Tại sao Gen Z hay nhảy việc? Nhảy việc cần những gì?

Gần đây mình có đọc được một số bài viết nói về việc Gen Z là thế hệ “thích nhảy việc”, “đam mê nhảy việc” và không chịu gắn bó với công ty.

Cá nhân mình cũng là một người thuộc thế hệ đầu của Gen Z và làm trong lĩnh vực IT nên mình hiểu rất rõ tại sao lại có những bài viết như thế, vì đặc biệt IT là một ngành có tỷ lệ nhảy việc tương đối cao.

Đó là một thực tế và nó đang diễn ra, nhưng liệu nhảy việc hay chuyển việc có phải là xấu hay không? Và liệu chúng ta có nên gắn bó với công ty/ doanh nghiệp lâu nhất có thể?

Bài viết hôm nay mình sẽ cùng các bạn đi tìm câu trả lời, đồng thời thì mình sẽ chia sẻ một vài kinh nghiệm, yếu tố khi các bạn muốn nhảy việc nhé.

#1. Tại sao Gen Z hay nhảy việc?

Trước khi trả lời câu hỏi tại sao Gen Z hay nhảy việc thì mình phải khẳng định, đây là kết luận được rút ra từ những con số thống kê (hơn 60% Gen Z nhảy việc trong năm đầu tiên đi làm)

Gen Z là những ai?

Nếu xét về mặt tuổi tác thì Gen Z là những bạn sinh từ năm 1997 cho đến năm 2006 (độ tuổi 2006 – 2012 thì mình không liệt kê vào, vì chưa đến độ tuổi lao động), hay nói cách khác là những bạn mới bước chân vào thị trường lao động tính cho đến thời điểm hiện tại.

Bài viết post năm 2022 !

Vậy tại sao theo thống kê Gen Z hay nhảy việc?

Theo mình nghĩ, nguyên nhân chính là mức lương. Không giống như các thế hệ trước thì Gen Z sinh ra trong một thời kỳ có mức sống cao, chi tiêu cũng tốn kém hơn.

Đơn cử như nhiều bài báo vẫn hay giật tít: “Sống ở thành phố lương 10 triệu/ tháng hay về quê với mức lương 5 – 7 triệu/tháng)”

Thực sự nếu “được” chọn thì mình tin là nhiều bạn sẽ chọn cuộc sống ở quê, vì nếu sống ở thành phố sẽ có quá nhiều khoản phải chi (thuê nhà, đi lại, ăn uống, giải trí, mua sắm,…), rất tốn kém.

Xuất phát từ nhu cầu cao như thế, nên rõ ràng, Gen Z nói riêng và những người lao động nói chung nếu muốn có cuộc sống “ổn” ở thành phố thì bắt buộc phải tăng thu nhập.

Mà nguồn thu nhập chính của họ lại đến từ lương, vậy nên, khi mức lương không đủ thì họ thường có xu hướng tìm công việc mới.

Ngoài ra, nếu so sánh với thế hệ trước thì Gen Z là những người mới tham gia thị trường lao động, chưa có nhiều kinh nghiệm nên dễ rơi vào trạng thái không đáp ứng được hoặc cảm thấy không phù hợp với công việc.

Kết hợp hai yếu tố chủ quan là lương (thu nhập) không được như kỳ vọng và kinh nghiệm còn thiếu cộng với việc có quá nhiều sự lựa chọn khiến cho Gen Z dễ dàng nhảy việc hơn.

Tất nhiên, nếu phân tích kỹ thì còn rất nhiều nguyên nhân khác như hoàn cảnh gia đình, hay phổ biến hơn là việc so sánh bản thân với người khác. Bạn bè bằng tuổi làm chỗ này chỗ kia lương xxx mà mình làm ở đây lương thấp hơn thấy rõ, trong khi mình cũng thua kém gì người ta đâu.

Kết hợp tất cả các yếu tố lại thì chúng ta sẽ có câu trả lời cho việc tại sao theo thống kê Gen Z lại có tỷ lệ nhảy việc cao như vậy, đặc biệt là trong khoảng 1-2 năm đầu sau khi ra trường đi làm.

#2. Nhảy việc cần những yếu tố gì?

tai-sao-gen-z-hay-nhay-viec-1

+) Khả năng của bản thân:

Có một sai lầm mà nhiều bạn vẫn hay nghĩ đó là cứ nhảy việc thì lương sẽ tăng. Điều này chỉ đúng khi năng lực, kinh nghiệm của bạn cũng tăng mà thôi.

Ví dụ mình làm IT thì thực sự không quá quan trọng tuổi tác, đặc biệt là trong khoảng 5 năm đầu sự nghiệp. Nếu có năng lực và khả năng thì nhà tuyển dụng sẵn sàng trả cho chúng ta mức lương tương xứng.

Vì vậy, trước khi muốn tìm một công việc mới thì mình khuyên các bạn nên tích lũy cho bản thân thật nhiều kinh nghiệm và không ngừng trau dồi kiến thức cũng như kỹ năng trước cái đã.

+) Mức lương:

Tăng lương có thể nói là lý do chính để nhảy việc trong hầu hết các trường hợp. Câu hỏi là tăng khoảng bao nhiêu phần trăm so với mức lương hiện tại thì nên nhảy?

Con số này tất nhiên còn phụ thuộc vào mức lương hiện tại của các bạn. Mình lấy ví dụ theo một số thống kê trong ngành IT thì rơi vào khoảng 30%-40% so mức lương hiện tại là hợp lý.

Ví dụ bạn đang có mức lương khoảng 15 triệu/tháng, nếu bạn tìm được một công ty offer cho bạn khoảng 19.5 – 21 triệu/tháng thì bạn có thể xem xét.

Tất nhiên đây chỉ là con số tham khảo của ngành IT, còn các ngành khác có thể cao hơn hoặc thấp hơn và tùy thuộc vào khả năng deal lương của các bạn nữa.

+) Thời điểm:

Có nhiều công ty yêu cầu nhân viên ký hợp đồng và cam kết phải làm việc trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu các bạn “phá” hợp đồng thì có thể sẽ phải đền bù, vậy nên khi có ý định nhảy việc phải thật sự cân nhắc xem như thế nào sẽ vẹn cả đôi đường.

Thông thường ở Việt Nam mình thấy sẽ có 3 đợt tuyển dụng lớn. Đợt tuyển dụng sau tết (tháng 1, 2) và đợt tuyển dụng giữa năm (khoảng tháng 4, 5) và đợt tuyển dụng tháng 9, 10 để bổ sung nhân sự.

Nguyên nhân thì cũng dễ hiểu thôi.

Nhiều công ty Việt Nam có chính sách thưởng cuối năm (thưởng tết) nên nhiều người muốn nghỉ cũng cố gắng làm cho đến hết năm. Thứ hai là dịp giữa năm thì phần đa là do tìm được cơ hội việc làm khác với mức lương cao hơn hẳn nên nhiều người nghỉ việc.

Nếu các bạn có ý định nghỉ việc thì nên xem xét 3 thời điểm này, đây cũng là ba thời điểm nhà tuyển dụng “đi săn” nhiều nhất do tâm lý chung của thị trường lao động. Khi đó nếu bạn ứng tuyển sẽ có khả năng được nhận cao hơn.

+) Môi trường mới:

Phần đa mọi người nhảy việc là để có mức lương cao hơn, nhưng cũng có nhiều người nhảy việc là để tìm môi trường mới phù hợp hơn.

Mình lấy ví dụ về ngành IT thì lý do “môi trường phù hợp” cũng có trọng lượng không kém gì so với lý do “mức lương phù hợp” đâu các bạn ạ.

Tại sao vậy?

Đối với nhiều người, họ chấp nhận chọn một công ty trả lương không cao hơn quá nhiều so với công ty cũ, nhưng đổi lại họ được thỏa sức sáng tạo và làm việc một cách thoải mái nhất.

Thời điểm mình quyết định chuyển qua công ty mới năm vừa rồi thực sự là mức lương cũng không cao hơn là bao so với thời điểm mình làm ở công ty cũ.

Nhưng đổi lại mình được làm việc trong một vai trò nhiều trách nhiệm hơn, nhiều thử thách hơn và điều đó giúp mình trưởng thành hơn rất nhiều. Đó thực sự là những giá trị vô hình mà các bạn nên cân nhắc khi muốn tìm kiếm một công việc mới hoặc một công ty mới.

Ngoài 4 yếu tố bên trên thì còn nhiều yếu tố khác phải cân nhắc (như khoảng cách từ nhà đến công ty, phúc lợi của công ty…) nhưng mình nghĩ bạn chỉ nên nhảy việc khi cân bằng được 4 yếu tố trên.

Còn việc cân bằng như thế nào thì phụ thuộc vào ưu tiên của các bạn.

Có nghĩa là nếu các bạn nhảy việc vì lương thì đưa lương lên làm tiêu chí đầu tiên, rồi xét các yếu tố khác nếu có thể và thuận lợi thì bạn nên nhảy việc.

#3. Lời kết

Đó là những nguyên nhân hàng đầu khiến Gen Z hay nhảy việc. Còn các bạn suy nghĩ như thế nào về vấn đề này?

Hi vọng là bài viết đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Hẹn gặp lại các bạn các bạn trong bài viết tiếp theo nhé !

Đọc thêm:

CTV: Nguyễn Đức Cảnh – Blogchiasekienthuc.com
Edit by Kiên Nguyễn

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 1 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop