4 lễ hội đặc sắc của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Xin chào các độc giả của Blog chia sẻ kiến thức, các bạn khỏe chứ? Hôm nay, mình rất vui vì chúng ta lại có cơ hội đồng hành cùng nhau trên hành trình kiếm tìm những điều thú vị mới.

Ngay sau đây, mình sẽ đem đến một chủ đề tương đối mới mẻ. Chắc hẳn các bạn đều đã từng nghe tới những lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc của người dân vùng núi cao rồi nhỉ?

Và trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng mình trải nghiệm không khí tưng bừng qua 4 lễ hội đặc sắc của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nhé ! OK, bắt đầu thôi nào…

#1. Chợ Tình (Khau Vai – Hà Giang)

Đến với Hà Giang – mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc, có lẽ bạn sẽ thấy tiếc nuối rất nhiều nếu bỏ lỡ một phiên chợ nồng nàn sắc hương rừng núi – chợ tình Khau Vai.

Đây có thể được xem là một trong những phiên chợ đặc sắc nhất miền sơn cước Hà Giang. Bây giờ hãy cùng mình tìm hiểu nguồn gốc của ngày hội này nhé !

4-le-hoi-dac-sac-cua-cac-dan-toc-thieu-so-viet-nam (4)

Chợ tình Khau Vai là một lễ hội diễn ra vào ngày 27/3 âm lịch hằng năm, tại bản Khau Vai, xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc (Hà Giang).

Sự ra đời của phiên chợ này bắt nguồn từ một truyền thuyết về tình yêu của chàng Ba (người dân tộc Nùng) và nàng Út (dân tộc Giáy).

Hai người yêu thương nhau say đắm, nhưng do không cùng tổ tiên, dân tộc và cách biệt quá lớn về địa vị xã hội nên mối tình này đã bị ngăn cấm.

Bất mãn với gia đình, họ đã đưa nhau trốn lên núi Khau Vai. Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa hai bên gia đình cũng vì thế mà ngày càng thêm sâu sắc. Rốt cục, hai người đành lòng chia tay nhau và trở về làm tròn bổn phận với gia đình…

Trước khi chia tay, họ giao ước ngày 27 tháng 3 Âm lịch hàng năm sẽ lại đến Khau Vai hò hẹn, hát cho nhau nghe và tâm sự về những chuyện đã xảy ra trong suốt một năm xa cách. Cũng bởi lẽ này mà phiên chợ tình Khau Vai được tổ chức dành cho những đôi trai gái lỡ duyên.

4-le-hoi-dac-sac-cua-cac-dan-toc-thieu-so-viet-nam (3)

Đến với chợ tình Khau Vai, bạn sẽ được đắm mình vào không khí lễ hội náo nức, tưng bừng. Tất nhiên, các bạn vẫn đang cô đơn thì nên cân nhắc bởi trung tâm của phiên chợ là những cặp tình nhân trẻ trung xuân sắc 🙂

Ngày nay, phiên chợ này kéo dài tới 3 ngày thay vì chỉ diễn ra trong duy nhất một ngày 27/3 như trước.

Ngoài đặc quyền được ăn trọn “cẩu lương” của những đôi trai tài gái sắc, bạn còn có thể giải khuây bằng cách tham gia các hoạt động đặc sắc ở phần Hội của phiên chợ như chọi chim họa mi, giao lưu văn hóa, biểu diễn nghệ thuật,…

Giải nghĩa: Cẩu lương ý là để chỉ những hành động tình cảm của một cặp đôi nào đó trước mặt những người độc thân, khiến họ nhiều lúc phải ghen tỵ 🙂

Để nói về phiên chợ độc đáo này thì bao nhiêu cũng là không đủ. Tại sao bạn không một lần thử xách balo tới mảnh đất Hà Giang tươi đẹp và trải nghiệm phiên chợ tình có một không hai này nhỉ?

Biết đâu chúng ta lại tìm thấy nửa kia của mình trong khung cảnh hữu tình ấy thì sao?^^

#2. Lễ Hội Cồng Chiêng (Tây Nguyên)

Lễ hội tiếp theo mình muốn giới thiệu với các bạn là một ngày hội đậm đà bản sắc dân tộc – lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên.

Đây là một lễ hội được tổ chức hàng năm và luân phiên giữa các tỉnh có văn hóa cồng chiêng như Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng…

4-le-hoi-dac-sac-cua-cac-dan-toc-thieu-so-viet-nam (2)

Cồng chiêng Tây Nguyên là biểu tượng của sự quyền lực và giàu có. Bởi vậy, lễ hội cồng chiêng như một nghi lễ để người dân nơi đây mong cầu sự no ấm đủ đầy, cũng như thể hiện lòng tôn kính với tổ tiên và các vị thần linh.

Theo quan niệm của người dân thì đằng sau mỗi chiếc cồng chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Chiếc cồng chiêng càng cổ thì quyền năng của vị thần ấy càng mạnh mẽ.

Lễ hội cồng chiêng là khoảnh khắc giao thoa giữa nghệ thuật và tâm hồn. Vào đêm hội, các nhạc công tạo ra những thanh âm réo rắt bằng việc phân chia mô hình tiết tấu và kết hợp lại thành một bản nhạc hoàn chỉnh.

Đến với lễ hội cồng chiêng, ngoài việc được trải nghiệm không gian nghệ thuật hoành tráng – bạn sẽ càng mãn nhãn khi được tham gia các hoạt động văn hóa mang đậm giá trị tinh thần.

Những điệu múa ngây ngất mê say, lễ hội truyền thống của các đồng bào dân tộc, sinh hoạt văn nghệ dân gian hay ẩm thực Tây Nguyên…

Tất cả những yếu tố độc đáo trên đều góp phần khiến lễ hội cồng chiêng trở thành món ăn tinh thần độc đáo của người dân nơi đây, cũng như đối với khách du lịch trong và ngoài nước đó!

#3. Lễ Hội Ok Om Bok (Sóc Trăng, Trà Vinh)

Thêm một lễ hội cũng không kém phần đặc sắc của dải đất hình chữ S thân thương, xin được giới thiệu với các bạn lễ hội Ok Om Bok (lễ hội cúng trăng), nét văn hóa độc đáo của dân tộc Khơ Me.

Lễ hội truyền thống này thường được tổ chức vào ngày Rằm tháng 10 Âm lịch hàng năm.

4-le-hoi-dac-sac-cua-cac-dan-toc-thieu-so-viet-nam (1)

Lễ hội Ok Om Bok còn được gọi với cái tên là lễ hội “nuốt cốm dẹp”. Sở dĩ xuất hiện cái tên có một không hai này là bởi theo nghi thức trong phần lễ, người Khơ Me tổ chức lễ đút cốm dẹp và ước nguyện những điều tốt đẹp trước khi nuốt với sự chứng kiến của thần Mặt Trăng.

Vật cúng trăng là hoa quả mùa vụ để người dân bày tỏ lòng biết ơn tới thần Mặt Trăng – vị thần mang tới cho họ sự no ấm, đủ đầy.

Trong dịp lễ hội có rất nhiều các hoạt động văn hóa thú vị mà bạn nên một lần trải nghiệm. Đối với những bạn yêu thích văn hóa dân gian thì tham gia lễ cúng trăng hay thả đèn gió là những lựa chọn cực kỳ đúng đắn đó!

Bên cạnh những nghi lễ truyền thống, lễ hội Ok Om Bok còn vô cùng sôi động với trò chơi dân gian và các hoạt động văn nghệ thể thao đầy khỏe khoắn.

Đặc biệt phải kể tới hội đua ghe Ngo – một “gameshow” mang đậm dấu ấn của bản lĩnh phái mạnh vẫn luôn thu hút hàng trăm cổ động viên mỗi dịp diễn ra lễ hội.

Ok Om Bok là một lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc của người Khơ Me. Sóc Trăng và Trà Vinh là hai tỉnh mà ngày hội diễn ra tưng bừng hơn cả.

Nếu có điều kiện ghé thăm nơi đây, bạn hãy đi vào dịp lễ hội để thưởng thức không gian văn hóa ngập tràn màu sắc này nhé!

#4. Lễ Hội Hoa Ban (Tây Bắc)

Cuối cùng, mình muốn giới thiệu với các bạn một nét văn hóa truyền thống đẹp đẽ của vùng núi Tây Bắc – lễ hội hoa ban.

4-le-hoi-dac-sac-cua-cac-dan-toc-thieu-so-viet-nam (5)

Nghe qua tên đã thấy rất đẹp và thơ rồi nhỉ? Đây là lễ hội truyền thống của người Thái, được tổ chức vào tháng 2 Âm lịch hàng năm.

Ngày hội được tổ chức nhằm thể hiện lòng biết ơn của người dân đối với các vị nhân thần tiền bối. Cùng với đó là lời nguyện cầu cho quốc thái dân an, bản mường no ấm.

Lễ hội hoa ban là một nét văn hóa tâm linh rất đặc trưng của dân tộc Thái. Như thường lệ, lễ hội được chia làm 2 phần: phần lễ phần hội. Ở phần lễ, người dân mang lễ vật lên hang Thẩm Lé cúng.

Lễ vật thường bao gồm một con lợn, mấy nhành hoa ban, chai rượu, hai bát gạo, hai bát cơm, vài nén hương cùng với trầu cau – cùng lời ước nguyện của người dân về cuộc sống sung túc đủ đầy.

Đến với phần hội, ngoài các hoạt động thể thao và trò chơi dân gian quen còn có một “love game” vô cùng tình tứ:) Các chàng trai sẽ trèo lên những cây ban hái hoa, và các cô gái ở dưới cầm ớp (tương tự như cái giỏ để đỡ lấy).

Có ý với cô gái nào, chàng trai sẽ tìm cách thả hoa và đúng giỏ của cô gái đó. Và ngược lại, nếu lỡ “kết” anh nào, các chị em cũng phải tìm cách đón bằng được hoa của anh chàng đó. Quá kịch tính và thú vị phải không nào?^^

#5. Lời Kết

Oki, trên đây là những chia sẻ của mình về 4 lễ hội đặc sắc của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi, nhớ để lại trải nghiệm của riêng bạn bằng cách comment phía dưới nha. Chúc các bạn một ngày tốt lành !

CTV: Ngô Hoàng Mai – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 4 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop