36 mưu kế trong Binh Pháp Tôn Tử !

Chắc hẳn các bạn cũng đã từng nghe qua những câu như rất quen thuộc như: “Ba mươi sáu kế chuồn là thượng sách”, “Tẩu vi thượng sách” hay “Điệu hổ ly sơn”… rồi đúng không?

Mình biết là nhiều bạn cũng đã tìm đọc cuốn Binh Pháp này rồi, nhưng bên cạnh đó thì cũng còn có rất nhiều bạn chưa tìm hiểu bao giờ. Vậy nên trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về 36 kế trong Binh Pháp Tôn Tử ha.

#1. Binh pháp tôn tử là của ai?

“Tam thập lục kế” hay “Ba mươi sáu kế” trong Binh Pháp Tôn Tử được cho là của Tôn Vũ thời Xuân Thu hoặc là của Gia Cát Lượng thời Tam Quốc..

Cho đến ngày nay, các nhà sử gia vẫn chưa đưa ra được bằng chứng xác thực ai mới là người viết ra chúng, hay đây chỉ là những lời truyền miệng, truyền văn từ thời này sang thời khác và được biên soạn bởi các tác giả khác nhau qua mỗi thời kỳ.

Nhưng mọi người vẫn luôn quan niệm rằng chính Tôn Vũ (Tôn Tử) mới là người viết ra 36 kế sách này, nên mới đặt tên là Tôn Tử Binh Pháp.

#2. Binh pháp tôn tử và 36 mưu kế

NOTE:
Bên dưới là tóm tắt những ý chính của Binh Pháp Tôn Tử, nếu bạn muốn hiểu kỹ hơn về các kế sách này thì có thể mua cuốn Tôn Tử Binh Pháp Và 36 Kế về để đọc nhé (Link tại đây hoặc tại đây)

Trong bộ 36 kế Binh Pháp Tôn Tử lại được chia ra làm 6 nhóm kế sách khác nhau bao gồm:

A) Thắng Chiến Kế

1. Man Thiên Quá Hải ( Dối Trời Vượt Biển )

Giấu trời qua biển, lợi dụng sương mù để lẩn trốn.

Ở đây có thể hiểu đơn giản là để giảm thiểu sự nghi ngờ của một ai đó thì ta phải thản nhiên như không hề có chuyện gì xảy ra, ta vẫn cứ ung dung tự tại mà sống như bình thường. Còn nếu mà ta cứ ấp a ấp úng như thể đang che giấu một cái gì đó thì mọi người sẽ nhận ra sự bất thường đó.

2. Vây Ngụy Cứu Triệu

Đúng như cái tên của kế sách này, để cứu được nước Triệu thì cần phải đem quân đánh nước Ngụy, để Ngụy rút hết quân ở Triệu về để phòng thủ. Ẩn ý ở đây là tránh đánh nơi địch đang mạnh mà nên chú trọng đánh vào nơi địch yếu nhất để kẻ địch phải rút lui về phòng thủ.

Kế sách này được sử dụng rất nhiều trong thời chiến và cho đến nay,  kế sách “vây ngụy cứu triệu” vẫn giữ nguyên được giá trị của nó khi có thể áp dụng trong cuộc sống và trong kinh doanh.

3. Tá Đao Sát Nhân

Ở đây còn được hiểu theo nghĩa là “Mượn Dao Giết Người”, mượn tay kẻ khác để giết kẻ thù. Mình chắc các bạn cũng đã hiểu được nội dung của kế sách này rồi nên mình sẽ không nói nhiều về nó nữa !

4. Dĩ Dật Đãi Lao

Hay còn được hiểu là lấy ít địch nhiều, lấy cái nhàn hạ, hưng phấn để đối phó với cái mỏi mệt.

Tức là lợi dụng thời cơ, vị thế có lợi của bên mình rồi chờ đợi thời cơ chín muồi (khi đối phương đã mỏi mệt, cạn kiệt sức lực và tinh thần giảm sút) thì lập tức hành động khiến đối phương không kịp trở tay thay quần áo 🙂

5. Dương Đông Kích Tây

Đây cũng là kế sách nổi tiếng được sử dụng rất nhiều trong lịch sử, đó là giả vờ đánh ở bên này nhưng thực chất lại đánh ở chỗ khác. Câu “lườm rau gắp thịt” của Việt Nam chúng ta cũng có ý nghĩa tương tự ^^!

6. Sấn Hỏa Đả Kiếp

Ý ở đây là lợi dụng lúc tình hình mọi thứ xung quanh đang hỗn loạn, phức tạp thì nhanh tay thực hiện các ý đồ theo cách mà mình muốn. Hay nói cách khác là hãy tranh thủ lúc nhà cháy mà đánh cướp, lợi dụng lửa để hành động.

binh-phap-ton-tu-1

B) Địch Chiến Kế

7. Vô Trung Sinh Hữu

Ý là không có mà làm thành cho có bằng cách làm rối tung rối mù sự việc lên để dễ bề kiếm cớ, thao túng theo ý mình… rồi từ đó, hòng lấy cái lợi về cho bên mình.

8. Ám Độ Trần Thương

Tức là chọn con đường, cách đánh mà không ai nghĩ tới ( Kiểu như: Ú òa, bất ngờ chưa***)

9. Cách Ngạn Quan Hỏa

Ý ở đây là thản nhiên, không tham gia hỗn chiến nhằm làm cho các bên giao chiến với nhau đến mức mệt mỏi, kiệt sức rồi sau đó ta dồn lực tấn công tổng thể để đánh bại tất cả.

10. Tiếu Lý Tàng Đao

Ở đây nói đến việc lấy lòng đối phương, chiếm được sự tin tưởng của đối phương rồi âm thầm lên kế hoạch, mưu kế nhằm chiếm cái lợi về phe mình, nhưng mà không được để đối phương biết đến sự mờ ám và nghi ngờ.

11. Thuận Thủ Khiên Dương

Hiểu theo nghĩa đen thì là “thuận tay dắt con dê về”, phải biết nắm lấy cơ hội nằm trong tầm tay. Mọi sự việc trên đời này đều thiên biến vạn hóa, vậy nên phải tranh thủ nắm lấy mọi cơ hội, cho dù là nhỏ nhất.

12. Lý Đại Đào Cương

Hiểu đơn giản là lấy người khác ra để thế thân, chịu tội thay hay gánh vác tai họa thay cho mình.

C) Công Chiến Kế

13. Đả Thảo Kinh Xà

Hay còn gọi là “phép thử”, ở đây là hành động như kiểu để thăm dò xem đối phương như thế nào, xem đối phương phản ứng ra làm sao để rồi từ đó tìm ra cách đối phó phù hợp nhất.

14. Tá Thi Hoàn Hồn

Ý là lợi dụng một sự vật sự việc gì đó nhằm hồi sinh lại một đối tượng mà đối tượng này có thể mang lại cái lợi về phía mình.

15. Điệu Hổ Ly Sơn

Dùng mưu kế để dẫn dụ cho đối phương ra khỏi nơi ẩn nấp/ chú ngụ an toàn, nhằm dễ dàng tấn công hơn.

16. Dục Cầm Cố Túc

Ý ở đây có thể hiểu là nếu muốn đối phương quy hàng mình thì hãy tha thứ cho đối phương, đối xử tử tế với đối phương… đây là phương pháp đánh vào tâm lý, để rồi từ đó đối phương sẽ tự nguyện quy hàng.

17. Phao Chuyên Dẫn Ngọc

Ý ở đây là ta phải biết hi sinh một chút cái lợi trước mắt để nhằm đạt được cái lợi lớn hơn.

18. Cầm Tặc Cầm Vương

Nếu muốn kẻ địch thực sự quy hàng thì hãy tấn công ngay vào người lãnh đạo, người đứng đầu của chúng… từ đó làm cho đối phương/ kẻ địch “ Như Rắn Mất Đầu” làm cho bọn chúng tan rã, từ đó đối phương sẽ quy hàng ta.

Câu này cũng tương tự như câu “đánh rắn phải đánh dập đầu” đó các bạn !

D) Hỗn Chiến Kế

19. Phủ Để Từu Tân

Nghĩa là tránh đánh thẳng, đánh trực diện vào đối phương mà hãy chuyển hướng đánh vào phía hậu phương của kẻ địch nhằm làm giảm bớt quân số, khiến đối phương mềm yếu. Trong help-life nó gọi là móc lốp cổng sau ^^

Hay nói cách khác là “rút củi đáy nồi”, đánh tiêu hao hậu cần để làm quân địch dần dần suy yếu.

20. Hỗn Thủy Mạc Ngư

Hay còn được gọi là “Thừa Nước Đục Thả Câu”, khi mà lợi dụng tình thế hiểm nghèo của đối phương để lợi dụng nhằm đạt được mục đích.

21. Kim Thiền Thoát Xác

Kim thiền thoát xác hay còn được gọi là ve sầu thoát xác !

Không hẳn theo nghĩa đen là cải trang, ở đây còn nói đến việc ta đã có mục đích, mưu đồ từ trước hòng không để cho đối phương biết. Cho đến một lúc nào đó thích hợp thì ta sẽ ra tay hành động khiến đối phương không thể trở tay kịp.

Hay nói cách khác là chủ động tạo ra vẻ bề ngoài khác lạ, một diện mạo hoàn toàn mới.. nhằm khiến đối phương hoang mang, án binh bất động, còn bản thân thoát ra an toàn.

22. Quan Môn Tróc Tặc

Chỉ đơn giản là dồn đối phương vào thế bị động, gần như là không có lối thoát. Hay nói cách khác là đóng cửa bắt giặc, chốt cửa thả chó…

23. Viễn Giao Cận Công

Nghĩa là nếu đối phương ở xa thì sử dụng lời nói, ngoại giao để giải quyết, nhằm dụ dỗ họ về phe của mình. Còn với trường hợp đối phương ở gần thì sẽ sử dụng đến vũ lực để giải quyết nhằm chiếm thế thượng phong.

E) Tịch Chiến Kế

24. Giả Đạo Phạt Quắc

Nghĩa là tiến đến thương lượng, hòa hoãn với đối phương nhằm đi trước chiếm lợi thế rồi đến một lúc nào đó thích hợp thì quay lại tấn công đối phương bằng lợi thế do chính đối phương tạo ra cho mình.

25. Thâu Lương Hoán Trụ

Đơn giản là đánh thẳng vào trụ sở, cơ quan đầu não của đối phương.. từ đó đối phương cũng phải tự giác quy hàng.

26. Chỉ Tang Mạ Hòe

Đây là kế sách dùng để răn đe, chiếm lòng tin của đối phương thông qua việc nói xoáy, không nói thẳng ra trước mặt.

Hay nói cách khác là chỉ chó mắng mèo, tấn công một cách gián tiếp thông qua một đối tượng trung gian.

27. Giả Si Bất Điên

Trường hợp này hay gặp ở mấy thanh niên “giấu nghề”, thích “giả ngu” nhưng thực chất bên trong họ là cả kho tàng tri thức, nội tâm cực kì thâm sâu. Cho nên đừng coi thường bất kì ai nha các bạn 😀

Hay nói cách khác là giả ngu chứ không điên, mục đích là để cho quân dịch chủ quan, coi thường và không đề phòng.

28. Thượng Ốc Trừu Thê

Còn có thể hiểu là “lên nhà rút thang” hoặc “Qua cầu rút ván”.

Đây là một kế mà mình phải tạo ra mồi nhử để dụ dỗ đối phương cho đến khi đối phương không có đường lui, tức là bị dồn vào thế bí.

29. Thụ Thượng Khai Hoa

Lợi dụng một sự vật sự việc gì đó để biến một đối tượng từ vô giá trị thành có giá trị, từ vô dụng thành hữu dụng.

30. Phản Khách Vi Chủ

Lợi dụng sự sơ hở của đối phương nhằm đột nhập, kết giao, làm thân với họ…. rồi từ từ hành động, chiếm đoạt lợi thế về phe mình. Đôi khi trong một vài trường hợp người ta còn gọi là “Ăn Cháo Đá Bát”.

Hay nói cách khác, từ vị trí là khách biến thành vai trò chủ nhà. Rồi dần dần lấn lướt cho đến khi đoạt được mục đích..

F) Bại Chiến Kế

31. Không Thành Kế

Kế này được dùng khi bên mình không có được lợi thế, cho nên cần phải tự tạo ra một chuỗi những hành động, sự vật, sự việc kỳ lạ hòng đánh lạc hướng đối phương, để đối phương phải dè chừng mà không dám hành động cẩu thả.

Thời tam quốc, Gia Cát Lượng đã dùng kế sách này để đánh bại 15 vạn quân của Tư Mã Ý. Lúc này, trong thành chỉ toàn đàn bà, người già, trẻ nhỏ và 1 số ít lính già.. Nhưng Gia Cát Lượng lúc này đã mở toang cửa thành, cho lính già ra quét dọn, còn Gia Cát Lượng thì ngồi đánh đàn..

Nhìn thấy cảnh tượng như vậy thì Tư Mã Ý cho rằng bên trong chắc chắn có cạm bẫy nên đã chủ động rút lui.

32. Phản Gián Kế

Nói vui là “Gậy Ông Đập Lưng Ông”, tức là dùng kế hoạch của đối phương lừa đối phương. Ở đây là biến nội gián của địch thành của ta, dùng người của đối phương lừa lại đối phương.

Chu Du đã sử dụng kế sách này trong trận chiến Xích Bích để giết chết Đô đốc và Phó đô đốc Thủy sư của quân Tào là Sái Mạo và Trương Doãn.

33. Mỹ Nhân Kế

Đây cũng là một kế sách rất nổi tiếng và cũng được sử dụng rất nhiều cho đến tận ngày nay, mọi người chắc hẳn ai cũng biết phàm đã là đàn ông thì đều mê sắc đẹp của phụ nữ cho nên người xưa đã lợi dụng chính điểm yếu này để chiếm đoạt lợi thế về cho mình.

34. Khổ Nhục Kế

“Khổ trước sướng sau thế mới giàu” … Vâng, tự mình làm khổ mình để đánh lừa đối phương, tìm ra sơ hở của đối phương.

Cái khó của kế sách này là phải “diễn” làm sao cho thật nhất, để đối phương không nghi ngờ. Vì nếu bị phát hiện thì đúng là vừa khổ, vừa nhục mà chẳng được cái mẹ gì.

35. Liên Hoàn Kế

Chỉ đơn giản là ghép, kết hợp nhiều kế hoạch lại với nhau để tạo ra một chuỗi các kế hoạch liên tiếp nhau. Theo đó, bất cứ việc gì xảy ra cũng gây ra phản ứng dây chuyền.

36. Tẩu Vi Thượng Sách

Đây có lẽ là kế sách nổi tiếng nhất và cũng được áp dụng nhiều nhất. Khi biết mình gặp phải điều kiện bất lợi, hoặc không có cửa thắng thì nên “chuồn là thượng sách”.

#3. Lời Kết

Vâng, trên đây là 36 kế sách trong Tôn Tử Binh Pháp, còn một vài kế sách khác được xuất hiện trong một số dị bản như: Nhất Tiễn Hạ Song Điêu (Một mũi tên trúng hai chim) hay Tiên Phát Chế Nhân (Ra tay trước để khống chế đối phương ),..

Chúng ta có thể áp dụng linh hoạt tất cả 36 kế sách này trong cuộc sống (công việc và kinh doanh) để trở thành một con người tinh ranh và sống khôn ngoan hơn, ít bị dối lừa hơn… nhưng đừng dùng để đi lừa người nha các bạn 😀

CTV: Khánh Tùng – Blogchiasekienthuc.com
Edit by Kiên Nguyễn

Bài viết đạt: 4.3/5 sao - (Có 6 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop