Mậu thân 1968 (P#6): B52 rụng như sung trên bầu trời Hà Nội #1

Bài này thuộc phần 6 trong 10 phần của series Sự kiện mậu thân 1968

Chào mừng các bạn đã quay trở lại với Series “Ngược dòng thời gian” có trên Blog chia sẻ kiến thức [dot] com.

Ở bài viết trước thì mình đã giúp các bạn hiểu hơn về nghệ thuật ngoại giao cũng như tài năng của ông Lê Đức Thọ trên bàn đàm phán ở Paris rồi.

Tuy nhiên, phía Mỹ sau nhiều lần đe dọa bất thành thì sau khi đoàn Việt Nam vừa về đến Hà Nội thì Tổng thống Nixon đã mang con quái vật B52 ra ánh sáng và ném bom dữ dội tại Hà Nội.

b52-rung-nhu-sung-tren-bau-troi-ha-noi-phan-1 (1)

Qua đó, Mỹ muốn dùng sức mạnh quân sự của mình để tạo lợi thế trên bàn đàm phán. Bởi vì chúng nghĩ rằng với sức mạnh của máy bay B52 thì Việt Nam sẽ phải e sợ và ngoan ngoãn chấp nhận mọi yêu cầu của Mỹ trên bàn đàm phán.

Chúng tự tin đến mức khi nói với quân lính rằng:

“Bay vào Hà Nội như một cuộc dạo chơi trong đêm Phương Đông, ở độ cao 10.000m đối phương sẽ không thể nào với tới. Các bạn chỉ cần ấn nút, rồi trở về căn cứ an toàn, sạch sẽ.”

Tuy nhiên, lính Mỹ đâu biết được rằng, đó chính là lời động viên vô lý nhất mà họ từng nghe.

Cả ban chỉ huy quân sự lẫn lính Mỹ đều không biết được rằng Việt Nam đã chuẩn bị đánh B52 trước đó cả chục năm nhờ tầm nhìn vĩ đại của Bác Hồ. Thế nên bọn chúng tin tưởng vào sức mạnh tuyệt đối của con quái vật mà chúng mang đến.

Năm 1972, lần đầu tiên Mỹ mang “pháo đài bay” B52 sang đánh Việt Nam để lấy lợi thế trên bàn đàm phán. Thế nhưng trước đó 10 năm, tức là vào năm 1962 thì Bác Hồ đã gặp đồng chí Phùng Thế Tài và nói rằng:

“Bây giờ chú là tư lệnh phòng không, vậy chú biết gì về B52 chưa.”

Vào cái lúc cả thế giới còn chỉ biết lờ mờ về B52 thì một đất nước nhỏ bé như Việt Nam làm gì mà có cơ hội được tìm hiểu sâu về loại chiến đấu cơ này. Vậy nên, đồng chí Phùng Thế Tài chỉ biết ấp úng.

b52-rung-nhu-sung-tren-bau-troi-ha-noi-phan-1 (1)

Thế nhưng Bác cũng không hề trách móc mà chỉ dặn dò vài câu:

“Nói thế thôi chứ giờ chú có biết cũng chưa làm gì được, nó bay cao trên 10 cây số mà trong tay chú hiện nay thì chỉ có pháo cao xạ mà thôi.

Thế nhưng từ nay, chú phải theo dõi chặt chẽ và thường xuyên phải quan tâm đến loại máy bay B52 này.”

Thế nên chúng ta cũng chẳng bất ngờ gì khi phải đối đầu với B52 của Mỹ. Vâng, trước khi tìm hiểu rõ hơn về trận đánh 12 ngày đêm thì chúng ta hãy quay trở lại những năm 1965.

Lúc đó, Liên Xô vừa tài trợ cho Việt Nam tên lửa SAM-2, Ra-đa và Pháo cao xạ. Và kể từ đó, cơ hội bắn được B52 của chúng ta được tăng lên đáng kể. Nói vậy nhưng không phải lúc nào cũng vậy, trên lý thuyết thì nó là như thế.

b52-rung-nhu-sung-tren-bau-troi-ha-noi-phan-1 (2)

Nhưng thực tế nó lại khác xa rất nhiều. Một hệ thống tên lửa phòng không cần rất nhiều máy móc phức tạp, như là hệ thống thu phát Ra đa, bệ phóng tên lửa…

Không những có nhiều máy móc, mà hệ thống máy móc này cũng rất đồ sộ và cồng kềnh. Thế nên rất dễ bị máy bay địch phát hiện, cho dù ta có thể ngụy trang được đi chăng nữa thì khi bắn tên lửa phòng không việc lộ vị trí là không thể tránh khỏi.

Bởi vì khi phóng tên lửa, khói bụi sẽ bay mù mịt, cái này thì không thể nào mà che đậy được.

b52-rung-nhu-sung-tren-bau-troi-ha-noi-phan-1 (3)

Và rõ ràng rồi, cứ như vậy thì sẽ bị máy bay địch rải bom. Mà đã bị rải bom thì xem như là hỏng cả phòng tuyến, bởi vì việc di chuyển các máy móc là rất khó khăn.

Cũng vì thế mà ta bị đặt vào trường hợp tiến thoái lưỡng nan, bắn không được mà không bắn cũng không được. Thật sự khó xử !

Đến đây một bài toán cực kỳ hóc búa được đặt ra để thách thức các bộ não của các chỉ huy bộ đội ta. Có 2 vấn đề được đặt ra, bắn thì lộ vị trí, coi như đã mất cả phòng tuyến. Thế nhưng không bắn thì Mỹ sẽ làm chủ cả bầu trời.

______

Đến đây, chiến thuật nghi binh lại được áp dụng. Các trận địa giả được sắp xếp xen kẽ các trận địa thật khiến cho máy bay địch không biết thế nào mà lần. Các trận địa phòng không giả đều được làm bằng cót ép.

b52-rung-nhu-sung-tren-bau-troi-ha-noi-phan-1 (4)

Những lúc cần nghi binh thì ta chỉ cần cho nổ bộc phá, lúc đó khói bụi mù mịt chẳng khác gì trận địa thật. Máy bay địch thì bay trên cao chẳng thể biết được là thật hay giả. Cũng chính nhờ trận địa giả này mà khiến cho Mỹ tốn biết bao nhiêu là bom đạn.

Cứ sau mỗi chuyến bay, phi công nào cũng hớn hở báo cáo rằng đã phá được vài cái trận địa phòng không của ta rồi. Nhưng chúng đâu biết được rằng đó chỉ là những thứ mà ta làm ra để lừa chúng mà thôi.

Cứ nghĩ rằng các trận địa đã bị phá hủy, thế nhưng ngày hôm sau bay qua chỗ cũ lại vẫn lại bị bắn phá. Nhiều lần như thế địch lại thêm phần hoang mang, không biết Việt Nam lấy đâu ra nhiều trận địa tên lửa như vậy.

Cứ như vậy Mỹ chẳng biết đường nào mà lần. Chúng cứ nghĩ rằng năm 1965 ta mới được nhận tên lửa từ Liên Xô thì nhanh nhất phải đến năm 1966 ta mới biết cách sử dụng.

Thế nhưng nghi binh chỉ là cái kế để ta có thể bảo vệ được trận địa phòng không mà thôi. Còn việc bắn hạ máy bay thì cần rất nhiều kỹ năng lẫn kinh nghiệm.

Muốn bắn rơi được  B52 vốn dĩ đã rất khó, nay lại càng khó hơn khi Mỹ lắp thêm các sợi dây kim loại 2 bên cánh để làm nhiễu ra đa của ta.

Nguyên lý hoạt động của Ra đa và cách làm nhiễu sóng của quân đội Mỹ:

b52-rung-nhu-sung-tren-bau-troi-ha-noi-phan-1 (6)

Đầu tiên, các bạn phải hiểu rõ về nguyên lý hoạt động của ra đa trước. Nguyên tắc thu phát của Ra đa rất đơn giản, nhờ vào tính phản xạ của sóng điện từ nên Ra đa sẽ phát ra loại sóng này theo dạng xung. Khi gặp các vật cản, các xung này sẽ phản xạ trở lại máy thu.

Rồi từ đó, dựa vào các công thức tính toán (dựa trên vận tốc và thời gian thu phát) thì ta có thể biết được chính xác vị trí mà vật cản ở đâu. Trong trường hợp này, cụ thể là máy bay địch.

b52-rung-nhu-sung-tren-bau-troi-ha-noi-phan-1 (5)

Thế nhưng, với một nước phát triển trước thời đại như Mỹ thì chẳng có lý do gì để chúng không hiểu được nguyên lý hoạt động của cái máy Ra-đa này để khắc chế nó cả.

Mỹ đã sử dụng cách gây nhiễu Ra-đa mà Anh đã sử dụng với quân Đức trong chiến tranh thế giới thứ II để vô hiệu hóa Ra-đa của chúng ta.

Họ đã sử dụng rất nhiều sợi dây kim loại để thả xuống, làm cho bộ đội ta không thể biết được đâu là tọa độ của sợi dây, đâu là tọa độ thật của máy bay.

Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đó, Mỹ còn cẩn thận hơn khi sử dụng rất nhiều sợi dây kim loại khác nhau nhằm vô hiệu hóa các tần số khác nhau mà ta có thể sử dụng để quét được vị trí máy bay.

Trung bình cứ 25 sợi dây sẽ được báo trên màn hình giống như là một chiếc máy bay. Thế nhưng trong lúc bay, Mỹ nó thả cả nghìn cái thì bộ đội ta chỉ có “khóc ròng” mà thôi, theo lý thuyết thì không thể biết được vị trí thật của máy bay được.

b52-rung-nhu-sung-tren-bau-troi-ha-noi-phan-1 (7)

Lúc đầu, ta lừa Mỹ bằng các trận địa giả bằng cốt ép, bây giờ Mỹ lừa ta bằng các máy bay giả hiển thị trên Ra-đa.

Cứ nghĩ với nhiều máy bay “ảo” kiểu đó thì các đồng chí đọc ra-đa (hay còn gọi là các Trắc thủ) chỉ có “khóc tiếng mán”, thế nhưng khó với ai chứ với người Việt Nam thì càng khó ta lại càng thích 😀

Với kinh nghiệm dày dặn trong việc nghi binh thì chiêu trò này của Mỹ đã bị ta hóa giải một cách đơn giản.

Bởi tốc độ bay của máy bay và tốc độ rơi của các sợi dây là khác nhau hoàn toàn. Từ đó các trắc thủ chỉ cần đợi một khoảng thời gian là sẽ nhận ra chính xác đâu là máy bay, đâu là sợi dây mà thôi.

b52-rung-nhu-sung-tren-bau-troi-ha-noi-phan-1 (8)

Thế nhưng, với việc sở hữu những bộ óc thiên tài, sau khi Mỹ nhận ra việc nghi binh đã bị hóa giải một cách dễ dàng địch thì lại có thêm một chiêu trò mới, khó chịu hơn và hóc búa hơn rất nhiều.

Lúc này đội hình bay của các máy bay ném bom sẽ được bay trước, còn theo sau nó là 2 chiếc máy bay EB 66 lượn vòng tròn nhằm làm nhiễu ra-đa của chúng ta.

Vâng, và với cách sử dụng các sợi dây kim loại để làm nhiễu ra-đa thì ta chỉ cần đợi là được, thế nhưng với cách mới này của địch thì ta càng đợi chỉ càng thiệt hại mà thôi.

Đứng trước tình hình đó, bộ đội ta đã phải làm gì để giải quyết bài toán hóc búa mà bên Mỹ đưa ra đây? Làm thế nào mà con quái vật B52 lại rụng như sung tại  bầu trời Hà Nội như vậy?

Mời các bạn đọc các bài viết tiếp theo trong serie này nhé !

CTV: Đinh Tùng – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 8 lượt đánh giá)
Bài viết cùng Serie<< Mậu thân 1968 (P#5): Cuộc đàm phán giữa ông Lê Đức Thọ và Henry KissingerMậu thân 1968 (P#7): Mỹ đã khắc chế tên lửa SAM-2 của ta như thế nào? >>
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop