Mậu thân 1968 (P#5): Cuộc đàm phán giữa ông Lê Đức Thọ và Henry Kissinger

Bài này thuộc phần 5 trong 10 phần của series Sự kiện mậu thân 1968

Chào mừng các bạn đã quay lại với Series “Ngược dòng thời gian” có trên Blog chia sẻ kiến thức [dot] com. Một series giúp các bạn hiểu hơn về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước hào hùng của dân tộc ta.

Ở trong bài viết trước thì chúng ta đã biết được lý do tại sao Paris lại được chọn làm địa điểm đàm phán rồi….

Và để tiếp nối cho bài viết đó thì ở trong bài viết ngày hôm nay, mình sẽ cùng các bạn đi sâu hơn vào nội dung của cuộc đàm phán đó, và tìm hiểu về “cuộc khẩu chiến” của ông Lê Đức Thọ với nhà ngoại giao hàng đầu nước Mỹ – Henry Kissinger.

Vâng, 30 năm sau khi cuộc đàm phán ở Paris kết thúc, khi trả lời phỏng vấn về cuộc đàm phán này, ông Henry Kissinger không khỏi nuối tiếc và thán phục mà trả lời rằng:

“Tôi có thể làm tốt hơn nếu như đối diện trên bàn đàm phán, không phải là ông Lê Đức Thọ.”

Đây có thể được xem như là một minh chứng sống cho tài ngoại giao bậc thầy của ông Lê Đức Thọ – một người không có tiếng tăm gì trước khi ngồi vào bàn đàm phán.

cuoc-dam-phan-giua-ong-le-duc-tho-va-henry-kissinger (1)

Nói qua về đối thủ của ông Lê Đức Thọ thì Henry Kissinger nổi tiếng là một người kiêu ngạo, thích khoe mẽ, thế nên trước khi ngồi vào bàn đàm phán, Kissinger đã tự tin tuyên bố là sẽ đè bẹp ông Thọ ngay trên bàn đàm phán.

Ngay từ những buổi gặp mặt đầu tiên, Kissinger đã muốn sử dụng chiến thuật “đánh” phủ đầu ông Thọ khi đưa tấm bằng tiến sĩ Harvard của mình ra. Và ông nói với ông Thọ rằng:

“Tôi là một giáo sư đại học Harvard, mà đã là một giáo sư đại học Harvard thì không bao giờ phát biểu dưới 54 phút”

Tuy nhiên bằng sự nhạy bén của mình, ông Thọ đã “đấm” cho Kissinger không trượt phát nào khi đáp lại rằng:

“Tôi thì không phải giáo sư hay tiến sĩ gì, nhưng thằng con trai tôi nó là tiến sĩ.”

Vâng, chỉ với một câu nói như vậy thôi đã làm cho Kissinger chẳng thể đáp lại được gì thêm và đành phải im lặng.

Chúng ta thường nói rằng “huấn luyện viên thì không ra sân”, và ông Lê Đức Thọ cũng vậy, trong các cuộc họp công khai 4 bên, ông Thọ thường sẽ không tham dự.

Vai trò “nhạc trưởng” của phái đoàn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được giao cho Bộ trưởng Bộ ngoại giao Xuân Thủy, còn về phía mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được giao cho bà Nguyễn Thị Bình.

cuoc-dam-phan-giua-ong-le-duc-tho-va-henry-kissinger (2)

Còn về phía “huấn luyện viên” Lê Đức Thọ thì ông thường gặp ông Kissinger ở các cuộc họp bí mật. Thế nên, những miếng đòn mà ông Thọ dành cho Kissinger cũng ít được biến đến.

Henry Kissinger nổi tiếng với nghệ thuật đàm phán quanh co, kỹ thuật không nói sự thật nhưng cũng không hẳn là nói dối. Biết được điều này, ông Thọ luôn tính toán kỹ lưỡng, cực kỳ cẩn thận trong từng pha “ra đòn” của mình.

Nói là bí mật, tuy nhiên những cuộc đàm phán kín như này luôn là tâm điểm của giới báo chí. Cuộc họp diễn ra như cuộc gặp mặt của các ngôi sao hạng A, đến nỗi phóng viên còn thuê luôn cả ngôi nhà đối diện, dỡ mái ngói để trèo lên nghe ngóng tính hình, thu thập thông tin.

Sức hút của cuộc họp lớn đến nỗi, từng nét mặt, từng cử chỉ hay là từng nụ cười nếu bị cánh báo chí chụp được đều được đem ra để phân tích rất kĩ lưỡng.

Cũng chính vì điều này mà ông Thọ cực kì chú trọng đến từng hành động, cũng như cách ăn mặc của mình, mọi thứ đều được chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng.

Có một chi tiết chúng ta có thể thấy rằng ông Thọ là một người hết sức tinh tế đó là:

Bên ngoài thì ông cũng mặc vest hay những bộ đồ như bất cứ những nhà đàm phán nào khác. Tuy nhiên, trên tay ông lúc nào cũng đeo một chiếc nhẫn, mà đó không phải là một chiếc nhẫn làm bằng vàng hay bạc gì cả, cũng chẳng phải là chiếc nhẫn cưới… mà nó chỉ là chiếc nhẫn được làm bằng nhôm.

Điều đặc biệt ở chỗ, chiếc nhẫn này được làm ra từ vỏ máy bay B52 bị bắn rụng ở Hà Nội. Vâng, chỉ với một chiếc nhẫn thôi cũng đã khiến cho đối thủ phải e dè, một chiếc nhẫn thay cho vạn lời nói.

cuoc-dam-phan-giua-ong-le-duc-tho-va-henry-kissinger (1)

Tuy nhiên, không có ai là hoàn hảo mà không có sai sót gì được, ông Thọ cũng vậy, có một lần ông bị hớ và làm cho cả cánh báo chí lẫn thế giới bị hớ theo.

Đó là một sự việc diễn ra sau khi đàm phán xong, báo chí đã bắt được cảnh ông Thọ cười tươi như hoa khi bắt tay ông Kissinger. Thế là như một chủ đề nóng hổi, cánh báo chí “từ lá cải cho đến uy tín hàng đầu” đều đồng loạt đưa tin về chiều hướng tích cực của hội nghị Paris.

Đến cả bộ chính trị ở Hà Nội sau khi theo dõi tin tức mà giới báo chí đăng cũng không khỏi vui mừng mà hớn hở điện sang luôn để xem có gì tiến triển mới không, mà thấy ông Thọ cười tươi như vậy.

Tưởng vậy nhưng không phải vậy, đến lúc hỏi, ông Thọ mới nói rằng lúc đó Kissinger bắt tay chặt quá, không biết làm gì nên đành phải cười thôi.

cuoc-dam-phan-giua-ong-le-duc-tho-va-henry-kissinger (3)

Ở bên kia chiến tuyến, Henry Kissinger cũng không phải là tay mơ, ông được xem như là “cây đại vĩ cầm về địa chính trị của Mỹ”, một người đã quá quen với việc đàm phán, thế nên ông có rất nhiều chiêu trò khác nhau để sử dụng với ông Lê Đức Thọ.

Nhận thấy rằng ông Thọ lớn hơn mình đến tận một giáp, thế nên Kissinger thường câu kéo thời gian đến lúc đêm muộn để cho ông Thọ mệt lử ra mới bàn đến công việc. Kissinger nghĩ rằng:

“Với cái thân già 60 tuổi đó, thì sức đâu mà trụ được đến đêm, lúc này đưa ra yêu cầu gì thì ông Thọ cũng phải gật đầu mà chấp thuận”

Thế nhưng không, gừng càng già càng cay, với khả năng đọc vị cực tốt của mình thì dăm ba cái chiêu trò trẻ con này đã bị ông Thọ đoán trước được.

Vậy nên càng về đêm, ông Thọ là càng tỉnh táo, cũng vì vậy mà những cú “đấm” của ông dành cho Kissinger lại càng đau hơn.

Có lần Kissinger đã đưa ông Thọ vào thế khó khi đưa cho ông Thọ 30 cái ảnh màu kích cỡ  bằng cái khay được chụp từ vệ tinh rất rõ.

Trong đó hầu hết là bộ đội ta đang ở trong rừng, đội mũ tai bèo hoặc mũ cối, vai mang ba lô còn rõ cả hình ngôi sao trên mũ. Kissinger cho đó là việc Miền Bắc đem quân vào đánh miền Nam.

Tưởng như đây là một bằng chứng không thể chối cãi, và nó là con át chủ bài giúp Mỹ nắm được lợi thế trên bàn đàm phán. Nhưng không..

Ông Lê Đức Thọ đã vỗ đùi và cười khành khạch khiến cho rất nhiều người trong bàn phán bất ngờ. Sau đó ông Thọ lớn tiếng và nói rằng (đại khái nội dung thôi nhé các bạn, để phù hợp hơn với văn phong của giới trẻ 😀 ):

Rừng Việt Nam chỗ nào mà chả giống chỗ nào, các ông ra Miền Bắc chụp quân đội mũ cối, sao vàng đeo lon như thế này là chuyện bình thường.

Vậy tại sao lúc chúng tôi đưa pháo, đưa xe tăng vào đánh Sài Gòn thì các ông lại chả biết gì. Tình báo của các ông còn non và xanh lắm.

cuoc-dam-phan-giua-ong-le-duc-tho-va-henry-kissinger (4)

Những lời nói này như một cái tát chí mạng giáng thẳng vào mặt của phía Mỹ và Henry Kissinger tại bàn đàm phán. Có lần không hiểu là do “cay cú” hay gì mà Kissinger lớn tiếng nói với ông Thọ rằng:

Nếu ông mà cứ cứng đầu như vậy thì có lẽ chiến tranh vẫn sẽ tiếp tục và bom đạn sẽ còn rơi ở miền Bắc đấy.

Cứ tưởng đe dọa như vậy sẽ khiến cho ông Thọ và bên phía Việt Nam sợ hãi và chấp nhận thỏa thuận. Thế nhưng vừa mới dứt lời, ông Thọ đã đập bàn và lớn tiếng quát lại rằng:

Này ! Không phải là ta mới đánh nhau từ hôm qua đâu, đánh thì cũng đã đánh 4-5 năm nay rồi, bom đạn cũng đã rơi nhiều rồi, thế nên đừng có đưa bom đạn chiến tranh ra mà dọa.

Trước thái độ cứng rắn của ông Thọ, Kissinger cũng chỉ biết im lặng và lần sau rút kinh nghiệm hơn. Lúc này, ông Kissinger đã khôn ngoan hơn khi mang một bức điện của Tổng thống Nixon, ẩn ý nói về việc sẽ đe dọa ném bom trở lại ở miền Bắc. Tuy nhiên, ông Thọ vẫn cứng rắn đáp lại rằng:

Đánh nhau mãi rồi, đàm phán cũng gần 5 năm rồi, đừng có dùng đe dọa với Việt Nam chúng tôi.

Trước thái độ đe dọa của Mỹ, ông Lê Đức Thọ đã nhận định bằng 2 câu thơ.

“Dằn lòng chờ đợi ít lâu

Chầy ra thì cũng năm sau sợ gì.”

Ý muốn nói rằng, nếu Mỹ muốn “chày cối” thì ta đợi đến năm sau rồi giải phóng miền Nam, chiến tranh giải phóng dân tộc không thể vội được.

Quả thật như vậy, sau khi cuộc đàm phán tạm thời rơi vào sự bế tắc, khi vừa mới về đến Hà Nội thì Tổng thống Nixon quyết định khai màn chiến dịch Linebaker II hòng san bằng Hà Nội.

Với việc sử dụng vũ khí tân tiến nhất là pháo đài bay B52, Mỹ tự tin sẽ buộc ta phải ngoan ngoãn kí kết hiệp định Paris.

Tuy nhiên, đây lại là trận thua đau đớn nhất của lịch sử nước Mỹ từ trước đến nay, khi con quái vật chưa từng bị đánh (máy bay B52) bại lại rụng như sung trên bầu trời hà nội Hà Nội.

Vậy tại sao một món vũ khí được mệnh danh là con quái vật chưa từng bị đánh bại lại rụng như sung ở Hà Nội? Để biết chi tiết hơn thì các bạn hãy theo dõi phần tiếp theo của serie này nhé >.<

CTV: Đinh Tùng – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 7 lượt đánh giá)
Bài viết cùng Serie<< Mậu thân 1968 (P#4): Tại sao Paris được chọn là nơi đàm phánMậu thân 1968 (P#6): B52 rụng như sung trên bầu trời Hà Nội #1 >>
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop