Rất vui khi được gặp lại các bạn trong chuỗi bài viết tìm hiểu về đất nước Trung Quốc rộng lớn.
Trong lần khám phá này, mình xin dành toàn bộ thời gian và nội dung bài viết để gửi tới các bạn những điều thú vị về một trong Tứ đại danh tác của Trung Quốc, một tác phẩm đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao con người Việt Nam.
Và nhắc đến bộ phim này thì mình tin là đa phần các bạn ở đây đều biết đến, vâng đó chính là Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân.
Mục Lục Nội Dung
#1. Tác giả của Tây Du Ký
Khỏi phải bàn về độ nổi tiếng, Tây Du Ký chắc chắn là một trong những tác phẩm của Trung Quốc được phổ biến rộng rãi nhất tại Việt Nam.
Và dù đã xem nhiều lần cho đến rất nhiều lần bộ phim này, nhưng chưa bao giờ độ hấp dẫn của nó giảm sút dù với người già hay cả trẻ nhỏ.
Bằng chứng dễ thấy nhất là cứ vào mỗi mùa hè thì y như rằng, các kênh sóng truyền hình Việt Nam lại đưa bộ phim này phát sóng trở lại, giống như muốn con cháu chúng ta không bao giờ quên đi về một huyền thoại.
Và giống như nhiều người vẫn hay nói đùa với nhau rằng : “Nếu bạn chưa xem Tây Du Ký, xin lỗi chúng ta không cùng đẳng cấp” ??.
Gần gũi, thân thuộc là thế nhưng đã bao giờ bạn đặt ra câu hỏi: Vị thánh nhân nào đã sáng tạo ra tuyệt tác này chưa?
Và nếu bạn là một người xem có tâm để ý tới phần giới thiệu phim thì chắc hẳn sẽ đoán được câu trả lời là Ngô Thừa Ân – một nhà văn cổ Trung Quốc phải không ạ.
Tuy nhiên, liệu Ngô Thừa Ân có thực là người đã châm ngòi cho tuổi thơ “dữ dội” của biết bao con người Việt Nam? – Câu trả lời là có khả năng cao là đúng.
Sở dĩ mình nói là “có khả năng cao” là do trên thực tế không có một ghi chép cụ thể nào cho biết Tây Du Ký là do chính Ngô Thừa Ân sáng tác cả.
Vào những năm 1590, cuốn tiểu thuyết Tây Du Ký được sáng tác và xuất bản ẩn danh – nghĩa là không ghi rõ thông tin của tác giả.
Chính vì thế, tác giả của cuốn tiểu thuyết huyền thoại này vẫn là một điều bí ẩn. Sở dĩ người ta cho rằng Ngô Thừa Ân là tác giả của bộ tiểu thuyết này là do những người bà con hàng xóm ở quê ông cho biết rằng, ông đã từng sáng một thứ gì đó gọi là Tây Du Ký.
Và dẫu cho cái Tây Du Ký mà Ngô Thừa Ân đã viết và cái Tây Du Ký mà biết bao thế hệ người Việt xem có phải là một hay không thì không ai biết, nhưng do không còn bất kỳ thông tin nào khác về tác phẩm này nên chúng ta hãy tạm chấp nhận câu trả lời này ở một mức độ tương đối.
#2. Đường Tam Tạng Real – Fake (thật – giả)
Khi xem Tây Du Ký, chắc hẳn không ít lần bạn phải tức điên lên khi chứng kiến cảnh Đường Tăng trừng phạt Tôn Ngộ Không một cách đầy oan ức (lại bảo không phải đi ?? )
Tuy nhiên, bạn đừng vì thế mà vội đánh giá Đường Tăng, hay chính xác hơn là Đường Tăng Real (đời thực) chứ không phải ông Đường Tăng Fake (trong phim), đã sung sướng hơn lại còn không biết phân biệt phải trái.
Trong phim Tây Du Ký, Đường Tăng được nhận lệnh Quan Thế Âm Bồ Tát sai đến Tây Trúc thỉnh kinh, để phổ độ chúng sinh.
Trên thực tế thì vào những năm đầu của thế kỷ thứ VII, người Trung Quốc dưới thời nhà Đường đã có thể được phổ độ bởi những văn bản Phật giáo được dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Trung Quốc.
Nhưng do chất lượng của các bản dịch quá kém, cũng như bản thân Trần Huyền Trang thường được gọi là Đường Tam Tạng hay Đường Tăng là một trong tứ đại dịch giả nổi tiếng nhất thời bấy giờ, đã trở thành động lực thúc đẩy ông sang Ấn Độ để mang các ấn phẩm gốc về dịch lại.
Nhưng trái ngược với Đường Tăng Fake trong phim được vua nhà Đường gọi là Ngự đệ, đưa tiễn trang trọng, thì Đường Tăng Real ngoài đời thực lại không hề may mắn như thế.
Do lệnh cấm du hành sang Ấn Độ của vua thời bấy giờ, Trần Huyền Trang đã phải ra đi trong lén lút vào năm 1629.
Và trong khi Đường Tăng Real là một dịch giả nổi tiếng, một người có bản lĩnh và kĩ năng sinh tồn bậc thầy khi đã một mình băng qua quãng đường từ Trung Quốc sang Ấn Độ trong 17 năm ròng rã ( 629-646) thì Đường Tăng Fake trong tác phẩm Tây Du Ký lại vô cùng ngây ngô vô số tội, khi sở hữu lòng bao dung bác ái vô hạn nhưng lại sở hữu một trí óc hữu hạn, không những thế lại còn yếu đuối, ỷ lại thậm chí là cả ngược đãi với cấp dưới.
Đây quả là một sự xúc phạm không hề nhẹ đối với Huyền Trang đại sư !
#3. Tôn Ngộ Không cận thị
Như các bạn đã biết, Tôn Ngộ Không có 72 phép thần thông biến hóa, mình đồng da sắt với nội tại đao kiếm bất xâm, cùng skill hoả nhãn kim tinh có thể nhìn rõ mọi vật từ khoảng cách cực xa, và có thể phân biệt được người hay yêu quái. Vậy tại sao lại có chuyện Tôn Ngộ Không bị cận thị?
Trên thực tế, Lục Tiểu Linh Đồng – diễn viên vai Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký lại bị cận thị đến 6 độ, và 2 độ loạn.
Để cho các bạn dễ hình dung hơn thì ông không thể nhìn rõ bất kỳ vật thể gì nếu không đeo kính. Tuy nhiên, bộ phim đã không thể thành công như vậy nếu không có sự cố gắng, nỗ lực của Lục Tiểu Linh Đồng để khắc phục hạn chế về mắt của mình.
Cụ thể, Lục Tiểu Linh Đồng đã đặt ra cho bản thân những quy định luyện tập khắt khe trong quá trình quay. Đầu tiên, nếu không có cảnh quay sáng ông sẽ dậy sớm nhìn mặt trời mọc từ 10-20 phút cho đến khi nước mắt trào ra mới thôi.
Theo bản thân ông, cách này sẽ giúp ông tập trung và kiên định hơn lúc quay. Không chỉ vậy, vào các buổi tối ông luyện mắt bằng cách tập trung ánh mắt vào một nén hương đang cháy và tận dụng những lúc rảnh rỗi để tập nhìn theo hướng di chuyển của quả bóng bàn dù điều này vô cùng khó khăn đối với ông.
Cuối cùng với suy nghĩ “Ăn gì bổ nấy” thì mắt cá là một trong những món ăn không thể thiếu trong thực đơn của diễn viên này.
Bạn có suy nghĩ gì về sự nỗ lực phi thường của Lục Tiểu Linh Đồng? Hãy nêu cảm nghĩ của bạn ở phía dưới phần comment nhé !
#4. Những điều thú vị khác về bộ phim Tây Du Ký
Do kinh phí làm phim ít ỏi, cùng mức giá của các trang thiết bị hiện đại thời ấy khá cao, cả hai phần phim Tây Du Ký năm 1986 chỉ được quay bằng một máy quay duy nhất.
Làm phim với duy nhất một máy quay là điều tưởng chừng như không thể, nhưng với sự cố gắng và nỗ lực của đoàn làm phim đã cho ra những cảnh quay với chất lượng vượt xa thời bấy giờ.
Để hoàn thành toàn bộ bộ phim, đoàn làm phim đã phải mất tới 6 năm để thực hiện. Trong suốt 6 năm, đoàn phim đã đi qua 26 tỉnh thành tại Trung Quốc và không ít lần gặp những tai nạn như vụ việc đạo diễn Dương Khiết suýt ngã xuống dốc núi tại một cảnh quay qua thác nước.
Nếu bạn để ý kĩ, nhân vật Đường Tăng trong Tây Du Ký có những nét khác biệt ở các giai đoạn của phần phim, lý do của việc này là do có tới 3 diễn viên đã từng thủ vai nhân vật này.
Trái lại, diễn viên Diêm Hoài Lễ trong vai Sa Tăng đã phải kiêm thêm vị trí của 8 vai khác trong phim bao gồm: Sa Tăng, Ngưu Ma Vương, Thiên Lý Nhãn, Thái Thượng Lão Quân, Hoà thương, Quyển Liêm đại tướng, Cai ngục, Tây Hải Long Vương và Hầu vương khi mới nở ra từ đá.
Cuối cùng, chú ngựa Bạch Mã mà Đường Tăng cưỡi lại có bản chất là một con ngựa đen. Do đoàn làm phim không thể tìm được một con ngựa trắng ưng ý, họ đã giải quyết bằng cách sơn trắng lên mình một chú ngựa đen này.
Vâng, trên đây là bài viết của mình về phần 4 của serie những điều thú vị về đất nước Trung Quốc, mà cụ thể hơn là những điều thú vị về tác phẩm Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân.
Ngoài những thông tin bên trên ra, các bạn còn biết được những điều gì khác về bộ phim quen thuộc này không, hãy comment phía dưới để chúng mình cùng tham khảo nhé !
CTV: Trần Quang Phú – Blogchiasekienthuc.com