Làm thế nào để ghi nhớ những gì đã đọc trong sách?

Không biết các bạn có giống mình không?

Rõ ràng là lúc đọc sách mình cũng hiểu được những gì mình đang đọc, tưởng chừng như đã nắm được toàn bộ ý tưởng trong sách rồi, thế nhưng sau một khoảng thời gian đọc lại thì lại giống như mới đọc lần đầu vậy :))

Thậm chí có những lúc mình đã cố gắng đọc chậm lại, đọc kĩ hơn và đọc lại (một câu vài lần) nhưng sau đó vẫn chẳng thể ghi nhớ được gì?

Bạn có đang gặp vấn đề như vậy không?

Mình tin là nhiều bạn đọc sách cũng vậy, cũng gặp tình trạng này giống mình, nhưng bạn có bao giờ thắc mắc là tại sao lại như thế không? Và bạn có nỗ lực tìm cách để khắc phục điều này không?

Mình hỏi hơi nhiều đúng không :)))

Mình thì đã suy nghĩ rất nhiều về vấn đề này và nhận ra rằng: Nguyên nhân là do mình luôn đọc sách trong trạng thái rất thụ động.

Khi đọc, đôi lúc mình cứ thế lướt qua từng chữ, từng dòng nhưng mà tâm trí lại đang luẩn quẩn sang một vấn đề khác, hoặc là mình cứ thế đọc nhưng không có những giây phút để thực sự suy ngẫm về nó một cách chủ động.

Bên cạnh đó, có những quyển sách tuy chúng ta đã cố gắng để đọc tiếp nhưng bản thân lại không hề cảm thấy hứng thú, hoặc cảm thấy không thể ngấm nổi nội dung của cuốn sách đó.

Nói chung là có rất nhiều nguyên nhân giải thích cho việc vì sao bạn không thể ghi nhớ những nội dung mình đã đọc…

Nhưng mình nghĩ, nguyên nhân chính vẫn là do chúng ta luôn có thái độ đọc sách một cách thụ động, hoặc không cảm thấy hứng thú với cuốn sach đó, đôi khi chúng ta đọc chỉ vì người này bảo hay, người khác bảo tuyệt vời, rồi chúng ta cũng cố đọc cho bằng hết.

Biết được nguyên nhân rồi, vậy bây giờ cách giải quyết là như thế nào?

I. Làm thế nào để ghi nhớ những gì đã đọc trong sách?

Đọc thêm:

#1. Viết review về cuốn sách bạn vừa đọc

lam-sao-de-ghi-nho-duoc-nhung-gi-ban-da-doc-tu-sach (4)

Cách này nghe khá quen đúng không nè?

Có thể bạn đã nghe đâu đó nói về cách làm này rồi, nhưng bạn đã thực sự thử chưa? Nếu chưa thì thử đi, rất hiệu quả luôn á.

Khi bạn viết review, bạn sẽ có dịp để suy nghĩ lại/ hình dung lại một cách tổng quát về những gì mình đã đọc, cũng như diễn đạt được những cảm xúc, quan điểm và sự phản biện của bản thân với nội dung của cuốn sách đó.

Khi viết review, chúng ta có thể đưa ra được những góc nhìn, cũng như cảm nhận của cá nhân về cuốn sách, đồng thời chia sẻ lại những trải nghiệm của bạn khi đọc cuốn sách đó, rất hữu ích cho những ai đang tìm hiểu về cuốn sách, họ sẽ có được góc nhìn đa chiều hơn.

Vậy nên, nếu có thể, bạn hãy viết những bài review trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook để chia sẻ lại với bạn bè xung quanh, hoặc nếu “đam mê” hơn thì bạn cũng có thể tạo blog cá nhân, tạo fanpage của riêng mình, hoặc là bạn cũng có thể tham gia thảo luận trong các group về sách,…

Tóm lại, việc viết review sách thực sự rất hữu ích, không chỉ cho người khác mà còn cả cho bạn nữa. Bạn sẽ có cơ hội thảo luận với người khác thông qua những comment phía dưới bài viết, điều này giúp bạn mở rộng góc nhìn hơn, mà nhiều khi trong quá trình đọc bạn không nhận ra.

#2. Viết tóm tắt nội dung sách

Đối với mình thì đây là cách hiệu quả nhất, cũng là cách tốn thời gian nhất :)), nhưng mà rất đáng để thực hiện !

Để viết tóm tắt lại những nội dung cốt lõi, viết lại những ý chính quan trọng nhất của một cuốn sách thì thực sự không phải là điều dễ dàng, nhưng có một cách mà mình vẫn hay áp dụng đó là:

Ghi ghép hoặc highlight trực tiếp trên sách những đoạn nội dung mà bạn thấy ý nghĩa trong lúc đọc. Chỉ có cách này mới giúp bạn không bỏ sót các ý chính, và việc ghi nhớ nội dung của cuốn sách cũng hiệu quả hơn rất nhiều.

Mặc dù có hơi mất thời gian một chút nhưng việc viết tóm tắt lại cuốn sách theo cách này sẽ giúp bạn vừa nắm được các ý chính mà tác giả muốn truyền tải, lại vừa hệ thống được chúng một cách rõ ràng hơn, chi tiết hơn…

Ưu điểm nổi bật của cách này là:

Khi bạn viết, bắt buộc bạn phải tập trung và chủ động suy nghĩ về những thông tin đó, ban sẽ phải “động não” suy nghĩ xem nên ghi hay tóm tắt như thế nào cho ngắn gọn và xúc tích nhất có thể, nhưng vẫn làm nổi bật lên được hàm ý,…

Điều này rất tốt cho quá trình ghi nhớ thông tin của não bộ !

Bạn có thể tóm tắt theo chương, theo chủ đề hay theo những phần nội dung khác nhau do bạn tự chia,…

Tùy theo sở thích mà các bạn có thể ghi ra sổ (nếu bạn thích viết), lưu trên file Word (nếu bạn thích đánh máy) hoặc lưu trên điện thoại nếu bạn thích sử dụng các ứng dụng trên điện thoại (ví dụ như EverNote, ứng dụng ghi chú sẵn có…)

#3. Liên hệ nội dung đang đọc với kiến thức của bản thân

Nếu như bạn có thể liên kết những nội dung và kiến thức mà bạn vừa tiếp thu được trong sách với những hiểu biết sẵn có của bản thân thì thật sự quá tuyệt vời luôn. Lúc này, việc ghi nhớ các thông tin sẽ sâu sắc hơn và chặt chẽ hơn..

Có thể nói, những trải nghiệm thực tế sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong quá trình đọc sách.

Khi đã có sẵn kiến thức về một chủ đề nào đó rồi thì lúc đọc những cuốn sách có liên quan đến chủ đề đó thì chắc chắn bạn sẽ cảm thấy dễ tiếp thu hơn và hiểu chúng một cách rõ ràng hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên dành ít phút để suy ngẫm, để xem có thể liên hệ những điều mình đã biết với những điều mình mới đọc được hay không, thử nghĩ xem chúng có đang đối lập nhau hay không? Hay là chúng bổ sung cho nhau?

Nhiều khi thì nhờ kiến thức mới mà mình hiểu rõ hơn về các kiến thức cũ, hoặc là “giải mã” được một bản chất nào đó mà trước đó mình đã biết nhưng chưa thực sự hiểu.

Nếu bạn chưa thử cách này thì lần tới, khi bạn đọc sách về một chủ đề nào đó, bạn hãy thử liên hệ, suy ngẫm và phản biện lại chúng dựa trên những điều mà mình đã biết xem sao nhé? Mình tin là bạn sẽ ngẫm được ra nhiều điều đó 🙂

#4. Thực sự “tận hưởng” quá trình đọc sách

lam-sao-de-ghi-nho-duoc-nhung-gi-ban-da-doc-tu-sach (1)

Đây là một điều rất quan trọng mà ai cũng nên “có” khi đọc sách.

Việc “tận hưởng” trong khi đọc sách sẽ giúp bạn tập trung hơn, hạnh phúc hơn và chủ động tiếp thu kiến thức hơn.

Bạn có để ý là có những quyển sách bạn đọc vào thấy dễ hiểu nhưng lại tạo cảm giác nhàm chán và khó chịu khi đọc không?

Hay ngược lại, có những quyển sách dù rất khó hiểu, nó khiến bạn phải tốn nhiều thời gian để suy nghĩ nhưng nó lại gợi cho bạn sự tò mò, niềm say mê với việc đọc.

Vâng, ý mình muốn nói là, nếu không hào hứng với cuốn sách bạn đang đọc thì bạn hãy cân nhắc việc ngừng đọc cuốn sách đó, hãy chọn những cuốn sách mà bạn thấy hứng thú.

II. Lời kết

Đó là 4 cách ghi nhớ những gì đã đọc trong sách hiệu quả nhất mà mình đang áp dụng và muốn chia sẻ lại với các bạn.

Còn bạn thì sao? Bạn đang sử dụng phương pháp nào để ghi nhớ những thông tin mà bạn học được trong sách? Đừng ngần ngại chia sẻ bên dưới phần comment nhé ^^ !

Hi vọng là bài viết này đã đem lại cho bạn những gợi ý phù hợpm. Cảm ơn bạn đã đọc đến đây nhé. Chúc bạn một ngày tốt lành >.<

CTV: Vũ Nam Phương – Blogchiasekienthuc.com
Edit by Kiên Nguyễn

Bài viết đạt: 4.7/5 sao - (Có 3 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop