Cuộc đào tẩu ngoạn mục của tù binh Việt Nam khỏi nhà tù Hỏa Lò

Chỉ nghe qua 2 từ “Vượt ngục” thôi thì chắc hẳn ai trong chúng ta cũng sẽ nghĩ đến ngay các tình tiết ly kỳ, hấp dẫn và vô cùng hồi hộp rồi phải không ạ, cùng với đó là cả một quá trình dài để chuẩn bị hết sức tỉ mỉ, cẩn thận và hoàn toàn bí mật.

Chắc hẳn các bạn ở đây đã không ít lần rùng mình, nín thở khi xem các bộ phim vượt ngục hoặc là nghe kể về các phi vụ vượt ngục chấn động thế giới rồi đúng chứ.

Và khi nhắc đến vượt ngục thì mình lại liên tưởng ngay đến bộ phim VƯỢT NGỤC, một bộ phim vô cùng hay và đầy kịch tính. Nếu bạn chưa xem thì đúng là quá đáng tiếc đấy 🙂

À quên, đi hơi xa rồi…. trở lại với nội dung chính thôi nào !

Có thể bạn chưa biết thì Việt Nam cũng đã từng có một phi vụ vượt ngục gây chấn động dư luận trong nước và cả quốc tế đấy. Và đó cũng chính là nội dung chính mà mình muốn trình bày với các bạn trong bài viết ngày hôm nay.

Trong bài viết này mình sẽ kể cho các bạn nghe về cuộc đào tẩu ngoạn mục của các tử tù Việt Nam để thoát khỏi nhà tù Hỏa Lò, kịch tính không kém gì phim hành động đâu nhé, nhưng đây là phiên bản thực !

tu-binh-viet-nam-dao-tau-khoi-nha-tu-hoa-lo (1)

Cuộc đào tẩu của các tử tù Việt Nam khởi nhà tủ Hỏa Lò diễn ra như thế nào?

Vào cuối năm 1951, một cuộc  đào tẩu khỏi nhà tù Hỏa Lò đã gây được tiếng vang lớn trong nước và quốc tế. Vậy tại sao cuộc đào tẩu này lại gây được tiếng vang lớn đến như vậy?

Để hiểu được điều này thì chúng ta cần phải tìm hiểu về nhà tù Hỏa Lò – một trong những nhà tù kiên cố nhất của thực dân Pháp thời bấy giờ.

Nằm ngay trong lòng Hà Nội, nhà tù Hỏa Lò được xây dựng hết sức chắc chắn và kiên cố để giam giữ các chiến sĩ cách mạng Việt Nam.

Họ yêu cầu về chất lượng của các nguyên liệu rất cao, tất cả các kim loại được sử dụng trong nhà tù Hỏa Lò phải được nhập khẩu từ Pháp, và đều là những vật liệu tốt nhất. Kể cả các vật dụng nhỏ như là ổ khóa, bản lề, khe cửa đều phải là loại tốt nhất của Pháp.

Tiếp theo, tất cả tấm kính được sử dụng trong nhà tù này cũng phải được nhập khẩu trực tiếp từ Pháp, kính phải rõ và không có bọt.

Vật liệu được sử dụng để xây là tù Hỏa Lò là gạch. Và nó phải được ngâm nước trước khi xây để dễ bám vữa, những chỗ xây nối không được dày quá 7-8cm.

Đặc biệt hơn, xung quanh nhà tù là những bức tường kiên cố cao tới 4m, phía trên được cắm mảnh chai và dây điện cao thế để phòng ngừa việc tù nhân vượt ngục, 4 góc có 4 tháp canh có thể quan sát toàn bộ phía trong nhà tù.

Với tù nhân, lúc nào họ cũng bị cùm chân để không di chuyển dễ dàng được. Vậy một câu hỏi đặt ra là: tại sao trong một nhà tù kiên cố như vậy mà các tù binh của ta vẫn có thể tẩu thoát được. Why?

tu-binh-viet-nam-dao-tau-khoi-nha-tu-hoa-lo (12)

Vâng, cuối năm 1951, khi thời gian chuẩn bị thi hành án đã cận kề, tổ Đảng của khu xà lim nhà tù Hỏa Lò đã bàn bạc về việc thực hiện một cuộc vượt ngục tập thể. Những người chỉ huy của cuộc đào tẩu gồm có các đồng chí:

Đặng Đình Kỳ (tổ trưởng Tổ Đảng trại giam tử hình), Ngô Hùng Hậu (chi ủy viên chi bộ Nhà tù Hỏa Lò) và Trần Minh Việt (Đảng viên).

Để thực hiện được thì cuộc trốn thoát đã được báo cáo bởi Chi ủy nhà tù Hỏa Lò kết hợp với sự giúp đỡ của Quận Ủy nội thành.

tu-binh-viet-nam-dao-tau-khoi-nha-tu-hoa-lo (1)

Vậy kế hoạch vượt ngục là gì? và vượt ngục bằng con đường nào?

Sau một thời gian suy nghĩ, các đồng chí bên trong nhà tù Hỏa Lò đã quyết định vượt ngục bằng đường ống ngầm bên trong nhà tù.

Để thực hiện được điều đó, điều đầu tiên là cần phải tìm cách làm sao để tháo cùm. Rất nhanh trí, các chiến sĩ của chúng ta đã nghĩ ra cách dùng giẻ tẩm mỡ lợn và than củi để đốt cháy phần gỗ phía trong, mục đích là để nới rộng lỗ cùm.

Để tránh bị phát hiện, chúng ta phải lấy muội đèn nhào với dầu luyn để bôi lên phần gỗ đó. Và sau khi đã tháo được cùm dưới chân, các chiến sĩ bắt đầu cố gắng luyện tập sức khỏe để chuẩn bị cho ngày vượt ngục.

Lúc có quản giáo đi tới kiểm tra, lại cho chân vào cùm ngồi như chưa hề có chuyện xảy ra. Đặc biệt hơn nữa, để quá trình rút ra, đút vào thuận lợi hơn, nhiều cán bộ chiến sĩ đã hy sinh cả miếng thịt mỡ trong mỗi bữa ăn rồi nhét vào trong cùm.

tu-binh-viet-nam-dao-tau-khoi-nha-tu-hoa-lo (2)

Sau khi đã mở được cùm rồi, bài toán nan giải tiếp theo mà các chiến sĩ cần phải giải quyết đó là, làm sao để lấy được chùm khóa hoặc là bản sao của nó.

Còn một vấn đề khó nữa là trong rất nhiều các quản giáo thì ai mới là người cầm chìa khóa, và làm sao để lấy được nó?

Phương án giải quyết…

Sau một thời gian suy nghĩ, quan sát thì chúng ta đã biết được chìa khóa nằm trong túi của một giám thị tên là Busan.

Để thực hiện được kế hoạch lấy được chùm chìa khóa này, các phương án đã được chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Đầu tiên là anh em trong nhà tù đấu tranh quyết liệt nhằm được tăng thời gian chơi thể thao.

Điều này đã được đồng ý vì Busan là một người rất mê bóng bàn. Nhận ra được điều đó, khi khu xà lim được mở cửa thì 2 đồng chí Phạm Đình Liên và Đặng  Đình Kỳ lao vào chiến đấu với nhau quyết liệt.

Trận đấu diễn ra rất căng thẳng, mãi cho đến khi thấy Busan đến thì đồng chí Liên lịch sự nhường lại cho Busan đánh với đồng chí Kỳ.

Theo như kế hoạch, đồng chí Kỳ “giả gà” để thua vài trận để Busan thêm phần hưng phấn. Nhận thấy cơ hội đã đến, đồng chí Ngô Hùng Hậu đã mượn Busan chùm chìa khóa với lý do mở cửa phòng giam để đóng biển tên bị bong ra.

Đang lúc hưng phấn, Busan đưa chùm chìa khóa một cách rất vui vẻ – miệng cười tươi như hoa mười giờ. Vâng, và trong giây lát thì chùm chìa khóa đã được trả lại.

Vì thời gian mượn và trả quá nhanh nên Busan không thể nào nghi ngờ được. Nhưng hắn đâu biết rằng, trong khoảng thời gian cực ngắn ấy, chìa khóa đã được sao chép thành 2 bản sao giống đúc, như hình dáng chìa khóa gốc.

tu-binh-viet-nam-dao-tau-khoi-nha-tu-hoa-lo (2)

Nhiệm vụ sao chép và chế tạo chìa khóa được giao cho đồng chí Vũ Đức Chinh – một thợ nguội lành nghề. Sau 10 ngày cố gắng thực hiện, cuối cùng thì chìa khóa đã được chế tạo và thử nghiệm thành công.

Và cũng trong khoảng thời gian này, lưỡi cưa, bản đồ đường cống, cũng như là axit được tuồn từ Quận Ủy đã vào đến tay các chiến sĩ.

Sau khi đã có được chìa khóa rồi, nhiệm vụ tiếp theo mà các chiến sĩ cần phải thực hiện đó là cưa các song sắt của cửa nhà giam, cửa hành lang trại và song sắt của đường ống ngầm.

Sau khi đã có được lưỡi cưa và axit tuồn từ bên ngoài vào thì công việc đã trở nên dễ dàng hơn. Nhưng làm thế nào để cưa mà không phát ra tiếng động, để không bị nghi ngờ và phát hiện thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Để giải quyết vấn đề này, trong lúc cưa thì có người phải mài vỏ ống bơ giữa nhà để tạo tiếng át đi tiếng cưa, từ đó sẽ không bị cai ngục nghi ngờ.

Và sau khi cưa xong, các vết cưa sẽ được ngụy trang bằng các đinh chốt cực kỳ chắc chắn. Để khi nếu có bị kiểm tra thì cửa vẫn rất chắc chắn và không hề có sự bất thường nào.

Sau khi đã cưa xong cửa phòng giam và cửa hành lang trại, đến lượt các song sắt phía dưới đường ống ngầm. Lúc này hai đồng chí là Việt Minh và Văn Hùng thay nhau mở cửa buồng giam để đồng chí Vũ Đức Chinh chui xuống đường ống để cưa các song sắt.

Để không bị phát hiện thì đồng chí Hùng Hậu được giao nhiệm vụ dùng chăn, quần áo để  tạo dáng đồng chí Vũ Đức Chinh đang ngủ để đánh lạc hướng quản giáo.

Những lúc bất trắc, có việc gì đó không ổn, các đồng chí còn lại sẽ đổ nước chân tường, để nước chảy xuống cống báo hiệu cho đồng chí Chinh ngừng cưa. Sau 10 ngày, cuối cùng công việc khó nhằn nhất cũng đã được hoàn thành.

Tất cả đã được chuẩn bị xong xuôi, chỉ chờ ngày thực hiện !

Lúc đầu, các chiến sĩ của chúng ta dự tính vào ngày 29-12-1951 sẽ thực hiện cuộc đào tẩu, thế nhưng không được đúng như kế hoạch, vào ngày 20-10-1951 chúa ngục ra lệnh kiểm tra chặt chẽ để đưa cố đạo Păngcôlê vào thăm tù sớm hơn. Cũng vì thế mà thời gian thực hiện được rút ngắn lại.

Vào lúc 19h ngày  24-12-1951, cuộc đào tẩu đã được thực hiện. Tuy nhiên, lúc ra đến được đường quán sứ thì 12/17 chiến sĩ của ta đã bị bắt lại.

Chỉ có 5 đồng chí may mắn thoát được, nhưng từng đó thôi cũng đủ để khẳng định tầm vóc cũng như lòng yêu nước của nhân dân, bộ đội ta là lớn đến thế nào rồi phải không ạ. Và đó cũng chỉ là một câu chuyện rất nhỏ trong những giai thoại về nhà tù Hỏa Lò mà thôi.

Nếu có dịp ra Hà Nội, ngoài các địa điểm check in ra thì nhà tù Hỏa Lò cũng là một trong những địa điểm tham quan giúp bạn nhìn thấy và cảm nhận sâu sắc về đời sống cực khổ của các tù binh Việt Nam trong suốt thời kỳ kháng chiến đó.

Hi vọng bạn sẽ thích bài viết này, và đừng quên ghé thăm Blog thường xuyên để đón đọc các bài viết tiếp theo của mình nhé. Thank you !

CTV: Đinh Tùng – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 3 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop