Vâng ! Biết được chiến lược cải thiện kỹ năng nghe tiếng Anh sẽ giúp người học dễ dàng tiếp cận với quá trình nghe hiểu tiếng Anh hơn rất nhiều.
Bất cứ môn ngoại ngữ nào cũng đòi hỏi người học cần phải kiên trì và tích cực học tập, rèn luyện theo quá trình.
Và môn Tiếng Anh cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Đồng ý là ngữ pháp tiếng Anh có thể luôn lặp đi lặp lại đó, nhưng để có thể nghe tốt được tiếng Anh thì có lại là một câu chuyện hoàn toàn khác, nó cũng không phải là dễ đâu nha ^^!
Trước hết, bạn cần biết rằng bạn không hề “cô đơn” chút nào !
Bởi lẽ có rất nhiều người đang giống như bạn vậy, và có lẽ chúng ta đều giống nhau – Đều là những người đi chinh phục thứ ngôn ngữ phổ biến nhất hiện nay.
Kỹ năng nghe hiểu có lẽ là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất của người học tiếng Anh và cả những người học ngoại ngữ nói chung.
Mọi công việc trong cuộc sống, kể từ đơn giản cho đến phức tạp đều đòi hỏi cần phải có kinh nghiệm cũng như phương pháp để tiến hành.
Kinh nghiệm do chính bản thân bạn tích lũy mà thành. Và phương pháp là do họ chủ động tiếp nhận từ nhiều nguồn tin khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ mang tới tất cả người học tiếng Anh nói chung những chiến lược cải thiện kỹ năng nghe tiếng Anh.
Mục Lục Nội Dung
1/ Chiến lược nghe hiểu tiếng Anh
Nếu như bạn chỉ nghe Tiếng Anh theo phương pháp đơn giản, nghe theo cách thông thường (có nghĩa là cứ thế nghe mà không suy nghĩ gì) thì chắc chắn bạn sẽ bị gián đoạn bởi vốn hiểu biết hạn chế của mình. Dưới đây là một vài “bí kíp” để giúp quá trình nghe được hiệu quả.
- Cố gắng hiểu những gì có thể trong bài nghe.
- Bình tĩnh và thoải mái khi bạn không hiểu dù đã nghe đi nghe lại rất nhiều lần.
- Không cố gắng phiên dịch sang tiếng mẹ đẻ ( là tiếng Việt) trong quá trình nghe.
- Hãy nghe lấy ý chính của toàn cuộc hội thoại. Đừng có gắng tập trung vào từng chi tiết để “cố kiết” nghe sao cho ra từng ý chính.
2/ Đừng tự tạo rào cản giữa bạn và người nói tiếng Anh
Phía trên là những “bí kíp” mà mỗi người học cần phải nắm bắt để không bị sao nhãng khi nghe. Giả sử bạn có thói quen chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, khi ấy bạn đã tự tạo cho mình một rào cản giữa người nghe và người nói.
Khi chúng ta đang nghe một người khác nói tiếng nước ngoài (trong trường hợp này là tiếng Anh), chúng ta thường có xu hướng dịch chuyển ngay lập tức sang tiếng mẹ đẻ. Phản xạ này được đánh giá là rõ rệt khi chúng ta nghe không ra một từ nào đó.
Đây được coi là một phản xạ hết sức tự nhiên. Thế nhưng, khi chuyển giao giữa hai ngôn ngữ Anh-Việt, chúng ta sẽ đánh mất sự tập trung vào người nói vì bộ não khi ấy đang thực hiện quá trình phân tích và chuyển dịch ngôn ngữ.
Trên thực tế, người nói tiếng Anh vẫn cứ nói và chúng ta vẫn “phải” dịch sang tiếng Việt. Thế là tất nhiên hiệu quả sẽ không cao và không thể nắm bắt được nội dung đã bị trôi tuột.
3/ Sử dụng các từ khóa
Việc sử dụng các từ khóa giúp bạn hiểu được ý chính toàn ngữ cảnh. Giả sử khi nghe bạn nắm bắt được một số từ như “New York”, “Business trip”, “Last year”, bạn có thể đưa ra kết luận rằng người nói đang đề cập về chuyến đi công tác tới New York vào năm ngoái (A business trip to New York last year).
Điều đáng nói là khi bạn thâu tóm được nội dung chính của bài nghe, bạn sẽ dần dần suy đoán được từng ý nhỏ hơn trong bài.
4/ Hãy chú ý lắng nghe toàn bộ bài khóa
Có không ít người học tiếng anh đã rơi vào tình trạng khi nghe không hiểu được một từ nào đó đều bắt đầu cảm thấy hoang mang và tìm ngay từ điển để tra.
Bạn nên nhớ rằng khi đi thi nghe sẽ chẳng có một cuốn từ điển nào để bạn có thể tra một cách dễ dàng đâu. Chính vì thế đừng quá xem trọng từ đó mà hãy tập trung cao hơn về những điều mà họ đang nói để “đuổi kịp” đoạn văn bản.
5/ Cải thiện khả năng phát âm
Một trong những chiến lược cải thiện kỹ năng nghe tiếng Anh là cải thiện khả năng phát âm. Bạn hãy tưởng tượng mà xem. Nếu bây giờ bạn phát âm sai một từ tiếng Việt thôi thì chắc chắn người nghe đã có thể khó chịu và không hiểu rồi nói gì tiếng Anh. Chính vì thế phát âm và yếu tố cần được đưa lên hàng đầu không chỉ trong khi nghe mà cả khi nói nữa.
Nhiều khi bạn có thể viết được một từ tiếng Anh vô cùng đơn giản, bạn thừa biết từ đó nhưng khi nghe thì lại không ra vì bạn phát âm sai. Đây không phải là do bạn không may mắn để nghe được mà là do bạn làm mất đi sự may mắn ấy.
Cải thiện khả năng phát âm giờ đây không hề khó, điều quan trọng là bạn thật sự nghiêm túc với bản thân mình để rèn luyện từng ngày như thế nào.
Với những cuốn từ điển online ngay trên chiếc điện thoại thông minh để bạn có thể rèn luyện bất cứ khi nào. Khi học về cách phát âm bạn cũng cần học thêm về trọng âm của từ để khi nghe có thể dễ dàng hình dung trong đầu về chức năng(danh từ, động từ, trạng từ…) của từ đó nhé !
6/ Nghe nội dung yêu thích
Có lẽ bạn không nên quá áp đặt và bản thân và cố đặt ra mục tiêu phải nghe thế này hay thế kia. Tất nhiên, xây dựng một đích đến cho chính mình là điều tốt nhưng không phải là hoàn toàn với tất cả mọi trường hợp.
Ngôn ngữ là phải học theo quá trình, theo từng ngày, kiểu như “mưa dầm thấm lâu” chứ không phải cứ đặt mục tiêu như thế mà dễ hoàn thành được đâu.
Hơn thế nữa, ngôn ngữ còn có tính chất biến đổi nữa, con người có thể sáng tạo thêm từ, vô cùng bao la và rộng lớn nên bạn hãy nghe những gì mình thích về tiếng Anh. Chẳng hạn như nghe các bản nhạc khi đang làm việc nhà, nghe những mẩu chuyện ngắn trước khi đi ngủ.
Điều quan trọng là chỉ cần bạn ý thích được việc tập luyện mọi lúc mọi nơi và hết sức thoải mái. Dù bạn không phải là một người có thể dễ dàng tiếp nhận thứ ngôn ngữ mới thì sau bao ngày liên tục như thế bạn cũng tích lũy được cho mình những chiến lược nghe tiếng Anh hiệu quả đấy!
Vừa rồi là một vài chiến lược cải thiện kỹ năng nghe tiếng Anh. Chúc tất cả các bạn –những người đang học tiếng Anh có thể từng bước nâng cao được khả năng nghe hiểu của mình nha ^^!
CTV: Yên Tử – Blogchiasekienthuc.com