Muốn nói tiếng Anh hay và lôi cuốn thì phải có bí quyết. Vậy nên bài viết sau đây mình sẽ giúp cho các bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của ngữ điệu tiếng Anh trong việc giao tiếp tiếng Anh hằng ngày.
Ngữ điệu trầm bổng, nhấn nhá là một phần rất quan trọng trong việc truyền tải nội dung, không chỉ tiếng Anh mà ngay cả trong Tiếng Việt hay bất cứ ngôn ngữ nào cũng thế.
Tầm quan trọng của ngữ điệu tiếng Anh thể hiện ở chỗ giống như trọng âm của câu, góp phần giúp người nghe biết được cảm xúc, mục đích nói chuyện, phong cách, cũng như tình cảm của người nói.
Mục Lục Nội Dung
#1. Tầm quan trọng của ngữ điệu tiếng Anh
Khá nhiều người học tiếng Anh nói chung (đặc biệt là người mới bắt đầu) thường chỉ tập trung học phát âm chuẩn từng âm tiết hoặc chỉ chú trọng dịch nghĩa, nhưng nếu ghép đầy đủ từ vào thành một câu thì lại thiếu đi âm sắc, sự ngân nga.
Điều này khiến cho việc phát âm câu khá nhàm chán, cứ đều đều và không truyền tải được cảm xúc cho người nghe.
Theo định nghĩa, ngữ điệu trong tiếng Anh là sự lên xuống giọng, ngắt nghỉ để tạo âm sắc, sự nhấn nhá cho câu.
Ngữ điệu tiếng Anh mang tới những lợi ích như sau:
+ Giúp cho người nghe hiểu được trọn vẹn hơn nội dung cần truyền đạt (thái độ, cảm xúc, hàm ý) của người nói.
+ Giúp cho cuộc giao tiếp thêm phần tự nhiên, lôi cuốn và trôi chảy.
+ Nghe hiểu và quen thuộc hơn với cách nói chuyện của người bản xứ cũng như hiểu được những ý nghĩa sâu xa, ẩn ý sau mỗi lời nói của họ.
Trong tiếng Anh có 2 cách thể hiện ngữ điệu đặc trưng, đó là: Lên giọng và xuống giọng. Sau đây mình xin chia sẻ một số quy tắc ngữ điệu phổ biến của người bản xứ tiếng Anh.
#2. Quy tắc lên giọng (the rising tune)
2.1. Lên giọng ở cuối câu Yes-No Question
Ở cuối các câu hỏi, đặc biệt là câu hỏi Yes or No, bạn cần lên giọng một chút để tạo tín hiệu cho người nghe rằng mình đang có ý định hỏi họ điều gì.
For example:
Do you like flowers?
Have you ever been here?
Are you OK?
2.2. Lên giọng ở cuối các câu hỏi đuôi (Tag-question)
Ở cuối của những câu hỏi đuôi, bạn cần lên giọng một chút vì phần đuôi mang ý nghĩa xác định lại người nghe về một thông tin chưa chắc chắn nào đó.
For example:
Peter like watching TV, doesn’t he?
You break the glasses, don’t you?
2.3. Lên giọng ở những câu cầu khiến
Đối với các câu cầu khiến, khi muốn nhờ người khác làm giúp mình việc gì đó, bạn cần nhấn mạnh một chút ở cuối câu.
For example:
Can you spend 3 minutes talking to me?
Will you close the door for me, please?
2.4. Khi thể hiện cảm xúc tích cực
Khi nghe một thông tin tốt lành bạn thường thể hiện cảm xúc tích cực như vui sướng, ngạc nhiên, hạnh phúc, bất ngờ bằng những tính từ hoặc từ chỉ cảm xúc… Điều quan trọng là chúng ta cần lên giọng ở những tính từ này.
For exaple:
That sounds great. I’m so happy now.
Oh, absolutely surprise.
#3. Quy tắc xuống giọng (the falling tune)
3.1. Xuống giọng ở cuối các câu trần thuật
Câu trần thuật (hay câu kể) thường chứa đựng thông tin hoặc các câu chuyện từ người nói và thường kết thúc bằng dấu chấm. Khi kết thúc các câu trần thuật, chúng ta cần xuống giọng để người nghe hiểu được câu chuyện đã kết thúc hay chưa.
For example:
I really like daisy.
Today, I study English.
3.2. Xuống giọng ở cuối câu hỏi có từ để hỏi
Ở những câu hỏi có từ để hỏi như “ Who,What, When, Where, Why, How,…” chúng ta cần xuống giọng ở cuối câu.
For example:
When is your birthday?
What are you doing?
3.3. Xuống giọng ở cuối các câu đề nghị, mệnh lệnh
For example:
Shut up!
Move, now!
3.4. Xuống giọng ở câu cảm thán thể hiện tâm trạng tiêu cực
For example:
I’m so sorry.
I’m so sad for this news.
Okay, như vậy là mình vừa chia sẻ với các bạn một số thông tin về tầm quan trọng của ngữ điệu tiếng Anh. Hi vọng các bạn sẽ áp dụng thành thục để nói tiếng Anh hấp dẫn hơn nhé.
CTV: Yên Tử – Blogchiasekienthuc.com