Trong thế giới Smartphone hiện nay, ngoài những thông tin mà nhà sản xuất cung cấp về phần cứng của thiết bị cho người dùng ra, thì để so sánh, chấm điểm cho một chiếc máy người ta còn dựa vào một chỉ số khác để đánh giá sức mạnh của một chiếc máy nữa.
Vâng đó chính là điểm Benchmark !
Điểm Benchmark trên danh nghĩa là những con số thể hiện sức mạnh của một thiết bị, vậy điểm Benchmark thật ra là gì? và liệu có hoàn toàn đáng tin cậy để đánh giá cho một chiếc điện thoại hay không?
Okay, trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chủ đề này nhé 😀
Đọc thêm:
- Tại sao Apple ngó lơ khi nhiều hãng copy thiết kế của iPhone?
- Bphone vs Vsmart: cùng là hàng Việt, sao giá tiền chênh nhau nhiều vậy?
- Mua Flagship: Chúng ta đang phải trả tiền cho những công nghệ quá thừa thãi?
Mục Lục Nội Dung
#1. Điểm Benchmark là gì?
Điểm Benchmark là điểm số được chấm bởi một hay một số ứng dụng của bên thứ 3, giúp người dùng có một con số tương quan để so sánh sức mạnh phần cứng giữa các thiết bị, hay giữa những phiên bản của các thiết bị với nhau, dựa trên những tiêu chuẩn đánh giá của họ.
Những Apps này sẽ tạo ra một loạt các lệnh thông qua API của hệ điều hành, để phần cứng hoạt động thông qua phần mềm, và chấm điểm quá trình hoạt động đó.
Những chi tiết phần cứng mà các Apps chấm điểm Benchmark có thể đo được bao gồm: Tốc độ truyền tải dữ liệu trong máy và Internet, tốc độ đọc và ghi, xử lí các tác vụ, các chi tiết đồ họa, chất lượng phần cứng máy ảnh, ….
Với những chiếc máy mới ra, có công nghệ truyền tải dữ liệu mới, cách thức xử lí đồ họa mới, và nhiều thứ mới, thì những người không có quá nhiều chuyên môn về chúng có thể dựa vào điểm số Benchmark để đánh giá sự nâng cấp của phần cứng hay sự khác biệt sức mạnh với các sản phẩm khác.
Nhìn chung, đây vẫn là những con số có ích đó chứ nhỉ ?
#2. Làm thế nào để chấm điểm cho điện thoại của bạn ?
Nếu các bạn thường xuyên theo dõi các clip Review điện thoại trên Youtube thì các bạn sẽ thấy, các Reviewer thường sử dụng ứng dụng Antutu Benchmark để đánh giá điện thoại.
Nếu bạn muốn kiểm tra hiệu năng Smartphone của bạn thông qua điểm số này thì có thể tải ứng dụng về tại link liên kết bên dưới nhé.
- Antutu Benchmark: Dành cho iOS
- Antutu Benchmark: Dành cho Android
#3. Liệu điểm Benchmark có thật sự đáng tin tưởng?
Tùy theo độ khắt khe của người dùng mà con số đó sẽ là đúng hay sai.
Ví dụ, điểm số DXOMark chấm camera của smartphone cho số điểm của chiếc Huawei P30 Pro là cao nhất thế giới. Những người dùng phổ thông và không quan tâm quá nhiều đến nhiếp ảnh có thể dễ dàng chấp nhận được kết quả này.
Tuy nhiên, việc chiếc máy này sử dụng cản biến RYYB cho camera sau để tạo những bức ảnh chụp ban đêm cực kỳ ấn tượng, đã gây ra một hệ lụy rất lớn đó là máy chụp sẽ rất kém trong điều kiện đủ sáng.
Những chi tiết ở vùng có độ sáng cao sẽ bị cháy sáng, màu sắc nhợt nhạt, nhìn rất thiếu sức sống. Và đương nhiên kết quả này không làm hài lòng những người hay chụp ảnh bằng Smartphone.
Tiếp theo, điểm số của chiếc Sony Xperia 1 cực thấp, thậm chí nó còn nằm ngoài Top 10 nữa cơ, nhưng hãng cũng đã lên tiếng rằng thứ họ cung cấp cho camera là những tính năng mới. Tuy nhiên, DXOMark không có sờ tới những tính năng này, đơn giản vì chẳng mấy máy có. Vậy đấy ^^
Mặt khác, số điểm Benchmark cao cũng là một cách quảng bá sản phẩm trước và sau khi ra mắt. Ví dụ, ZTE Red Magic 3S và ViVo Nex 3 vừa rồi có số điểm Antutu Benchmark cực cao, gần 500.000 điểm và đương nhiên 2 chiếc máy này đang rất được chú ý những ngày vừa qua.
Vì lí do đó, nhiều hãng điện thoại Trung Quốc đã từng gian lận điểm Antutu Benchmark và cố tình để lộ nó trước khi ra mắt, nhằm thu hút sự chú ý.
Cụ thể, những chiếc máy đó sẽ nhận diện khi nào chúng ta chấm Benchmark, từ đó sẽ sắp xếp lại các câu lệnh trên hệ điều hành, hay thậm chí là ép xung con chip, để cho số điểm thu được cao hơn.
Và mặt trái của những con số này mà bạn có thể thấy rõ là nó không đánh giá được toàn diện, và cũng không thể hiện trải nghiệm của người dùng được.
Thế nên cái gì cũng chỉ là tham khảo thôi nhé các bạn. Đừng tin tưởng tuyệt đối bất cứ thứ gì, mà hãy tự mình trải nghiệm và đưa ra lựa chọn sáng suốt nha 😀
Hi vọng bài viết có ích với các bạn, chúc các bạn thành công !
CTV: Nam Hoàng – Blogchiasekienthuc.com
Kt bằng cái này nhiều khi k được chuẩn lắm