Tiền ($) là một phương tiện nhanh nhất để trao đổi hàng hóa và thực hiện các giao dịch giữa người với người.
Tiền có thể được kiểm soát bởi một người, tùy thuộc vào cách tiêu tiền và quản lý tiền của người đó. Vậy làm thế nào để quản lý tiền bạc một cách hiệu quả nhất?
Đồng tiền có thể vào tay bạn rồi dễ dàng “ra đi” bất cứ khi nào, nên đòi hỏi mỗi người cần phải có phương pháp kiểm soát hợp lý.
Có thể cách quản lý tiền của mỗi người là khác nhau, nhưng suy cho cùng thì mục tiêu của chúng ta vẫn là tạo ra được một giá trị nhất định, đó chính là cách tiêu tiền sao cho hợp lý để có thể tiết kiệm được tiền một cách khôn ngoan nhất.
Và trong bài viết này mình sẽ chia sẻ với bạn một vài kinh nghiệm để quản lý tiền bạc mà mình đang áp dụng. Nếu thấy hợp lý thì các bạn có thể áp dụng theo nhé.
Mục Lục Nội Dung
#1. Ước lượng số tiền kiếm được
Muốn quản lý được tiền thì trước hết bạn phải xem số tiền mà mình kiếm được mỗi ngày hay mỗi tháng là bao nhiêu.
Có lẽ, đối với những người kinh doanh thì đây không phải là công việc gì xa lạ với họ, vì vốn dĩ trong họ đã có “máu” quản lý tiền rồi.
Một số người nghĩ rằng chỉ có những người kinh doanh, buôn bán hay làm công to việc lớn mới cần phải ước lượng số tiền để quản lý.
Nhưng thực ra không phải như vậy, việc ước lượng số tiền kiếm được là điều cần thiết cho mỗi người.
Chẳng hạn như sinh viên sống xa nhà, họ cũng cần phải ước lượng số tiền để chi tiêu sao cho hợp lý. Để không phải sống trong cảnh húp mì tôm vào những ngày cuối tháng.
Điều này tưởng chừng không mấy hữu ích, nhưng thực tế thì nó lại giúp bạn tạo ra được một thói quen rất tốt, giúp bạn chi tiêu một cách khoa học và hợp lý hơn. Và nó cũng hạn chế việc chi tiêu vượt quá số tiền mà bạn kiếm được.
#2. Lập ra các khoản cần chi tiêu
Tiền sẽ được bạn “nắm trọn trong tay” nếu bản thân bạn có cách tiêu xài hợp lý nhờ vào việc lập ra các khoản cần chi tiêu.
Để đảm bảo không xảy ra một vài nhầm lẫn, bạn cũng cần có một quyển sổ nho nhỏ để ghi chép một cách ngắn gọn những khoản tiền cần phải chi trả cho cuộc sống hằng ngày.
Đây có lẽ là công việc ít mấy ai thực hiện vì họ thường nghĩ sẽ tốn thời gian và đôi khi thấy phiền, nhưng lâu dần sẽ trở thành thói quen vô cùng hữu ích.
Các khoản chi tiêu hằng ngày cũng cần được ước lượng giống như số tiền mà bạn kiếm được vậy. Ví dụ như tiền ăn, tiền điện, tiền nước, tiền sinh hoạt hằng tháng và một khoản dành riêng cho các phí phát sinh.
Việc lập ra các khoản cần phải chi tiêu như thế này không chỉ giúp bạn có thể kiểm soát dòng tiền và quản lý tiền bạc một cách nhẹ nhõm và thông minh hơn. Mà thêm vào đó, bạn còn có thể tự mình điều chỉnh cách chi tiêu sao cho hợp lý nhất có thể để tạo động lực cho bản thân cố gắng mỗi ngày.
NOTE:
Nếu bạn ngại viết chi tiêu ra giấy thì mình sẽ chia sẻ với các bạn một ứng dụng quản lý tài chính trên điện thoại cực kỳ hữu ích mang tên Money Lover. Bạn có thể tải về theo địa chỉ này: Dành cho Android/ Dành cho iOS / Dành cho Windows Store
#3. Đặt mục tiêu tiết kiệm tiền cho tương lai
Ai cũng có những ước mơ và hoài bão cho riêng mình, và tiền là một trong số những tiêu chí quan trọng hàng đầu để có thể biến những ước mơ thành hiện thực.
Chính vì thế việc tiết kiệm tiền cho tương lai đương nhiên sẽ là điều cần phải làm. Và làm càng sớm càng tốt !
Một số người có suy nghĩ rằng không cần biết mình phải tiết kiệm số tiền là bao nhiêu, nhưng hễ có tiền là phải tích góp vào đấy cho tương lai.
Mặc dù đây đúng là một hướng đi đúng, nhưng đôi khi nó sẽ khiến bạn cảm thấy thực sự mệt mỏi vì phải tích góp và chi tiêu quá dè sẻn như vậy, vì nhiều khi sinh hoạt phí vẫn phải “mon men” sang tiền tiết kiệm.
Nếu bạn không đặt ra một con số cụ thể để tiết kiệm tiền, bạn sẽ khó có thể thực hiện được.
Giả sử bạn đặt mục tiêu tiết tiệm “từng này, từng này” tiền mỗi ngày. Con số cụ thể thì tùy vào số tiền mà bạn kiếm được mỗi ngày, nên mình không thể đưa ra được một con số chính xác.
Bạn có thể trích ra khoảng 10% số tiền mà bạn kiếm được cho tương lại. Và đặt quyết tâm là sẽ không động đến số tiền đó.
Mình không biết mọi người sao, chứ việc không đặt mục tiêu tiết kiệm cụ thể số tiền mỗi ngày thì mình sẽ không thể nào giữ nổi tiền. Đôi lúc mình cảm giác như bị ảo tưởng vào số tiền “vô định hình” đó rồi lại lấy ra tiêu xài lúc nào không hay.
Lâu dần, mình đúc rút ra một kinh nghiệm là đặt một mục tiêu thật cụ thể, thật chi tiết về số tiền sẽ tiết kiệm. Như vậy thì số tiền tiết kiệm của mình mới thực sự được “yên ổn”.
#4. Quy tắc 6 cái lọ: Công thức quản lý tài chính thông minh nhất
Dưới đây là cách quản lý tiền của những người thành đạt, bạn có thể áp dụng nó vào cuộc sống của chính bạn nhé.
#5. Lời kết
Trên đây là một vài chia sẻ nho nhỏ của mình về kinh nghiệm quản lý tiền bạc mà mình thấy nó hiệu quả và hữu ích với mình. Hi vọng rằng bài viết có thể giúp bạn giải quyết vấn tiền bạc một cách dễ dàng hơn !
Chúc các bạn thành công !
CTV: Yên Tử – Blogchiasekienthuc.com