Mậu thân 1968 (P#8): Việt Nam bắn rụng “quái vật 15 triệu đô” bằng súng trường

Bài này thuộc phần 8 trong 10 phần của series Sự kiện mậu thân 1968

Chào mừng bạn đã quay trở lại với series “Ngược dòng thời gian” có trên Blog Chia sẻ kiến thức [dot] com.

Đã gần 1 tháng kể từ khi phần 7 ra mắt thì hôm nay mình mới tiếp tục trả bài được, không biết bạn có còn nhớ nội dung trong các phần trước hay không 🙂 nếu không thì hãy tự giác đọc lại đi nhé ᵔᴥᵔ

Ngoài những kiến thức có phần khô khan trong các chương trình sách giáo khoa Lịch sử ở trường lớp thì đến với chuyên mục “Ngược dòng thời gian”, các bạn sẽ được tiếp cận và tìm hiểu về những câu chuyện vô cùng thú vị về công cuộc chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta.

Okay, không dài dòng thêm nữa, ở bài viết trước thì chúng ta đã thấy rằng để ngăn việc B52 cứ liên tục “rụng” thì việc mà Mỹ đã làm, đó chính là đánh thẳng vào hệ thống Ra-đa của bộ đội ta.

Cũng chính vì tầm quan trọng như vậy, thế nên Ra-đa đã được liệt vào 50 loại vũ khí, khí tài có thể làm thay đổi cục diện chiến tranh.

Bởi nó không chỉ dùng để phát hiện, định vị mục tiêu chính xác, mà còn là cơ sở để phát triển nhiều loại vũ khí quân sự tối tân và đầy sức mạnh khác nữa.

Trước đây, nếu muốn bắn trúng mục tiêu thì việc đầu tiên là phải có tầm nhìn, mà tầm nhìn thời đó thì chỉ có nhìn bằng mắt thường mà thôi.

Thế nhưng với Ra-đa thì khác, chúng ta có thể bắn trúng mục tiêu cách xa cả mấy ki-lô-mét mà bình thường mắt người không nhìn thấy được. Hơn nữa, tỷ lệ trúng mục tiêu cực kỳ cao.

viet-nam-ban-rung-quai-vat-15-trieu-do-bang-sung-truong (1)

Chính vì thế, để sử dụng thành thạo và hiệu quả loại vũ khí này thì lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam đã phải nỗ lực rất nhiều, cố gắng rất nhiều.

Có rất nhiều vị trí và cái tên mới được ra đời. Ngoài những vị trí cũ thì Trắc thủ là một cái tên khá xa lạ đối với hầu hết mọi người.

Tuy nhiên, trong hệ thống tên lửa phòng không thì Trắc thủ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng và thiết yếu.

viet-nam-ban-rung-quai-vat-15-trieu-do-bang-sung-truong (2)

Để giúp các bạn hiểu hơn về Trắc thủ là gì thì mình sẽ giải thích ngắn gọn như sau:

Trắc thủ là một vị trí trong hệ thống tên lửa pháo phòng không với nhiệm vụ quan sát và đọc màn hình Ra-đa, lọc nhiễu và xác định chính xác vị trí của máy bay địch để ra quyết định bắn tên lửa.

B52 có rụng hay không, dân ta có được yên ổn hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào những người lính trong vai trò là Trắc thủ này.

Cũng chính vì tầm quan trọng như thế nên để ngồi được vào vị trí Trắc thủ đó, người được chọn đã phải trải qua các đợt tuyển chọn vô cùng kỹ lưỡng.

Với yêu cầu “tai phải thính, mắt phải tinh, thao tác tay phải mềm dẻo”, và đặc biệt không được phép mắc sai lầm dù chỉ là nhỏ nhất, nếu có sẽ bị loại luôn.

Thế nên, việc tuyển chọn và thay đổi Trắc thủ là một việc cực kỳ quan trọng, và phải được sự đồng ý của Trung đoàn Trưởng hay Sư đoàn Trưởng.

Ở trong bài viết trước thì các bạn cũng đã biết, bí mật về cách hoạt động của tên lửa SAM-2 và hệ thống phòng không của ta đã bị lộ, thông qua việc Ai cập đã chơi dại và hậu quả là để lọt “nguyên bộ” vào tay của Israel – một đồng minh của Mỹ.

Với việc bí mật đã bị lộ, Mỹ đã biết được chính xác tần số liên lạc giữa tên lửa và đài điều khiển của chúng ta, thế nên, cho dù có biết chính xác vị trí của máy bay địch thì ta bắn vẫn trượt mà thôi.

viet-nam-ban-rung-quai-vat-15-trieu-do-bang-sung-truong (3)

Nhưng thực ra điều này cũng không phải là việc gì đó quá khó đối với bộ đội ta, mà không thể giải quyết được.

Với việc biết chính xác tần số và chỉ đánh đúng vào tần số liên lạc của ra-đa chúng ta. Không thể phủ nhận đây là một lợi thế vô cùng lớn của Mỹ, thế nhưng đây cũng chính là con dao 2 lưỡi đã giết chết Mỹ.

Đối mặt với vấn đề này, ta chỉ cần thay đổi tần số liên lạc là coi như xong, mọi chuyện chấm dứt. Nguyên tắc thay đổi tần số cũng không phải là quá khó, dựa vào công thức vật lý lớp 12 như hình bên dưới.

Vì thế nên ta chỉ cần thay đổi C trong công thức là xong, còn thay đổi như thế nào thì anh em ai giỏi Vật lý, ai hiểu rõ hơn thì comment cho mình và mọi người cùng biết với nhé ٩(͡๏̮͡๏)۶

Tất nhiên, nói thì thường dễ hơn làm, việc thay đổi tần số không phải cứ muốn làm là được. Ta cần phải có ý kiến của Liên Xô, được thì ta mới có quyền thay đổi, còn không thì chịu.

Không những thế, nó quan trọng đến nỗi, tần số này chỉ có kỹ sư trưởng của tập đoàn sản xuất tên lửa bên Liên Xô mới có thể biết được.

Nó được xem như là bí mật quốc gia nên muốn thay đổi thì phải hỏi ý kiến trực tiếp của Liên Xô, vì đây là nước đã viện trợ vũ khí cho ta.

viet-nam-ban-rung-quai-vat-15-trieu-do-bang-sung-truong (4)

Ngày đó, Liên Xô không cho phép chúng ta thay đổi bởi vì họ sợ sẽ lộ bí mật quốc gia.

Tuy nhiên, nếu không thay đổi được thì cả bầu trời Hà Nội, thậm chí là  bầu trời Việt Nam sẽ thuộc quyền kiểm soát của Mỹ.

Không những thế, nếu không thay đổi được thì cả nghìn quả tên lửa của ta chả khác gì một đống sắt vụn, không hơn không kém.

Nhưng rất may là ngày đó, đại sứ của Liên Xô tại Việt Nam đã quyết đoán cho ta mở ra để thay đổi tần số. Ông quả quyết rằng:

“Bây giờ người Mỹ người ta đã nghiên cứu ra, người ta đã đánh được rồi thì còn gọi gì là bí mất nữa. Các anh Việt Nam cùng chuyên gia Liên Xô ở đây cứ mở ra, mọi thứ như thế nào tôi sẽ chịu trách nhiệm.”

Cũng chính nhờ vậy mà bộ đội ta có thể điều chỉnh lại được tần số ra-đa để có thể bắn hạ được B52.

Lúc đó, mặc dù không ăn ớt nhưng Mỹ vẫn rất cay Việt Nam, vì ta đã sử dụng quá thuần thục tên lửa SAM-2 và hệ thống phòng không của ta quá kiên cố. Mặc dù tìm đủ mọi cách nhưng Mỹ vẫn không thể nào vượt qua được.

Thấy Israel sử dụng máy bay đánh ở tầm thấp với tốc độ bay rất nhanh có thể đánh được SAM-2 nên Mỹ cũng đã thử áp dụng theo chiến thuật này.

Không chỉ học cách đánh của Israel, mà Mỹ còn cải tiến lên một tầm cao mới. Điển hình là chiếc máy bay “Cánh cụp cánh xòe F-111” của Mỹ, tuy nhiên chiêu trò này lại được áp dụng sai người.

Đối với những người lính Ai Cập nhút nhát, không có tinh thần chiến đấu thì chiến thuật này tỏ ra rất hiệu quả, thế nhưng khi áp dụng với quân đội nhân dân Việt Nam thì đó là một điều quá sai lầm.

Ngày đó, để chọc thủng được lớp phòng không của ta, Mỹ đã “chịu chơi” đến nỗi chi hẳn 15 triệu đô để chế tạo ra một chiếc máy bay F-111.

viet-nam-ban-rung-quai-vat-15-trieu-do-bang-sung-truong (1)

Máy bay được thiết kế thông minh theo kiểu cánh cụp cánh xòe có thể cất và hạ cánh ở những đường băng cực ngắn. Nói chung là rất cơ động và linh hoạt.

Khi cất cánh, cánh của máy bay sẽ tự động xòe ra để tạo đà, còn khi đã lên cao rồi thì cánh sẽ tự động cụp lại để đạt tốc độ nhanh nhất.

Khác với mẫu máy bay F-105 ngày xưa với đôi cánh ngắn cần phải có những đường băng dài 1.6 km, thì với sự cơ động của mình, F-111 có thể cất cánh/ hạ cánh ở mọi căn cứ, mà tốc độ bay vẫn có thể đảm bảo.

Không những thế, sự chịu chơi của Mỹ còn được thể hiện qua việc F-111 còn được trang bị đầy đủ những thứ tối tân nhất thời bấy giờ.

Trong đó có Ra-đa AN/APQ 69, một loại rađa giúp dễ dàng phát hiện và tấn công mục tiêu một cách chớp nhoáng, tốc độ truyền và xử lý hình ảnh cực nhanh, rõ nét.

viet-nam-ban-rung-quai-vat-15-trieu-do-bang-sung-truong (5)

Theo như lời “quảng cáo của các trang báo lá cải uy tín hàng đầu nước Mỹ” thì F-111 của Mỹ có thể bay cực thấp, cách mặt đất chỉ khoảng 70-80m.

Đặc biệt, nó có thể bay nhanh và uốn lượn theo địa  hình, tốc độ tối đa lên tới 300m/s (2.655 km/h) – ngang với tốc độ âm thanh. Không dừng lại ở đó, F-111 còn có thể mang theo 10 tấn bom các loại, bao gồm cả Bom hạt nhân.

Nghe những lời quảng cáo đó thì ai cũng sẽ nghĩ rằng, chẳng có gì có thể đụng vào được nó chứ đừng có nghĩ đến chuyện bắn rụng.

Thế nhưng, thực tế thì nó cũng chỉ là “hàng Shopee” trong các chiến dịch săn sale mà thôi, sản phẩm nhận được lại không được như quảng cáo  ᵔᴥᵔ Nó cũng chỉ là hàng thông dụng chứ không phải chuyên dụng như lời đồn ^^

Mới tham chiến được 10 ngày, chiếc F-111 đầu tiên đã bị bắn rơi ngay tại phía Tây Hà Tĩnh bởi pháo cao xạ của Trung đoàn 280.

Phía Mỹ khi biết tin đành phải thông báo là do tai nạn. Tuy nhiên, chiếc thứ 2 tiếp tục bị bắn rơi ngay sau đó 2 ngày tại Hà Tây bởi sư đoàn tên lửa 64.

Chiếc thứ 3 thì bị bộ đội ta bắn hạ vào cuối tháng 4 năm 1968. Mất mặt quá, Mỹ đành phải “chém gió” rằng do trục trặc kỹ thuật.

viet-nam-ban-rung-quai-vat-15-trieu-do-bang-sung-truong (6)

Sau khi nhìn thấy đứa con 15 triệu đô bị “trục trặc” liên tục – mặc dù chạy thử vẫn oke, vẫn rất mượt thì Mỹ đã quyết tâm đưa F-111 về nước để trùng tu và hẹn ngày tái ngộ. Và mãi đến năm 1972 thì F-111 mới dám ló mặt sang Việt Nam lần thứ 2.

Lần tái ngộ này, F-111 mang theo một sự tự tin rất lớn kèm theo đó là hàng tá những cải tiến và vũ khí mới. Tuy nhiên, Việt Nam ta đã quá quen với kiểu máy bay này rồi. 200 trận địa pháo phòng không của dân quân tự vệ được đặt rải rác khắp Hà Nội.

Lần này, Mỹ đã tỏ ra thông minh hơn khi cho F-111 bay cùng với B52 vào ban đêm. Tuy nhiên “vỏ quýt dày thì có móng tay nhọn”, bộ đội ta đã đặt những trạm ra-đa quan sát cách rất xa Hà Nội.

Từ đó những thông tin cụ thể, chi tiết về số lượng máy bay, hướng di chuyển, tốc độ bay đều được báo cáo về Hà Nội một cách đầy đủ và nhanh nhất.

Tất cả mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng, pháo đã lên nòng, phục kích đã chờ sẵn, thông tin mọi thứ đã đầy đủ, chỉ cần chờ hiệu lệnh là bộ đội ta khai hỏa thôi.

viet-nam-ban-rung-quai-vat-15-trieu-do-bang-sung-truong (7)

Lúc đầu, pháo cao xạ sẽ được bắn lên trước tiên vừa để tiêu diệt mục tiêu, đồng thời cũng vừa để đội dân quân tự vệ cầm súng máy bắn theo.

Súng máy tuy sát thương nhỏ nhưng nhờ vào việc F-111 chỉ bay cách mặt đất tầm 70-80m thế nên bắn 1000 viên kiểu gì cũng trúng một viên, mà chỉ cần một viên mà trúng vào chỗ hiểm yếu thì cũng rất dễ rụng. Cũng chính vì thế mà ta đã bắn rụng 5/48 chiếc F-111  của địch, chiếm tỷ lệ trên 10%.

5 chiếc mỗi chiếc 15 triệu đô, cũng chát lắm đấy các bạn nhỉ. Càng đau đớn hơn khi Mỹ đã quảng cáo rằng F-111 là thiên hạ vô địch.

Nào là tốc độ âm thanh, nào là cất đáp mọi nơi, nào là mang theo cả bom hạt nhân và trang bị đầy đủ thiết bị tân tiến.

Ấy vậy mà đưa sang Việt Nam lại bị súng trường bắn rụng như sung. Ngày ấy, người dân Mỹ cùng với cánh nhà báo trên khắp thế giới mắt cứ trợn ngược hết cả lên, không hiểu sao súng trường lại có thể bắn rơi được máy bay.

Tuy nhiên, mọi thứ đã được làm sáng tỏ, mà cả thế giới phải nể phục Việt Nam khi một thiếu tá đã bị bắn rơi tại Hà Nội đã thú nhận:

“Lưới lửa tầm thấp dày đặc của các ông thật đáng sợ. Một viên đạn cỡ 7,6mm từ khẩu súng trường bắn lên có thể gây tai họa cho máy bay phản lực chả khác gì một quả đạn của tên lửa SAM.”

Đây cũng chính là cách mà ta đã sử dụng để đánh F-111, một loại máy bay được xem như là đại kình địch của tên lửa SAM-2. Thế nhưng đó vẫn chưa phải là thứ vũ khí đáng sợ nhất.

Vậy thứ vũ khí đáng sợ nhất của Mỹ mà bộ đội ta phải e ngại nhất đó là gì, bài toán khó đó liệu có được giải quyết một cách em đẹp hay không? tất cả sẽ bí mật sẽ được bật mí ở bài viết tiếp theo nha các bạn. Nhớ chú ý theo dõi ha!

CTV: Đinh Tùng – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 4.4/5 sao - (Có 8 lượt đánh giá)
Bài viết cùng Serie<< Mậu thân 1968 (P#7): Mỹ đã khắc chế tên lửa SAM-2 của ta như thế nào?Mậu thân 1968 (P#9): Tên lửa Shrike của Mỹ và cách ứng phó của bộ đội ta >>
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop