Điểm số DxOMark trên Smartphone là điểm số đánh giá khả năng chụp ảnh và quay phim của từng thiết bị. Nói đơn giản thì nó giống như là điểm Benchmark trên điện thoại vậy, một con số trực quan để so sánh, khoe khoang hay quảng cáo thiết bị.
Vậy điểm số được chấm bởi DxOMark có thật sự đáng tin không? Các bạn hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết hơn ở trong bài viết này nhé.
Đọc thêm:
- Cuộc đua camera trên smartphone Android chỉ làm màu !
- Kiểm tra hiệu năng smartphone bằng Antutu Benchmark có chính xác?
#1. Điểm số DxOMark là gì?
DxOMark là thương hiệu con của công ty Pháp DxO Labs, chuyên đánh giá các sản phẩm máy ảnh, máy quay phim. Công ty này đã xuất hiện từ khá lâu, và DxOMark cũng đã bắt đầu đánh giá camera smartphone được gần 10 năm rồi.
Đây là hãng đánh giá chất lượng camera một cách rất kĩ càng và chuyên sâu, vì vậy nên có rất nhiều người tin vào những con số mà họ đưa ra. Cụ thể, với smartphone, họ sẽ đánh giá những thông số sau của ảnh chụp và video:
- Khả năng điều chỉnh sáng.
- Cân bằng trắng.
- Tốc độ và độ chính xác lấy nét tự động.
- Tương phản.
- Màu sắc.
- Tái tạo chi tiết ảnh.
- Khả năng Zoom.
- Khử Noise
- Xử lí lỗi trong quá trình quay hay chụp.
- ………..
Họ sẽ chụp rất nhiều ảnh, và quay video rất lâu để có thể chấm điểm chính xác nhất. Nghe có vẻ rất đáng tin, nhỉ !
Đương nhiên, với những chuyên gia hàng đầu, những công nghệ tối tân, những bài test khắc nghiệt,… thì kết quả họ cho ra vẫn đáng tin hơn là những đánh giá cá nhân, không có chiều sâu và không có tính thuyết phục.
Dễ hiểu khi mà bên cạnh điểm Antutu, DxOMark cũng được các hãng lấy ra để quảng cáo và cà khịa đối thủ.
Ví dụ điển hỉnh nhất: Xiaomi Mi CC9 Pro đưa DxOMark ra để cà khịa Huawei: Máy tầm trung của Xiaomi còn có thể vượt mặt flagship nghìn đô của Huawei để trở thành chiếc máy có khả năng chụp hình tốt nhất thế giới.
#2. Điểm DxOMark có đáng tin không?
Tin hay không thì tùy người thôi !
Huawei P30 và P30 Pro Serie sử dụng cảm biến RYYB mới, thay vì RGGB như toàn bộ các máy khác. Điều này đem lại cho chúng khả năng chụp đêm cực chi tiết, tuy nhiên lại sai lệch màu sắc và cháy sáng rất nhiều trong điều kiện đủ sáng.
Sự khác biệt các bạn có thể thấy ngay bằng mắt thường, nhưng đối với người dùng phổ thông, nó có vẻ không đáng bận tâm lắm. Bức ảnh các bạn chụp được vẫn sẽ được khử Noise tốt, thuật toán làm đẹp tốt, thu được nhiều chi tiết, xóa phông tốt,…. Và với nhiều người, thế là đủ !
Cho đến bây giờ, vẫn còn rất nhiều người đem độ chi tiết ảnh hay độ mịn ảnh ra để so sánh camera 2 máy với nhau và bỏ qua các tiêu chí khác.
Trách sao được, người dùng phổ thông mà, họ đâu có muốn nghiên cứu sâu mấy cái này. Điều này vô tình làm cho các sản phẩm mới ra mắt, các flagship hay các máy có thuật toán camera làm đẹp rất được ưa chuộng.
Tiếp theo: Cách mạng công nghệ smartphone diễn ra không ngừng. Điều này đòi hỏi DxOMark phải có khả năng đón đầu công nghệ nhiếp ảnh smartphone để đánh giá được chính xác nhất những gì các OEM sử dụng trên các sản phẩm của họ.
Ví dụ: Sony sát nhập mảng smartphone Xperia vào với mảng máy ảnh Alpha để có thể đưa 1 loạt công nghệ nhiếp ảnh lên máy của họ. Tuy nhiên, điểm số mà DxOMark chấm được lại đưa Xperia 1 ra ngoài top 10 máy có camera tốt nhất. Điều này chỉ do Sony nói thôi, nhưng mà cũng có vẻ đúng.
Tiếp nữa: Gây mâu thuẫn giữa các fandom. Ví dụ, các iFan gần đây cản thấy không tin được DxOMark khi mà điểm chụp ảnh của Xiaomi Mi CC9 Pro thậm chí còn cao hơn cả iPhone 11 Pro Max, với mức giá chỉ bằng 1 phần 3.
Các fandom khác cũng vậy, và từ đó, họ đặt ra câu hỏi: Có phải các hãng điện thoại Tàu đã và đang rót tiền cho DxOMark để có một điểm số cao, quảng cáo cho sản phẩm của họ?
Cũng rất có thể chứ, vì trong top 10 Smartphone có Camera điểm số DxOMark cao thì máy từ Trung Quốc cũng chiếm phần đông rồi mà?
Ngoài ra, DxOMark còn có phần review âm thanh, tuy nhiên mình lại không thấy người dùng đồng tình cho lắm.
#3. Tóm lại
Vẫn như điểm số Antutu Benchmark, điểm số chấm bởi DxOMark không thể tin tưởng tuyệt đối được, mà các bạn chỉ sử dụng nên tham khảo thôi.
Chất lượng nhiếp ảnh trên từng thiết bị có thể khác nhau theo cảm nhận mỗi người, vì vậy đừng dựa vào đánh giá của người khác mà hãy tự đi trải nghiệm, các bạn nhé 😀
CTV: Nam Hoàng – Blogchiasekienthuc.com