Mậu thân 1968 (P#9): Tên lửa Shrike của Mỹ và cách ứng phó của bộ đội ta

Bài này thuộc phần 9 trong 10 phần của series Sự kiện mậu thân 1968

Hê-lô, xin chào quý vị và các bạn đã quay lại với chuyên mục “Ngược dòng thời gian” có trên Blog Chia Sẻ Kiến Thức [dot] com. Đến với chuyên mục NGƯỢC DÒNG THỜI GIAN, chúng ta sẽ được tìm hiểu rõ hơn về các cuộc chiến tranh trường kỳ để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ dân tộc.

Như các bạn cũng đã biết, Mỹ là một đế quốc có tiền lực cực kỳ lớn về cả kinh tế lẫn quân sự. Thế nhưng, trong cuộc chiến tranh Việt Nam, mọi thứ chưa bao giờ là dễ đối với Mỹ cả.

Vì muốn khẳng định vị thế “đàn anh” của cả thế giới, Mỹ muốn nắm được lợi thế trước Việt Nam trên bàn đàm phán, vậy nên Mỹ đã nghĩ ra đủ chiêu trò khiến cho bộ đội ta phải gặp rất nhiều những khó khăn. Mỗi thử thách mà Mỹ đưa ra như là một bài toán cực kỳ hóc búa mà bộ đội ta phải giải cho bằng được trong một khoảng thời gian rất ngắn.

mau-than-1968-phan-9 (1)

Từ việc thả dây kim loại gây nhiễu ra-đa, đến việc phá sóng liên lạc giữa tên lửa và đài điều khiển… Không dừng lại ở đó, độ “chịu chơi” của Mỹ còn được thể hiện qua việc dùng 15 triệu đô để chế tạo ra con “quái vật” F-111 chỉ vì muốn tiêu diệt tên lửa SAM-2 của bộ đội ta.

Tuy vậy, những chiêu trò trên không thể nào làm khó được bộ đội ta, không mất quá nhiều thời gian để bộ đội ta có thể giải được bài toán mà Mỹ đưa ra. Thế nhưng, sau thất bại thảm hại của F-111 trước tên lửa SAM-2, vì muốn lấy lại thể diện nên Mỹ đã đem sang Việt Nam một loại vũ khí được xem như là hung thần của mọi loại Ra-đa – đó chính là Tên lửa Shrike.

mau-than-1968-phan-9 (1)

Tên lửa Shrike là một loại tên lửa có mức độ sát thương cực kỳ lớn đối với Ra-đa. Đây là loại tên lửa không đối đất, lắp đầu tự dẫn, hoạt động theo nguyên tắc tự động điều khiển theo bức xạ sóng điện từ.

Điều đó có nghĩa là, nếu như ra đa hoặc ăng ten của ta được bật lên, loại tên lửa này sẽ ngay lập tức bắt được sóng và tìm ra vị trí chính xác nơi ta đặt ra-đa. Việc của phi công Mỹ chỉ là nhấn nút là Shrike sẽ ngay lập tức lao đến mục tiêu với tốc độ siêu nhanh, kèm theo đó là độ chính xác gần như tuyệt đối.

Ở bài viết trước thì chúng ta đã biết được tầm quan trọng của Ra-đa trong hệ thống tên lửa pháo phòng không là như thế nào rồi, ấy vậy mà với Shrike mà Mỹ đem sang, đùng một cái thôi là hệ thống tên lửa của ta chả khác gì một đống sắt vụn, mất đi ra-đa như mất đi đôi mắt vậy, bắn tên lửa chỉ như bắn mò mà thôi, càng bắn càng phí tên lửa.

mau-than-1968-phan-9 (2)

Ngày đó, đội hình bay của Mỹ luôn luôn phải có những chiếc máy bay F-105 mang theo tên lửa Shrike bay trước để phá phòng tuyến tên lửa của ta.

Khi đó B52 của địch thoải mái lộng hành trên bầu trời nước mình. Chỉ cần mới bật ra-đa lên thôi, chưa kịp nhìn thấy địch ở đâu thì đã ăn ngay quả lên lửa vào đầu luôn rồi. Chính vì thế mà tên lửa Shrike đã khiến cho bộ đội ta hoang mang hết cả.

Nếu như ngày xưa chỉ với các trận địa giả làm bằng cót ép, ta đã khiến cho Mỹ quay mòng mòng trên bầu trời vì không phân biệt được đâu là trận địa giả, đâu là trận địa thật thì giờ đây…

Với tên lửa Shrike, các trận địa giả này cũng chẳng thể lừa được nữa rồi, bởi vì chả có trận địa giả nào lại thu phát ra-đa cả. Bây giờ, nó không cần phải xác định trận địa bằng mắt nữa, mà nó xác định bằng tần số sóng, cứ mở ra-đa lên là xác định ăn nguyên quả tên lửa vào đầu. Thật sự là rất khó cho bộ đội ta vào lúc này !

mau-than-1968-phan-9 (3)

Thế nhưng để khắc chế loại tên lửa này, bộ đội ta chỉ cần thực hiện một thao tác hết sức cơ bản đó là tắt Ra-đa đi là xong. Thế nhưng tắt đi rồi thì chả khác gì “thằng mù đi chơi trốn tìm” cả, chả thấy gì mà bắn. Máy bay địch cứ thế mà bay thoải mái, lúc đấy nó thả bom thì có mà đi cả thành phố.

Vậy làm thế nào nào để vừa có thể bật được ra-đa, mà vừa né được tên lửa Shrike?

Sau một thời gian dài nghiên cứu, cuối cùng thì ta đã tìm ra nguyên tắc hoạt động của tên lửa Shrike. Nếu ngày xưa ta đặt các tiểu đoàn tên lửa rời rạc, cách xa nhau thì 100% là sẽ ăn đạn, kiểu gì cũng chết.

Bởi vì nó hiểu rằng, tại vị trí đó chỉ có một nguồn bức xạ mà thôi. Thế nên, ta sẽ đặt các tiểu đội tên lửa lại một chỗ để thách đố loại tên lửa này. Mỗi tiểu đội tên lửa sẽ bật tắt ra đa trong một khoảng thời gian cực ngắn, hết đội này đến đội khác không theo một quy luật nào cả.

Ngày xưa nó xác định rõ ràng vị trí nguồn bức xạ thì tấn công dễ dàng, thế nhưng bây giờ ở đâu cũng có bức xạ, mà còn bật tắt liên tục, tên lửa Shrike không tài nào mà xác định chính xác mục tiêu được. Với trò chơi ú òa này thì chúng ta đã hạn chế được một phần nào sự nguy hiểm của tên lửa Shrike.

mau-than-1968-phan-9 (4)

Thế nhưng, rõ ràng đây chỉ là một giải pháp ngắn hạn mà thôi, bởi vì mục tiêu của ta là hạ B52 chứ không phải là để né mấy quả tên lửa này.

Nhưng nếu như cứ bật/tắt ngắn hạn như thế này thì chúng ta cũng chả thấy gì để mà bắn cả. Vì vậy, cuối cùng ta vẫn phải bật ra-đa mà thôi, nhưng làm sao để bật ra-đa mà vẫn tránh được Shrike thì đây mới là bài toán cần phải giải quyết.

Chúng ta phải hiểu rằng, tên lửa và ra-đa là những thứ quý hơn vàng, bởi vì chúng ta không thể tự sản xuất được ra những thứ này, mà phải nhờ Liên Xô viện trợ mới có. Thế nên bằng mọi giá, phải tìm được cách khắc chế thứ tên lửa chết tiệt này.

Sau nhiều tổn thất nặng nề thì cuối cùng ta cũng đã tìm ra được giải pháp phù hợp. Tuy nhiên, nó chỉ có 1% thành công mà thôi, 99% còn lại là thất bại. Thế nhưng còn nước còn tát, còn thở là còn gỡ, chưa thử làm sao mà biết được, chỉ cần có một cửa sống thôi là chúng ta vẫn còn chiến đấu.

mau-than-1968-phan-9 (6)

Sau khi đo đạc rất nhiều lần, chúng ta đã biết được vận tốc tên lửa Shrike rơi vào khoảng 225m/s, còn đối với tên lửa SAM-2 thì vận tốc lên đến 750m/s. Với tốc độ chênh lệch lớn như vậy thì theo như tính toán, nếu cùng bắn một lúc thì tên lửa của ta sẽ gặp mục tiêu trước.

Sau khi hạ được mục tiêu rồi thì chỉ cần ngắt ra-đa rồi quay ăng ten đi là xong. Nhưng đó chỉ là trên lý thuyết mà thôi, nói thì rất dễ nhưng để thực hiện được điều đó là vô cùng khó khăn. Bởi làm sao để ta với địch bắn cùng một lúc là một điều rất khó rồi.

Hơn thế nữa, đây được xem như là cuộc chiến sinh tử mà ta là người nắm phần thiệt hơn rất nhiều. Thế nên, những chiến sĩ được chọn phải là người có tinh thần “kim cương” chứ không thể nào chọn những người có tinh thần thép được.

Đơn giản bởi vì, khi ta bắn thì địch cũng bắn, tuy tốc độ nhanh hơn nhưng chỉ cách nhau có vài giây mà thôi. Hơn nữa, còn phải quyết định điều khiển nốt quả tên lửa cho trúng mục tiêu luôn hay là tắt đi để bảo toàn tính mạng cho cả tiểu đội. Chênh lệch chỉ có vài giây thôi vì tên lửa nó bay nhanh gần gấp đôi tốc độ âm thanh.

mau-than-1968-phan-9 (5)

Thế nhưng, với tinh thần “Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh” mà ngày đó ta đã làm được những điều tưởng chừng như không thể.

Lúc đầu, tỷ lệ bắn trúng mục tiêu của Shrike là 100% thì nay chỉ còn 50% mà thôi. Chính vì tinh thần ấy mà Shrike của Mỹ đã phải đầu hàng bộ đội ta. Khi đó ta mới bắn được B52, mà một khi đã bắn được B52 thì ta mới có lợi thế trên bàn đàm phán, và Miền Nam mới có cơ hội được giải phóng.

Tuy nhiên đó mới chỉ là lộ trình mà thôi, con quái vật B52 vẫn đang còn đó. Còn việc bắn B52 như thế nào thì hãy cùng mình tìm hiểu kỹ hơn trong phần tiếp theo của serie này nhé (>‿♥)

CTV: Đinh Tùng – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 13 lượt đánh giá)
Bài viết cùng Serie<< Mậu thân 1968 (P#8): Việt Nam bắn rụng “quái vật 15 triệu đô” bằng súng trườngMậu thân 1968 (P#10): Bộ đội ta đã khắc chế tên lửa Shrike 2 của Mỹ thế nào? >>
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

2 comments

  1. Những chuyện xa xưa không nên nhắc lại chẳng lợi ích gì.

    • Kiên Nguyễn Blog

      Cá nhân mình thì nghĩ, hợp tác thì vẫn hợp tác, phát triển thì vẫn phát triển cùng Mỹ, mọi chuyện cũng đã qua.
      Nhưng lịch sử thì không thể không nhắc nhé bạn, đó chính là lý do mà môn Lịch sử luôn có trong các chương trình giáo dục và có các bộ phim về lịch sử của cha ông vẫn được công chiếu hằng năm.
      Một phần là để khơi gợi niềm tự hào dân tộc, một phần là để giúp các bạn trẻ có tinh thần yêu nước hơn.


Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop