Hello, xin chào tất cả các bạn đã quay lại với chuyên mục “Kiến thức hay” có trên Blog chia sẻ kiến thức [dot] com. Mỗi ngày đến với chuyên mục này, bạn sẽ nhận được những bài viết cực kỳ hữu ích cho cuộc sống.
OK ! Chắc hẳn các bạn đã nhiều lần nhìn thấy tia sét rồi phải không nào? Vậy bạn có bao giờ thắc mắc là tại sao lại có sấm sét không, và nó bắt nguồn từ đâu?
Mục Lục Nội Dung
#1. Sấm sét là gì?
Cũng giống như mưa, gió và nắng thì sấm sét cũng là một hiện tượng tự nhiên hết sức bình thường. Sấm sét thường xuất hiện trước, trong hoặc sau những cơn mưa rào. Đó là những luồng điện cực mạnh và sẵn sàng phá hủy mọi thứ (nơi mà nó phóng xuống).
Hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và mặt đất hoặc giữa các đám mây mang điện tích khác dấu được gọi là sét, tia sét.
Sét không chỉ xuất hiện trước, trong và sau mưa mà nó còn có thể xuất hiện trong các trận bão cát hoặc là các trận núi lửa phun trào.
Thông thường chúng ta sẽ nhìn thấy những tia sét phóng xuống mặt đất, tuy nhiên, cũng có (nhưng rất hiếm) trường hợp sét ngược, có nghĩa là sét phóng lên từ mặt đất lên các đám mây.
Đó là định nghĩa về sét hay cụ thể hơn là tia sét, còn sấm lại là âm thanh mà những tia sét này gây ra.
Chúng ta có lúc sẽ nghe thấy tiếng sét ngắn, diễn ra rất nhanh hoặc cũng có thể là âm thanh trầm to và kéo dài. Nó tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi tia sét. Mỗi tia sét khác nhau sẽ cho âm thanh của tiếng sấm khác nhau.
Sét là sự di chuyển của các ion trong không khí, thế nhưng chúng ta vẫn có thể nhìn thấy được tia sét là do sự phát sáng của dòng Plasma. Chúng ta thường thấy những tia sét trước khi nghe thấy tiếng sấm.
Cái này cũng dễ hiểu thôi, bởi vì tốc độ ánh sáng nhanh hơn tốc độ âm thanh rất nhiều. Dành cho những bạn chưa biết thì tốc độ ánh sáng rơi vào khoảng 300.000km/giây còn tốc độ âm thanh thì chỉ rơi vào khoảng 1.230 km/h.
Có thể bạn sẽ thích: [KHOA HỌC] Bạn đã biết gì về đơn vị NĂM ÁNH SÁNG rồi?
Cũng chính nhờ sự chênh lệch này mà người ta có thể tính toán được khoảng cách địa điểm của tia sét (nhờ vào việc tính toán khoảng thời gian chênh lệch từ lúc nhìn thấy tia sét cho đến khi nghe thấy âm thanh của tiếng sấm).
Tuy nhiên, ngoài việc phá hoại hết sức nặng nề ra thì những tia sét cũng có một tác dụng rất hữu ích. Các bạn có biết rằng nhờ những tia sét mà chúng ta có thể phát hiện ra các mỏ kim loại nằm sâu trong lòng đất?
Vâng, nếu như bạn chưa biết làm thế nào để người ta biết được thì đó chính là việc dựa vào bản đồ sét. Các kỹ sư thời tiết sẽ vẽ một bản đồ sét trong năm, nơi nào hay có sét đánh vào thì sẽ được khảo sát và tìm kiếm.
#2. Nguyên nhân gây ra sấm sét?
Như đã nói ở trên, sét được gây ra khi 2 đám mây tích điện trái dấu di chuyển lại gần nhau.
Nhưng không phải lúc nào cũng xảy ra hiện tượng sét, mà 2 đám mây này phải có điện tích cực lớn, thậm chí dòng điện có hiệu điện thế lên đến hàng triệu Vôn, được phóng ra với vận tốc khoảng 100.000 km/s (1/3 vận tốc ánh sáng).
Lúc này vì tích điện trái dấu và mang điện tích cực lớn nên hiện tượng phóng điện sẽ xảy ra. Khi sét đánh sẽ mang nguồn nhiệt vô cùng lớn (khoảng 28.000oC), gấp 5 lần nhiệt độ bề mặt của mặt trời.
Tuy nhiên nó chỉ phóng điện giữa các đám mây mà thôi, để phóng được xuống mặt đất, cần phải có những vật hút sét nữa.
Thường thì những tia sét sẽ phóng xuống những vật cao hơn so với mặt bằng chung. Ví dụ như là cây cối, người cầm cuốc, xẻng đứng giữa đồng…
#3. Làm thế nào để tránh sấm sét?
Với điện tích lên đến cả triệu vôn, vậy nên mỗi lần sét đánh xuống sẽ rất nguy hiểm nếu có người ở gần đó. Vâng, tránh voi chẳng xấu mặt nào, nếu các bạn chưa biết thì dưới đây là một vài cách giúp bạn an toàn hơn khi trời có giông gió, sấm sét.
Nếu bạn ở trong nhà, điều đầu tiên để đảm bảo an toàn thì bạn nên tránh xa các thiết bị điện, đồng thời cũng nên tắt các thiết bị như Tivi, WiFi để tránh bị sét đánh hỏng.
Không nghe điện thoại có dây (giờ chắc ít) hoặc vừa sạc điện thoại vừa dùng. Không những thế, bạn cũng không nên tắm rửa lúc này và tránh xa cửa sổ, cửa ra vào. Nếu không có gì làm thì cứ ngủ cho khỏe các bạn ạ 😀
Nếu bạn đang đi trên đường thì hãy trú tạo ở đâu đó, không nên trú ở các gốc cây, vì đó là nơi dễ bị sét đánh nhất. Khi có hiện hiện sấm sét thì các bạn nên tránh xa các cây cao, to, cổ thụ ra nhé, không là xanh cỏ đấy.
Nên tìm chỗ khô ráo, nếu như không thể vào được nhà ai để trú tạm thì hãy chọn những cái cây thấp chứ không nên ở dưới các cây cao. Cây nào càng thấp càng tốt. Không những thế, người càng thấp càng tốt, nhưng đừng nằm xuống đất nhé. Đặc biệt là đừng tụ tập nhóm nhiều người cùng 1 chỗ nhé !
Đặc biệt là bạn cũng không nên dùng điện thoại nếu như không cần thiết nhé.
Cách đó áp dụng rất hiệu quả cho những nơi thôn quê.
Còn ở thành phố thì đỡ hơn, bởi xung quanh chúng ta là những tòa nhà cao trọc trời, hơn nữa cũng được lắp khá nhiều cột thu lôi. Vậy nên ở thành phố thường ít bị sét đánh vào nhà dân hay cây cối hơn.
Cuối cùng là bạn nên tránh xa các vật dụng bằng kim loại lúc trời đang có giông sét như là xe đạp, xe máy, hàng rào… Nếu bạn đang di chuyển bằng ô tô thì không phải sợ nhé. Nếu muốn biết lý do tại sao thì hay tham khảo bài viết này nha.
#4. Lời kết
Vâng, như vậy là mình đã cùng các bạn tìm hiểu khá chi tiết về hiện tượng sấm sét rồi ha.
Các bạn nhớ giữ gìn sức khỏe trong mùa dịch này nhé, bài viết này tuy mang lại một chút kiến thức thôi nhưng nó lại vô cùng quý giá để bảo vệ bản thân trong những ngày giông bão, sấm sét đùng đùng đấy các bạn ^^
CTV: Đinh Tùng – Blogchiasekienthuc.com