Những sai lầm phổ biến khi đọc sách mà bạn nên biết

Xin chào các bạn, lại là mình đây. Chúng ta vừa mới đi hết chặng đường khám phá năng lực của bản thân trong chuỗi bài viết về đặc điểm về trí thông minh của con người. Nếu bạn có bỏ lỡ bài viết nào thì có thể đọc lại nhé ^^

Đổi mới là một phần tất yếu để khơi dậy nguồn cảm hứng trong cuộc sống. Chính vì vậy mà ngày hôm nay, mình sẽ giới thiệu đến các bạn một chủ đề tưởng chừng như rất gần gũi và quen thuộc, nhưng lại đang nhận được khá nhiều sự quan tâm của mọi người trong thời gian gần đây.

nhung-sai-lam-khi-doc-sach (1)

Vâng, đó là việc đọc sách sao cho hiệu quả !

Trong khuân khổ bài viết này, mình sẽ chỉ ra những sai lầm phổ biến mà nhiều người đọc sách hay mắc phải, đồng thời mình cũng sẽ cung cấp cho các bạn 3 giải pháp để việc đọc sách đạt hiệu quả như bạn mong muốn.

I. Những sai lầm thường thấy khi đọc sách

Okay.Giờ thì bắt đầu thôi nào !

#1. Đọc Tràn Lan, Không Có Sự Chọn Lọc

Ngày nay, báo đài và các phương tiện truyền thông nói chung thường khuyên chúng ta hãy đọc nhiều sách nhất có thể.

Điều này cũng tốt thôi, nhưng vấn đề chỉ thực sự nảy sinh khi bạn mất phương hướng trong việc kiểm soát lượng thông tin mình tiếp cận.

nhung-sai-lam-khi-doc-sach (1)

Đúng vậy, rất nhiều người trong số chúng ta quan niệm rằng cuốn sách nào cũng bổ ích, cũng đáng để tìm hiểu.

Các bạn dường như quên mất rằng giữa cuộc đời tràn ngập “drama” này, bất cứ điều nhỏ nhặt nào cũng có thể được thêu dệt thành một bài viết hoàn chỉnh.

Mỗi cuốn sách tốt là một người bạn hiền, điều đáng buồn là đôi khi ta mắc sai lầm trong việc chọn bạn.

Đọc sách tràn lan đồng nghĩa với nguy cơ tiếp cận các nguồn thông tin không chính thống, thậm chí là xuyên tạc, dẫn đến tư tưởng sai lệch và vô cùng độc hại.

Như thế thì việc đọc sách đâu còn ý nghĩa gì nữa, phải không các bạn?

#2. Đọc Sách Một Cách Thụ Động

Sai lầm tiếp theo khi đọc sách mà mình nhận thấy hầu hết mọi người đều mắc phải, đó là lối tiếp thu tri thức quá thụ động.

Điều này có nghĩa là bạn tin tưởng tuyệt đối vào những thông tin được đề cập trong cuốn sách ấy, cho đó là chân lí và cứng nhắc thực hiện theo.

nhung-sai-lam-khi-doc-sach (3)

Như mình đã khẳng định ở phần trên, chẳng có điều gì là chắc chắn cả. Mọi chuyện đều mang tính chất tương đối.

Vì vậy, nếu bạn đọc một cuốn sách mà không chút hoài nghi, không có sự phản biện, hay thử nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng khác thì hệ lụy sẽ khá nghiêm trọng đó !

Tiếp cận thông tin theo cách này khiến não bộ của chúng ta hình thành lối mòn trong hướng tư duy. Bạn sẽ mất dần năng lực phản biện vấn đề nếu duy trì cách đọc sách tầm thường ấy. Bạn sẵn sàng thử một vài thay đổi chứ?

#3. Tư Tưởng: Mua Là Phải Đọc 

Nhiều người quan niệm rằng đã tốn tiền mua sách thì dù hay dở thế nào cũng phải cố gắng đọc cho hết, kiểu như “đã mất tiền mua mâm thì phải đâm cho nó thủng” ấy 😀 Bản thân mình thấy suy nghĩ này khá là vớ vẩn.

nhung-sai-lam-khi-doc-sach (6)

Thật sự, làm cách nào chúng ta có thể học hỏi được những điều tốt đẹp qua một cuốn sách chẳng hề đem lại cảm giác hào hứng cơ chứ?

Đừng hiểu sai ý mình. Tất nhiên, bên cạnh một số cuốn sách chứa nội dung độc hại thì vẫn còn rất nhiều tựa sách chất lượng khác nữa. Thế nhưng “chất lượng” hoàn toàn không có nghĩa là “phù hợp” đâu nhé!

Bởi vì người khác có thể tìm thấy những điều tích cực từ cuốn sách này, nhưng bạn thì không. Điều này vẫn thường xảy ra, đơn giản vì những tiêu chuẩn của chúng ta là khác biệt nhau.

Nếu cứ ép mình đọc sách chỉ bởi tiếc tiền thì bạn sẽ vừa đánh mất thời gian lẽ ra nên dành cho những cuốn sách khác, vừa cảm thấy mỏi mệt và buồn chán nữa đó.

II. 3 phương pháp giúp việc đọc sách hiệu quả hơn

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu qua những sai lầm phổ biến nhất khi đọc sách rồi. Ở phần tiếp theo, mình sẽ giới thiệu với các bạn 3 phương pháp giúp việc đọc đạt hiệu quả cao nhất nhé!

Để đảm bảo dung lượng của bài viết, mình sẽ cố gắng khái quát thật ngắn gọn và dễ hiểu. Vì mình biết đa số mọi người đều thích sự cô đọng mà 😀

#1. Tập Thói Quen Ghi Chép

Okay, như mình đã từng nhấn mạnh thì việc ghi chép thực sự là một trong những cách thức tuyệt vời nhất giúp bạn ghi nhớ mọi thứ.

nhung-sai-lam-khi-doc-sach (5)

Trong trường hợp bạn không thể nhớ nổi điều gì mặc dù đã đọc cuốn sách này 2 ngày trước đó, hãy bắt đầu áp dụng phương pháp ghi chép từ hôm nay nhé.

Đặt một quyển sổ nhỏ cạnh bên mình. Trong quá trình đọc sách, hãy lựa chọn ra và ghi lại các thông tin thú vị hay những quan điểm bạn tâm đắc.

Bạn không cần phải ghi chính xác từng từ, từng chữ như trong sách. mà thay vào đó, bạn hãy ghi lại theo ý hiểu của bạn.

Điều này đảm bảo rằng bạn sẽ nhớ nhanh và nhớ sâu hơn, chưa kể việc chúng ta có thể nắm chắc kiến thức bằng cách xem lại bất cứ lúc nào nữa đấy !

#2. Tích Cực Tư Duy Trong Khi Đọc

Mình đã nói qua về sự sai lầm do tiếp nhận kiến thức thụ động ở phần trên. Và tin tốt là chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục được tình trạng này bằng cách luyện tập suy nghĩ thật linh hoạt trước mọi tình huống.

nhung-sai-lam-khi-doc-sach (4)

Cụ thể hơn nhé, khi bạn đọc sách và nhận thấy vấn đề này có thể mở rộng hơn nữa, hãy phát triển chúng theo nhiều chiều hướng khác nhau.

Bạn có thể củng cố, bổ sung hay thậm chí phản bác lại các luận điểm nếu cần thiết. Đừng sợ bẩn sách, hãy cứ dùng bút để gạch chân hoặc đánh dấu những chỗ nào mà bạn cho rằng cuốn sách nói chưa chính xác..

Quá trình thực hành này sẽ giúp cho não bộ của chúng ta hình thành tư duy phản biện – một kĩ năng vô cùng nổi cần thiết trong một xã hội phức tạp như hiện nay.

#3. Ứng Dụng Phương Pháp “Nhảy Cóc” khi đọc sách

Cuối cùng, mình sẽ chia sẻ với các bạn một mẹo rất hiệu quả mà mình vẫn thường hay áp dụng để lựa chọn sách phù hợp, đó chính là phương pháp đọc nhảy cóc.

nhung-sai-lam-khi-doc-sach (2)

Nghe thì có vẻ hơi phản khoa học, bởi sách là để nghiền ngẫm từng chút một mà. Thế nhưng cách đọc này chỉ có thể áp dụng khi bạn đã xác định đúng cuốn sách mình cần mà thôi !

Bởi vậy, lần sau nếu muốn kiểm tra mức độ “hợp cạ” giữa bạn và một đầu sách bất kì, bạn hãy đọc qua vài đoạn của từng chương. Những dòng in đậm đầu mỗi chương sẽ thường nhấn mạnh nội dung khái quát của chủ đề ấy.

Bạn cũng có thể đọc lướt phần mục lục để nắm được các nội dung chính mà cuốn sách đang đề cập đến và khơi gợi niềm hứng thú của bạn. Việc đọc sẽ đạt hiệu nhất khi chúng ta chọn đúng cuốn sách và biết cách đặt câu hỏi đó!

III. Lời Kết

Hi vọng là bài viết này sẽ hữu ích với các bạn, đừng quên chia sẻ góc nhìn của bạn về việc làm thế nào để đọc sách một cách  hiệu quả nhất thông qua việc để lại nhận xét phía bên dưới phần comment nhé !

Những phản hồi khách quan từ các bạn chính là động lực để Blog cũng như cá nhân mình nỗ lực hơn nữa. Thank you !

CTV: Ngô Hoàng Mai – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 4.3/5 sao - (Có 3 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop