Ví điện tử là gì? Tại sao VN ngày càng có nhiều ví điện tử?

Momo, ZaloPay hay ShopeePay… có lẽ là những ứng dụng không còn xa lạ gì với các bạn nữa rồi, nó được rất nhiều người sử dụng để thanh toán hóa đơn, dịch vụ hoặc mua bán hàng hóa trực tuyến hiện nay…

Vậy những ứng này chúng thực sự là gì? Và tại sao ngày càng có nhiều ứng dụng như vậy ra đời? Có phải chỉ đơn giản là sự tiện lợi hay không? hay còn một điều gì đó mà bạn chưa biết? hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé !

#1. Ví điện tử là gì?

Hay bạn có thể hiểu ví điện tử (ví số) là một tài khoản trực tuyến, nó dùng để thanh toán các giao dịch online hiện nay.

Ví điện tử nếu hiểu theo nghĩa đen thì nó chính là một cái “ví” đựng tiền, nhưng chỉ có điều là nó không trực tiếp chứa tiền mặt trong đó mà thôi. Thay vào đó là tiền do bạn nạp vào tài khoản hoặc là khi bạn đã liên kết với thẻ ngân hàng nào đó, ngoài tiền ra thì ví điện tử còn chứa đựng nhiều tiện ích hơn thế!

vi-dien-tu-la-gi (1)

Bản chất ví điện tử là một ứng dụng (thường được sử dụng nhiều nhất dưới dạng một ứng dụng di động – Mobile app).

Chuyên sâu hơn thì các bạn cần có một chút kiến thức về công nghệ để phân biệt Mobile app và Web app, nhưng trong khuôn khổ bài viết này có thể hiểu đơn giản ví điện tử là một ứng dụng di động (Mobile app) được cài đặt chủ yếu trên các thiết bị di động và hoạt động như một ứng dụng độc lập.

Để sử dụng được ví điện tử thì chúng ta phải có tài khoản (giống như tài khoản khi các bạn chơi game hay tài khoản mạng xã hội vậy). Dựa vào tài khoản này mà chúng ta có thể thanh toán các giao dịch trực tuyến (online) phổ biến hiện nay.

#2. Tại sao lại có sự ra đời của ví điện tử?

vi-dien-tu-la-gi (1)

Có thể nói sự ra đời của Ví điện tử là một trong những cuộc cách mạng về việc thanh toán online.

Vậy tại sao ví điện tử lại được sinh ra?

Trước khi trả lời cho câu hỏi này thì chúng ta phải nắm được một khái niệm khác đó là trung gian thanh toán và thực chất ví điện tử là một hình thức trung gian thanh toán.

Vậy trung gian thanh toán là gì?

Mình giả sử người mua hàng là A, người bán hàng là B. Nếu mua bán online có nghĩa là hoặc A phải chuyển tiền trước cho B, hoặc B phải giao hàng trước cho A.

Tất cả đều phụ thuộc vào sự tin tưởng giữa hai bên, nhưng đó lại chính là vấn đề.

Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong hai bên không làm đúng cam kết (ví dụ A chuyển tiền trước nhưng B không giao hàng, hoặc ngược lại B giao hàng trước nhưng A không trả tiền)

Đây chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự hình thành của khái niệm trung gian thanh toán. Tức là sẽ có một bên thứ 3 (bên C) đứng ra đảm bảo uy tín cho cả hai bên mua và bán.

Thông thường bên A (người mua) sẽ thanh toán cho bên B (người bán) thông qua bên C (trung gian thanh toán).

Vậy tại sao ví điện tử lại được coi như một hình thức trung gian thanh toán?

Chúng ta đều biết rằng, trước khi có ví điện tử ra đời thì chúng ta vẫn hay sử dụng tài khoản ngân hàng để thanh toán (cho đến nay thì đây vẫn là một phương thức phổ biến và an toàn) vì bản chất về mặt pháp luật chỉ có ngân hàng mới được phép lưu chuyển tiền.

Nhưng hiện nay chúng ta có quá nhiều dịch vụ uy tín (đầy đủ pháp lý) thể thực hiện thanh toán online (đặt đồ ăn, mua đồ, mua mã thẻ điện thoại, thanh toán điện, nước, Internet, mua vé xem phim, thanh toán khi mua đồ…)

Vấn đề là các ứng dụng ngân hàng được sinh ra với mục đích chính không phải để thanh toán, chi trả cho các dịch vụ, tiện ích mà là để giúp cho ngân hàng thuận tiện hơn trong việc quản lý, lưu chuyển tiền của người dùng.

Hai nữa là khi thực hiện thanh toán bằng việc chuyển tiền giữa các ngân hàng đôi khi cũng bất tiện, vì không phải ai cũng sử dụng các tài khoản ngân hàng của các ngân hàng giống nhau.

Hiện tại do sự cạnh tranh khốc liệt nên hầu hết các ngân hàng mới bỏ đi phần phí chuyển khoản, chứ trước đây mỗi giao dịch đều mất tiền, mà phí không hề rẻ, có ngân hàng lên đến 10.000/ 1 giao dịch.

Đó chính là một trong những nguyên nhân chính ví điện tử được ra đời để giải quyết cho bài toán thanh toán online một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất có thể cho hầu hết các dịch vụ, tiện ích ngày càng đa dạng hiện nay.

#3. Tại sao Việt Nam ngày càng có nhiều ví điện tử?

vi-dien-tu-la-gi (1)

Ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung thì nhu cầu thanh toán online đang ngày càng trở nên phổ biến và có thể nói là chiếm phần đa các giao dịch hiện nay.

Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến cho ngày càng có nhiều ví điện tử được ra đời.

Nhưng liệu đó có phải là nguyên sâu xa hay không?

Mình lấy ví dụ ở Việt Nam hiện nay có ví Momo được coi là một trong những start-up “kỳ lân” với mức định giá hơn 2 tỷ USD và cũng là một trong những start-up tiên phong về mảng ví điện tử.

Rõ ràng nhìn vào đó chúng ta thấy được ví điện tử là một “chiếc bánh béo bở” mà những ai đi trước sẽ được chia nhiều phần nhất.

Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều doanh nghiệp cố gắng phát triển các sản phẩm ví điện tử của riêng mình.

Ngoài việc nhìn thấy tiềm năng mà ví điện tử mang lại về mặt tài chính ra thì có một yếu tố khác nữa khiến các doanh nghiệp muốn phát triển ví điện tử đó là lợi thế về mặt dữ liệu.

Thời đại số, dữ liệu là một trong những thứ quan trọng bậc nhất để phân tích và phát triển sản phẩm.

Có được dữ liệu cũng giống như việc nắm giữ được một nguồn tài nguyên vô giá vậy và tất nhiên, chẳng doanh nghiệp nào muốn chia sẻ loại tài nguyên quý hiếm này cho đối thủ cả.

Vì thế họ phải phát triển các sản phẩm làm sao để hỗ trợ các sản phẩm khác trong hệ sinh thái của mình. Ví dụ nếu các bạn dùng Shoppee, ShopeeFood thì sẽ ưu tiên thanh toán qua ShopeePay hoặc dùng Zalo thì có ZaloPay…

Cuối cùng, theo mình nghĩ là về mặt chính sách. Để xây dựng và phát triển một sản phẩm ví điện tử ở Việt Nam thì phải xin được giấy phép thì mới được phép hoạt động, điều này là để tránh các hành vi lừa đảo, vi phạm pháp luật, rửa tiền…

Thời gian đầu, việc xin cấp phép có vẻ dễ dàng hơn do chính sách của nhà nước cũng muốn chuyển đổi số, phát triển các dịch vụ thanh toán online, thay đổi thói quen người dùng, cũng như kích thích sự phát triển của nền kinh tế.

Nhưng về sau này, khi ví điện tử mọc lên như nấm sau mưa thì theo mình được biết, việc xin giấy phép hoạt động có phần “khó” hơn và cũng tốn kém hơn rất nhiều so với trước đây, đơn giản là vì nhà nước muốn kiểm soát chặt chẽ hơn.

Nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn cố gắng phát triển các sản phẩm ví điện tử của riêng họ vì họ nhận thức được lợi thế cũng như tiềm năng khi sở hữu một ví điện tử của riêng mình.

#4. Lời kết

Ví điện tử thực sự là một sản phẩm công nghệ tuyệt vời, nhất là trong thời đại mà việc thanh toán online ngày càng phổ biến như hiện nay.

Ví điện tử giúp chúng ta giải quyết rất nhiều vấn đề, tiết kiệm rất nhiều thời gian, tiền bạc trong việc thanh toán các dịch vụ, và rất nhiều tiện ích hữu ích khác nữa chứ không chỉ dừng lại ở việc thanh toán như các sản phẩm truyền thống.

Tuy nhiên, như mình có đề cập ở bên trên, ví điện tử cũng cần có nguồn tiền (chính là từ các ngân hàng thông qua việc liên kết tài khoản). Có nhiều ví điện tử hỗ trợ vay thông qua hình thức tín dụng, nhưng về bản chất vẫn là sản phẩm tín dụng của một ngân hàng nào đó.

Nói vậy để biết rằng, bản chất ví điện tử chỉ giúp chúng ta tiện hơn trong việc thanh toán, nếu các bạn coi đây là một giải pháp tài chính thì mình nghĩ là không nên vì dù sao chúng ta cũng chỉ nên sử dụng nó như một công cụ thanh toán mà thôi.

Hi vọng bài viết này đã giúp các bạn hình dung phần nào về sản phẩm ví điện tử và sử dụng nó một cách hợp lý hơn. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo nhé !

CTV: Nguyễn Đức Cảnh – Blogchiasekienthuc.com
Edit by Kiên Nguyễn

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 1 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop