Chúng ta đã được chứng kiến sự trì trệ khá lâu về cả tính năng lẫn thiết kế của iPhone và Sony Xperia trong 4 năm vừa qua, trong khi các hãng Android khác thì vẫn đang tích cực đem lại sự đột phá về công nghệ, cũng như sự mới mẻ về thiết kế cho sản phẩm của mình.
Thế tại sao Xperia và iPhone lại có số phận trái ngược nhau đến vậy, một bên thì luôn đạt TOP về số lượng máy bán ra, còn một bên thì lại tiếp tục cắt giảm thị trường? Mời các bạn hãy cùng mình tìm hiểu về 2 cách bảo thủ khác nhau của 2 hãng công nghệ này nhé !
Mục Lục Nội Dung
#1. Xperia bảo thủ như thế nào?
Đây không phải là lần đầu Sony bảo thủ. Dòng Sony Xperia Z Serie đã ra đi khi họ mắc lỗi này lần đầu.
Trong những năm đầu của kỷ nguyên smartphone, khi mà RAM và ROM cùng với thiết kế là thứ phải thay đổi để thu hút khách hàng thì Sony đã có tới 7 chiếc máy (từ dòng Z tới tận Z5) và thậm chí là cả Sony Xperia X đều có cùng ngôn ngữ thiết kế..
Để rồi chiếc Sony Xperia XZ2 chỉ được phân phối độc quyền qua hệ thống siêu thị Nguyễn Kim, còn chiếc Sony Xperia XZ3 thì lặn mất tăm. Sau đó, họ đã quay lại thị trường nước ta với chiếc Xperia 1 và Xperia 5
Xperia 1 Mark 2, Mark 3 và Mark 4 đã được điều chỉnh với tập khách hàng lệch xa khỏi đối tượng phổ thông, và không biết là nên vui hay buồn khi số người dùng của họ tiếp tục giảm sau khi công bố tài chính có lãi sau nhiều năm thua lỗ 🙂
Điều này có lẽ là họ đã tiếp cận được đúng đối tượng khách hàng của mình, là những người quay chụp chuyên nghiệp, hoặc cũng có thể người dùng phổ thông tìm tới thiết bị của họ sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới…
Nhưng trước mắt, có nhiều khả năng chiếc Xperia 1 Mark 4 cũng sẽ không về được Việt Nam qua đường chính ngạch.
Nếu Sony dễ bỏ cuộc như LG thì thương hiệu Xperia có lẽ đã “về nơi rất xa” lâu rồi…
Nhưng sau khi được bàn giao lại cho mảng Sony Alpha và các mảng khác cùng gánh lỗ cho thằng em ăn hại thì Xperia vẫn sống thoải mái và thật sự không có bất cứ áp lực nào về chạy đua công nghệ, thị phần, cũng như thương hiệu nữa.
Hơn nữa, Xperia bây giờ không phải là điện thoại của thị trường người dùng phổ thông nữa, thế là họ lại càng có lý do để không thay đổi !
Hầu như 99% cải tiến sản phẩm hàng năm của Xperia nằm ở công nghệ quay chụp.
Từ khả năng chống rung, lấy nét siêu nhanh, thu âm, tốc độ màn trập siêu cao, đến khả năng chỉnh tay các thông số của cụm camera, và màn hình cũng rất chất lượng, bộ loa cũng đứng đầu… rõ ràng họ đang hướng đến nhu cầu quay chụp và dựng phim chuyên nghiệp.
Một bằng chứng nữa là thuật toán camera auto của Xperia vẫn rất tệ sau hàng chục năm phát triển => nên rõ ràng là Xperia không nhắm đến người dùng phổ thông.
#2. Còn iPhone của Apple bảo thủ ra sao?
Bước tiến lớn nhất của iPhone là từ iPhone 3 lên iPhone 4, iPhone 5 lên iPhone 6 và iPhone 7 lên iPhone X. Trong khi các hãng đang cố gắng tạo bước tiến theo từng năm và cũng chỉ cần 2 năm để họ tiến một bước dài về cả thiết kế lẫn công nghệ.
Thế nhưng, từ iPhone X cho tới tận dòng iPhone 13 Serie mới nhất hiện tại, mỗi năm iPhone chỉ tạo ra một điểm khác biệt cho ngoại hình, đủ để người dùng nhận ra được, và một phiên bản nữa làm signature cho cả serie mỗi năm.
Với dòng iPhone XS serie là chiếc iPhone XR 1 camera, màu sắc tươi trẻ, với iPhone 11 là 3 mắt trên bản Pro và Pro Max, với iPhone 12 Serie là chiếc 12 Mini và với iPhone 13 serie là cụm 2 camera xếp chéo trên bản thường.
Trong khi đó, bạn hãy thử so sánh sang Xiaomi 9 với Xiaomi 12 Pro mà xem…
Hệ điều hành cũng vậy, iOS từ phiên bản 13 đến 15 cũng không đem lại nhiều sự thay đổi lớn, cho tới phiên bản iOS 16 mới ra mắt thì cũng gọi là có chút ít đột phá.
Công suất sạc cũng là thứ không chịu phát triển của Apple: PD 20W so với 200W trên Vivo iQOO. Cái mà APPLE vẫn duy trì phát triển đều đều là thuật toán camera và hiệu năng của con chip.
Thế nhưng giá trị vốn hóa của Apple vẫn tăng đều hàng năm. Số lượng máy bán ra cũng luôn đạt TOP đầu. Không những thế, thi thoảng thị phần toàn cầu của iPhone lại đứng đầu, và vô đối thị phần ở phân khúc trên 1000$.
#3. Cũng là bảo thủ, nhưng APPLE và SONY khác nhau thế nào?
Sự so sánh này ngay từ đầu đã không cần thiết vì mục đích sản xuất smartphone và đối tượng người dùng mà 2 hãng hướng tới là khác nhau.
Với Sony, dòng máy Xperia sẽ là thiết bị đem lại khả năng thay thế một chiếc máy ảnh cho các nhiếp ảnh gia, hay thợ quay phim chuyên nghiệp, cùng với khả năng cung cấp kết nối 5G cho các sản phẩm mảng khác của họ trong tương lai.
Ngoài những thứ đó ra, Xperia chỉ đơn giản là một chiếc flagship có thiết kế đẹp, nam tính, cấu hình chuẩn, chống nước và màn hình đẹp với mức giá trên 1000$, một mức giá mà đến Xiaomi Oppo hay Vivo còn không có đất sống nữa, chứ chẳng nói tới Sony.
Chiếc Xperia Pro I đã chững minh rất rõ điều này: Với thiết kế cục mịch, 2 phím cứng hỗ trợ quay chụp, hỗ trợ mặc định máy ảnh Sony Alpha, còn giữ lại cổng jack cắm tai nghe 3.5mm, có khay thẻ nhớ, có công nghệ 5G, cảm biến camera sau to “đột biến” và cả lỗ xỏ dây đeo nữa.
Mình cũng chẳng rõ cái lỗ xỏ dây đeo có tác dụng gì và ai là người muốn đeo con máy gần 2 lạng đó lên cổ, nhưng mà đấy là cái khác biệt rõ rệt của Xperia Pro I so với máy khác, thậm chí cả Xperia thường. Và giá khởi điểm của nó là 50 cụ ^^
Còn APPLE vẫn đủ “hấp dẫn” để giữ chân fan bằng thương hiệu cùng với sự ổn định của mình, sự bảo thủ và chậm trễ của họ sẽ không giết chết doanh thu của iPhone.
Với chiến lược phát triển đã nói ở trên, họ vẫn có chỗ đứng trên các bảng xếp hạng như Antutu, DxoMark.. một cách Marketing tuy cũ nhưng vẫn luôn hiệu quả. Vì các bài viết/ video review, test sức mạnh cấu hình máy của các reviewer vẫn sử dụng đến những điểm số này.
Các hãng Android đang phát triển quá nhanh và nếu bị cuốn theo đà đó, nhiều khả năng các công nghệ mới mà họ tích hợp lên máy sẽ thua xa so với Samsung hay Xiaomi.
Vậy nên Apple luôn thận trọng với từng bước đi của mình, họ cần phải dành nhiều thời gian hơn để tối ưu hóa những thứ công nghệ mà họ đang đi sau ấy, để có thể tạo dựng và giữ vững niềm tin cho các ifan, trong khi bên Android lại bỏ quên những công nghệ đó và tiếp tục tìm tới những công nghệ mới hơn.
Apple đi sau nhưng họ lại luôn làm tốt hơn đối thủ, đó chính là sự khác biệt. Người dùng cần sự ổn định khi sử dụng, chứ không quan tâm nhiều tới việc ai là người sáng tạo ra chúng, nền tảng nào có trước, nền tảng nào có sau…
Tóm lại, cách Sony và Apple làm là không giống nhau, điều này tạo ra những sự đối lập về doanh thu của cả 2 bên. Bạn chọn Xperia hay iPhone? Comment bên dưới nhé. Mình thì chọn Đại đế thôi ^^ !
CTV: Nam Hoàng – Blogchiasekienthuc.com
Edit by Kiên Nguyễn