nvidia 1080 Ti sẽ mạnh hơn 1080 thường).

Nhưng thực ra Nvidia đặt là Ti dựa theo tên của kim loại Titan (Titanium), cho bạn nào chưa biết thì Titan là siêu kim loại, cứng và bền bỉ hơn sắt thép rất nhiều, nó thường được dùng trong chế tạo máy bay và tàu vũ trụ.

so-sanh-card-man-hinh-nvidia-co-ti-va-khong-ti (2)

Nên Nvidia dùng hậu tố này để ám chỉ mẫu card này của họ được cải tiến rất nhiều, rất mạnh và rất sang xịn.

Theo tâm lý người dùng, hay trong Marketing thì bạn có thể thấy việc so sánh Nvidia 1080 với Nvidia 1080 “Titan” ngầu hơn rất nhiều so với Nvidia 1080 8GB với Nvidia 1080 11GB có phải không ạ 🙂

#2. Điểm Benchmark về hiệu năng

Chém gió bên lề thế đủ rồi, bây giờ mình sẽ giới thiệu luôn kết quả benchmark bằng phần mềm chuyên dụng Octane-Bench để xem một mẫu card có Ti và không có Ti có hiệu năng chênh lệch như nào nhé.

so-sanh-card-man-hinh-nvidia-co-ti-va-khong-ti (3)

GTX 780: CUDA-Cores: 2304, VRAM: 3GB, Octane-Bench: 73
GTX 780Ti: CUDA-Cores: 2880, VRAM: 3GB, Octane-Bench: 91

GTX 980: CUDA-Cores: 2048, VRAM: 4GB, Octane-Bench: 98
GTX 980Ti: CUDA-Cores: 2816, VRAM: 6GB, Octane-Bench: 134

GTX 1080: CUDA-Cores 2560, VRAM 8GB, Octane-Bench: 136
GTX 1080Ti: CUDA-Cores: 3584, VRAM 11GB, Octane-Bench: 185

GTX 2080: CUDA-Cores 2944, VRAM 8GB, Octane-Bench: 189
GTX 2080Ti: CUDA-Cores: 4352, VRAM 11GB, Octane-Bench: 240

Nói cho đơn giản thì điểm số OctaneBench càng cao thì card càng mạnh, chơi game càng mượt hơn, và xử lý đồ họa cũng tốt hơn.

Các bạn có thể thấy card có Ti luôn mạnh hơn bản thường tương ứng, và khoảng cách chênh lệch càng rõ rệt qua các dòng mới hơn.

Đó cũng là lẽ thường tình bởi bản Ti có nhiều lõi xử lý đồ họa Shader (CUDA) Core hơn, nhiều VRAM hơn và tất nhiên là đắt tiền hơn.

Phiên bản Ti của một mẫu card ra đời muộn hơn so với bản thường nhằm mục đích giữ vững thế cạnh tranh so với các card đồ hoạ đối trọng của phía AMD.

Thêm nữa là bản Ti giúp giữ giá cho dòng card của nó theo thời gian, ví dụ sau một năm thì Nvidia vẫn có thể cho ra 1080 Ti vẫn với mức giá tương tự bản 1080 trước đó (bởi hiệu năng của nó đã tăng lên, nên không việc gì phải “sale” toàn bộ dòng 1080).

#3. Lời Kết

Ngoài phiên bản Ti thì các mẫu card của Nvidia còn có bản Super nữa (hiệu năng thấp hơn Ti, nhưng vẫn mạnh hơn bản thường, ví dụ bản Nvidia 2080 Super chỉ có 8GB VRAM so với 11GB VRAM của Nvidia 2080 Ti).

Ngoài yếu tố marketing ra thì việc cho ra nhiều phiên bản của một mẫu card cũng nhằm hướng đến nhiều đối tượng người dùng hơn, với nhu cầu và túi tiền khác nhau.

Cho đến thời điểm hiện tại thì Nvidia nói riêng và các hãng công nghệ như AMD hay Intel nói chung đã tối giản việc đặt tên/ biến thể cho sản phẩm của họ rất nhiều.

Mình khuyên các bạn nên dành một chút thời gian để tìm hiểu về đặc thù các dòng card của Nvidia hay AMD, hãy là người tiêu dùng thông thái, tránh việc mua card NVIDIA Quadro về chơi game hay là xài GeForce GTX để xử lý AutoCad nha các bạn !

Hẹn gặp lại các bạn trong bài viết về so sánh Nvidia GeForce GTX và RTX !

Đọc thêm:

CTV: Dương Minh Thắng – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 2 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop