Đừng bao giờ chờ đợi SỰ HOÀN HẢO thì mới bắt đầu !

Đôi khi chúng ta dành rất nhiều thời gian để tạo nên “sự hoàn hảo”. Nhưng bạn có tin không, nếu bạn biết cách ứng dụng những thứ “không hoàn hảo” thì nó sẽ tạo nên giá trị rất lớn trong cuộc đời bạn, đặc biệt là trong kinh doanh.

dung-bao-gio-cho-doi-su-hoan-hao (1)

Ngày đi làm đầu tiên, tôi đã được học rất kỹ một nguyên tắc “Hãy check lại kỹ càng cho đến khi đôi mắt bạn bị nhòe”. Là một luật sư, chúng tôi được coi là bộ mặt của cả doanh nghiệp. Chỉ cần gửi đi một email hay văn bản có sai sót nhỏ, điều đó có thể làm xấu mặt doanh nghiệp và mất niềm tin ở khách hàng.

Đúng vậy, mọi thứ bắt buộc phải hoàn hảo !

Trước khi gửi email, tôi phải đọc lại đến hàng chục lần. Tôi biết, chỉ cần đánh máy sai một lỗi thôi, bên kia sẽ ngạc nhiên: “Thật á? Bên này là bên nào vậy?”. Sau đó, sẽ có hàng trăm ứng viên khác sẵn sàng thế chỗ của tôi.

Hoàn hảo có lúc làm tôi bế tắc và tôi đã từng cố gắng để từ bỏ nó.

Vậy hoàn hảo là không tốt ư? Không hẳn vậy. Nhưng trong một số trường hợp nó là trở ngại lớn của hiệu quả, đặc biệt là trong kinh doanh.

dung-bao-gio-cho-doi-su-hoan-hao (2)

Với sự thay đổi chóng mặt như hiện nay, cơ hội sẽ qua nếu bạn quá cầu toàn. Không làm gì cả chỉ vì chờ đợi sự hoàn hảo, bạn sẽ học hỏi mọi thứ chậm hơn.

“Nếu không cảm thấy hổ thẹn với sản phẩm đầu tiên thì bạn đã ra mắt sản phẩm quá muộn” – Reed Hoffman (Nhà sáng lập LinkedIn)

Muốn thích nghi trong thế giới đầy biến động, bạn cần đánh đổi sự cầu toàn. Trong cuốn sách bán chạy nhất của Peter Diamandis, ông khẳng định rằng: Tư duy sẽ thay đổi trong quá trình phát triển sản phẩm.

Đọc thêm:

Ngày trước, đội nghiên cứu và phát triển sản phẩm (đội R&D) cứ cắm đầu trong văn phong cho đến khi tạo ra một sản phẩm hoàn hảo.

Ồ, đó là cách làm việc của 20 năm trước thôi. Còn ngày nay, nếu chờ đợi sự hoàn hảo quá lâu, đối thủ của bạn đã có thể chiếm lĩnh cả thị trường rồi, thâm chí sản phẩm đó đã trở nên lỗi thời. Hậu quả là nó sẽ sớm bị đá khỏi thị trường thôi.

Diamandis đã chỉ ra chiến lược thiết kế khôn ngoan giúp doanh nghiệp thành công: Mang MVP* đến với thị trường càng nhanh càng tốt.

*MVP: Minimum viable Products (tạm dịch là Giá trị sản phẩm tối thiểu) là phiên bản sản phẩm với những tính năng cơ bản để phục vụ những khách hàng đầu tiên. Sản phẩm này nhằm mục đích thu nhận phản hồi từ khách hàng để phát triển sản phẩm thành phiên bản mới tốt hơn.

Khi một sản phẩm được khai trương, đội R&D sẽ thu được phản hồi từ người sử dụng rồi tạo ra sản phẩm mới để thích nghi với thị trường.

Tiếp tục lặp đi lặp lại quy trình này sẽ giúp bạn đến gần hơn với sự hoàn hảo. Như vậy, chẳng cần chờ đơi hoàn hảo để ra mắt sản phẩm, bạn cố gắng tạo ra hoàn hảo bằng cách thích ứng nhanh từ phản hồi của thị trường.

Đương nhiên, với cách tiếp cận này doanh nghiệp cần mở lòng đón nhận chỉ trích và nhận lấy trách nhiệm. Khá nhạy cảm đúng không, nhưng nó sẽ giúp bạn hoàn thiện sản phẩm nhanh chóng.

Hãy vượt qua suy nghĩ “Tôi sẽ chờ đến khi mọi thứ hoàn hảo”. Cứ đem những gì bạn có ra ngoài, nhận phản hồi, thay đổi và thích nghi, rồi lặp lại quy trình như thế.

Đường đến thành công không phải đường thẳng, nhưng nếu thực hiện những cách trên lâu dài, bạn sẽ trở nên nhạy bén hơn, bạn sớm học được điều gì nên làm và điều gì không nên làm.

dung-bao-gio-cho-doi-su-hoan-hao (3)

Vậy cầu toàn là do đâu? Tôi cho rằng người cầu toàn luôn muốn bảo vệ chính mình. Họ muốn tránh khỏi những rắc rối, những phản hồi tiêu cực, sự phàn nàn từ mọi người. Họ muốn giữ mọi thứ an toàn cho đến khi chắc chắn tất cả sẽ diễn ra suôn sẻ.

Tôi không xui bạn làm chuyện bốc đồng nhé! Bạn cũng cần tính toán trước sau nhưng hãy cân bằng. Cố gắng làm mọi thứ tốt nhất có thể nhưng cần tập trung cố gắng vào hoàn thiện sản phẩm chứ không phải cố gắng để né tránh sự phán xét.

Vài lời phán xét và chê bai không thể giết chết bạn được đâu. Thế nên, hãy học cách đón nhận phản hồi tiêu cực và làm nên phiên bản tuyệt vời của mình nhé !

____CTV Phạm Thu Linh___Blogchiasekienthuc.com____

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 5 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Có 1 bình luận

  1. Đọc xong bài này mới nhận ra chính mình cũng đang mắc lỗi này :((. Cái giao diện đơn giản thôi mà code đi code lại mãi không ưng, đến khi mình code xong cái giao diện thì họ xong cả sản phẩm rồi :((


Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop