Mậu thân 1968 (P#10): Bộ đội ta đã khắc chế tên lửa Shrike 2 của Mỹ thế nào?

Bài này thuộc phần 10 trong 10 phần của series Sự kiện mậu thân 1968

Hello, xin chào các bạn đã đến với series Ngược dòng thời gian có trên Blog chia sẻ kiến thức [dot] com. Ở bài viết trước, chúng ta đã thấy được sự nguy hiểm của tên lửa Shrike rồi phải không nào.

Tuy nhiên, với sự thông minh, mưu trí và gan dạ thì bộ đội ta gần như đã khắc chế được sự nguy hiểm của loại tên lửa này.

Nhưng rõ ràng rồi, Mỹ sẽ không dễ dàng chịu thua như vậy, bởi lần này Mỹ quay lại với quyết tâm là bằng mọi cách phải lấy được lợi thế trên bàn đàm phán. Vậy nên Mỹ đã quyết định nâng cấp tên lửa AGM-45 Shrike lên thành tên lửa AGM-78, hay thường gọi là Shrike 2.

2-dac-cong-viet-nam-ha-8-b52-cua-my (2)

Với việc nâng cấp vũ khí lên AGM-78 thì tính năng và sức mạnh của loại tên lửa này vượt trội hơn hẳn. Nếu như ở trong game coi AGM-45 Shrike là bản thường thì AGM-78 được xem như là bản VIP, là vậy đó các bạn 🙂

Nếu như trước đây tên lửa Shrike 1 chỉ có tầm bắn là 40km, mang theo đầu đạn 47kg và tốc độ nhanh nhất đạt được là 514m/s thì Shrike 2 có tầm bắn lên tới 90km. Không những thế, nó còn mang được đầu đạn 97kg, đặc biệt tốc độ bay lên đến 617m/s.

Đây được xem như là một bài toán cực kỳ khó đối với chúng ta, bởi vì mỗi chiếc AGM-45 Shrike trước đây cũng đã đủ khiến cho chúng ta đau đầu rồi, nay lại phải đối phó với phiên bản VIP này nữa.

Thế nhưng, đó chỉ là những thông số có phần cơ bắp mà thôi, thứ đáng sợ của “bản Vip” này là khả năng ghi nhớ mục tiêu, và tấn công chính xác sau khi đã khóa mục tiêu kể cả khi đã tắt ra-đa.

Lúc này, nếu như bật ra-đa thì xác suất bị phá hủy gần như là tuyệt đối (kể cả khi đã tắt). Thế nên chúng ta không thể chơi trò ú òa như đã chơi với Shrike 1 được nữa. Nhưng nếu không bật rađa thì máy bay nó thả bom kiểu gì cũng chết, mà còn chết nhiều hơn nữa là đằng khác.

2-dac-cong-viet-nam-ha-8-b52-cua-my (1)

Tuy vậy, không có loại vũ khí nào là không có điểm yếu cả, với phương châm đó, mặc dù mất một thời gian khá dài nhưng cuối cùng bộ đội ta cũng đã tìm ra được cách để khắc chế tên lửa Shrike 2.

Chúng ta sẽ không bật rađa cả ngày lẫn đêm như ngày xưa nữa. Thay vào đó, chúng ta sẽ bật vào những thời điểm quan trọng.

Vậy lúc nào thì được xem là thời điểm quan trọng? Vâng, tất cả là nhờ các đài quan sát cách chúng ta hàng trăm ki lô mét.

Vào ban ngày thì chúng ta có thể sử dụng ống ngắm quang học, thế nhưng vào ban đêm, hoặc những lúc ta không thể nhìn thấy thì bắt buộc phải bật ra đa.

Ví dụ đài quan sát ở Vinh thấy máy bay đang bay về hướng Hà Nội, thì sẽ ngay lập tức báo cho bộ đội ta ở Thanh Hóa để chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất, nếu không có gì xảy ra thì bộ đội ở  Thanh Hóa tiếp tục báo cáo cho Ninh Bình và Ninh Bình sẽ báo cáo về cho Hà Nội.

Vừa báo cáo, vừa ước tính tốc độ và thời gian máy bay bay vào thủ đô.

2-dac-cong-viet-nam-ha-8-b52-cua-my (3)

Với một dây chuyền hoạt động liên tục như vậy, ta đã làm giảm thiểu đáng kể hoạt động của máy bay mang tên lửa Shrike.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là nếu như ta bật rađa lên thì kiểu gì cũng bị Shrike tấn công, vì nó có khả năng nhớ vị trí mà. Vậy ta phải làm gì tiếp theo đây?

Vâng, sau nhiều lần thất bại thì cuối cùng bộ đội ta cũng tìm ra cách.

Shrike có khả năng ghi nhớ và xác định mục tiêu tốt thật đấy, nhưng không phải bay vèo cái là nhớ được luôn, mà nó cũng cần thời gian để ghi nhớ và xác định mục tiêu. Chính vì thế, bộ đội ta còn chơi trò thay đổi tần số thu phát ra-đa liên tục khiến cho việc ghi nhớ của Shrike càng mất thời gian hơn.

Bởi vì lúc trước nó chỉ lờ mờ nhớ rằng ở tần số này, nhưng chưa kịp khóa mục tiêu đã xuất hiện tần số khác. Cứ như vậy, tên lửa Shrike sẽ mất rất nhiều thời gian để ghi nhớ, mà càng mất thời gian thì bộ đội ta lại càng có thêm cơ hội.

2-dac-cong-viet-nam-ha-8-b52-cua-my (1)

Biết được cách khắc chế tên lửa Shrike thì coi như chúng ta đã có cơ hội bắn được máy bay B52 rồi. Đơn giản bởi vì, nếu không có máy bay mang tên lửa Shrike bay cùng để quét ra-đa thì B52 chả khác gì là những con chim mồi để bộ đội ta tập bắn cả.

Để đánh được B52, bộ đội ta đã sử dụng rất nhiều cách khác nhau nhưng cách đầu tiên là “Né B52”, đơn giản bởi vì “tránh voi chẳng xấu mặt nào”. Đánh ở đây không chỉ là bắn rơi B52, mà nó còn là hạn chế sức sát thương của B52 hết mức có thể.

Nếu như đang hành quân mà thấy trên bầu trời các máy bay trinh sát của địch (như kiểu OV-10) đang bay ù ù bỗng nhiên giãn ra thì rất nhanh chóng, bộ đội ta phải chui ngay vào hầm trú ẩn.

Bời vì khi B52 lâm trận, tất cả máy bay trinh sát của định phải đi chỗ khác nếu không muốn ăn bom vào người.

2-dac-cong-viet-nam-ha-8-b52-cua-my (2)

Không những thế, lúc hành quân chúng ta cũng không được đi trên các con đường bằng phẳng, trống trải, không được nghỉ chân ở các khe suối để lấy nước, không được di chuyển qua các khúc sông, phà cố định. Bởi vì những địa điểm này đã được Mỹ đánh dấu và chăm sóc rất kỹ càng.

Nhờ những mẹo nhỏ ấy mà ta đã hạn chế được rất nhiều sức sát thương của máy bay B52. Góp phần vào chiến tích đánh bại B52 của bộ đội ta.

2-dac-cong-viet-nam-ha-8-b52-cua-my (3)

Còn cách thứ 2 là chúng ta chẳng cần khắc chế tên lửa Shrike hay gì cả, cũng chẳng cần dùng đến tên lửa của ta luôn… đó là việc đánh thẳng vào căn cứ quân sự của Mỹ.

Ý tưởng này nghe thì có vẻ rất hoang đường nhưng lại được thực hiện rất thành công và bộ đội ta đã phá hủy được rất nhiều máy bay tại các căn cứ quân sự của Mỹ ở Udon, Ubon và Utapao ở Thái Lan.

2-dac-cong-viet-nam-ha-8-b52-cua-my (4)

Tuy nhiên, việc đánh thẳng vào căn cứ quân sự của Mỹ không phải là điều dễ dàng, hay nói làm là làm ngay được. Việc này đòi hỏi phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng từ việc nghiên cứu bản đồ, địa hình, cho đến việc tuyển chọn các đặc công.

Không những thế, việc đánh trực diện vào căn cứ quân sự của địch chả khác gì đi vào cửa tử cả, phải tính toán hết sức cẩn thận bởi vì căn cứ quân sự là nơi được bảo vệ một cách rất nghiêm ngặt, chỉ những người có chức vụ mới được tiếp cận mà thôi.

Vậy làm thế nào mà chỉ với 2 đặc công của ta lại có thể đánh thẳng vào căn cứ quân sự của Mỹ được? Tất cả sẽ được mình trình bày trong bài viết tiếp theo, hãy chú theo dõi serie Mậu thân 1968 có trên Blog nha các bạn !

CTV: Đinh Tùng – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 7 lượt đánh giá)
Bài viết cùng Serie<< Mậu thân 1968 (P#9): Tên lửa Shrike của Mỹ và cách ứng phó của bộ đội ta
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop