5 yếu tố phát triển mối quan hệ bằng Trí Tuệ Cảm Xúc ít người biết

Đôi lúc tương tác với người khác làm chính chúng ta bị tổn thương và vô cùng mệt mỏi. Ngược lại, dù không cố ý nhưng chỉ trong vài giây xúc động, chúng ta cũng không giữ nổi sự bình tĩnh để có được một mối quan hệ tốt đẹp hơn với người khác.

Cảm Xúc là một bản năng tự nhiên, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng để duy trì và phát triển mối quan hệ. Đó là lý do tại sao chúng ta cần biết thêm về Trí Tuệ Cảm Xúc.

yeu-to-phat-trien-moi-quan-he-bang-tri-tue-cam-xuc (1)

Trí Tuệ Cảm Xúc là khả năng xác định được cảm xúc của chính mình và người khác. Sau khi nhận biết rõ ràng các cảm xúc, ta sẽ điều hướng suy nghĩ, hành động của mình phù hợp với hoàn cảnh đó.

Đối với một số chuyên gia, Chỉ số Thông Minh Cảm Xúc (EQ) còn đóng vai trò hơn cả Chỉ số Thông Minh (IQ). Nhiều cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng, Trí Tuệ Cảm Xúc ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa ra quyết định, xử lý tình huống.

Vậy làm thế nào để rèn luyện Trí Tuệ Cảm Xúc? Vâng! Theo Daniel Goleman (Nhà tâm lý học), có 5 yếu tố tạo nên Trí Tuệ Cảm Xúc. Nếu như các bạn chưa biết thì hãy cùng mình tìm hiểu về năm yếu tố này và cách luyện tập để cải thiện Trí Tuệ Cảm Xúc nhé !

#1. Tự nhận thức

Tự nhận thức là khả năng nhận biết và thấu hiểu về cảm xúc của mình. Dựa trên việc nhận biết cảm xúc, bạn sẽ ý thức rất rõ hành động, tâm trạng và cảm xúc của mình ảnh hưởng đến người khác như thế nào.

Để tự nhận thức cảm xúc tốt hơn, bạn cần luyện tập theo dõi cảm xúc của mình bằng cách:

+ Nhận ra phản ứng về cảm xúc bạn đang có.

(Ví dụ, Sau khi nghe sếp mắng, bạn thấy mình có phản ứng nóng bừng người, mặt đỏ gay, tim đập nhanh, tay chân run rẩy, đầu óc quay cuồng)…

+ Nhận dạng mỗi cảm xúc khác nhau bằng cách gọi tên những cảm xúc đó.

(Ví dụ, cũng ví dụ trên, bạn tự đặt tên cho những phản ứng bạn đang có đó là “tức giận”, “xấu hổ”, “thất vọng,…)…

yeu-to-phat-trien-moi-quan-he-bang-tri-tue-cam-xuc (2)

Khi nhận thức rõ về cảm xúc, bạn cũng nhận biết được cảm xúc và dự đoán những hành vi của người khác. Goleman cho rằng những người có cảm nhận tốt về mình và mọi người thường rất tự tin và biết rõ về cảm nhận của người khác về họ.

#2. Tự điều tiết

Tự điều tiết là khả năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc của chính mình. Điều này không có nghĩa là kìm nén và che giấu cảm xúc thật của mình nha.

Nhưng bạn cần chờ đúng lúc, đúng nơi, để thể hiện cảm xúc thật. Tự điều tiết có nghĩa là thể hiện cảm xúc một cách phù hợp.

Những người có kỹ năng tự điều tiết rất linh hoạt và thích nghi tốt với những sự thay đổi. Họ cũng rất giỏi trong việc kiểm soát mẫu thuẫn hoặc giải quyết vấn đề.

yeu-to-phat-trien-moi-quan-he-bang-tri-tue-cam-xuc (3)

Goleman cho rằng người tự điều tiết cảm xúc tốt có tính tự giác cao. Họ biết cách ảnh hưởng đến người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành động của mình.

#3. Kỹ năng xã hội

Giao tiếp tốt với người khác là một yếu tố quan trọng khác của Trí Tuệ Cảm Xúc.

Không chỉ thấu hiểu được cảm xúc của mình mà họ còn hiểu được cảm xúc của người khác. Việc thấu hiểu người khác là thông tin giúp ra quyết định phù hợp với lợi ích các bên.

yeu-to-phat-trien-moi-quan-he-bang-tri-tue-cam-xuc (4)

Trong công việc, các nhà quản lý sẽ thành công hơn nếu giữ mối quan hệ tốt đẹp và kết nối các nhân viên trong phòng làm việc cùng nhau.

Và nhân viên cũng làm việc hiệu quả hơn khi phát triển tốt mối quan hệ giữa các đồng nghiệp và cấp trên. Kỹ năng xã hội bao gồm khả năng lắng nghe, ngôn ngữ cơ thể, khả năng giao tiếp, lãnh đạo và thuyết phục.

#4. Cảm thông

Cảm thông, là khả năng nhận biết trạng thái cảm xúc của người khác và phản ứng phù hợp với những gì bạn cảm nhận được.

yeu-to-phat-trien-moi-quan-he-bang-tri-tue-cam-xuc (5)

Giả sử, khi thấy ai đó đang buồn hay thất vọng, bạn đưa ra cách ứng xử phù hợp với người đó như thể hiện sự quan tâm, truyền cảm hứng, giúp họ có góc nhìn lạc quan vào tình hình hiện tại.

Cảm thông cũng giúp ta thấu hiểu được sức mạnh lãnh đạo, đặc biệt là trong môi trường công sở. Những người có khả năng cảm thông có thể cảm nhận được ai là người quyền lực trong các mối quan hệ khác nhau. Và họ cũng hiểu được quyền lực đó ảnh hưởng đến cảm xúc, hành vi của người khác như thế nào.

#5. Truyền cảm hứng

Những thứ xa xỉ như danh tiếng, tiền bạc, địa vị, sự công nhận không phải là những thứ thúc đẩy người có Trí Tuệ Cảm Xúc.

yeu-to-phat-trien-moi-quan-he-bang-tri-tue-cam-xuc (6)

Thay vào đó, họ tìm những cảm hứng đến từ bên trong, tìm đam mê để lấp đầy nhu cầu bên trong. Họ xuôi theo dòng chảy, đồng điệu với những thứ nội tại và theo đuổi đam mê đó.

Những người giỏi trong việc truyền cảm hứng có định hướng hành động rõ ràng. Họ đặt ra mục tiêu, khao khát đạt mục tiêu đó và luôn tìm cách để làm mọi thứ tốt hơn.

Đó cũng là những người rất nhiệt tinh và chủ động khi làm việc. Khi có khả năng truyền cảm hứng cho chính mình, ta cũng tìm ra cách truyền cảm hứng cho người xung quanh khi họ mất phương hướng hay thất vọng.

Đó chính là 5 yếu tố để phát triển mối quan hệ bằng Trí Tuệ Cảm Xúc mà bạn nên biết, hi vọng bạn sẽ thích bài viết này !

__CTV Phạm Thu Linh__Blogchiasekienthuc.com__

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 4 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop