Nên học ngôn ngữ lập trình nào để sau này dễ xin việc?

Trong những năm trở lại đây, ngành công nghệ thông tin trở nên vô cùng “hot”. Kéo theo đó là các khái niệm đi cùng như “lập trình”, “ngôn ngữ lập trình”.. xuất hiện một cách dày đặc hơn trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Nếu các bạn đang học công nghệ thông tin (IT) thì sẽ biết rằng, số lượng ngôn ngữ lập trình hiện nay đã lên đến con số hàng trăm và nó sẽ còn tiếp tục tăng nữa. https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_programming_languages

Vậy một câu hỏi đặt ra cho chúng ta là nên chọn học loại ngôn ngữ lập trình nào cho phù hợp với nhu cầu thị trường trong hiện tại và tương lai. Ở đây mình có thống kê một số ngôn ngữ phổ biến như sau:

top-5-ngon-ngu-lap-trinh-nen-hoc (12)

Vâng ! Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu với các bạn TOP 5 ngôn ngữ lập trình đáng học nhất năm 2021, những ngôn ngữ lập trình mà mình thấy tiềm năng khá là lớn ở Việt Nam trong khoảng 5-7 năm tới.

#1. Python

Có thể nói Python đang là ngôn ngữ được khuyến khích học nhiều nhất, không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới nữa. Câu hỏi là tại sao? Tại sao lại là Python?

top-5-ngon-ngu-lap-trinh-nen-hoc (1)

Python được ra đời vào năm 1991, tính đến hiện tại cũng đã khoảng 30 năm tuổi. Nếu xét về tuổi đời thì python cũng không phải là mới.

Nhưng một trong những điểm cộng lớn nhất của python là sự đơn giản, người học dễ dàng tiếp cận, cú pháp khá giống với ngôn ngữ giao tiếp nên python được đánh giá cao trong việc dễ học, dễ sử dụng.

Ngoài ra, python có một số lượng lớn các thư viện giúp cho ngôn ngữ này trở nên rất mạnh (về khía cạnh các thư viện, hàm dựng sẵn). Cùng một công việc, các ngôn ngữ khác có thể mất 5-10 dòng code nhưng với python chỉ mất khoảng 2-3 dòng.

top-5-ngon-ngu-lap-trinh-nen-hoc (1)
Python Hello World program

Không tin các bạn có thể vào trang https://www.python.org/ để xem cách python giải quyết những bài toán phức tạp mà xem, rất ngắn gọn.

Cuối cùng, không thể không nhắc đến sự phát triển của AI (trí tuệ nhân tạo), Machine Learning (học máy), Deep Learning (học sâu) cũng được viết bằng python rất nhiều…

Đọc thêm bài viết:

#2. JavaScript

Nếu như python nổi lên như một hiện tượng thì JavaScript cũng vậy. Việc JavaScript ra đời và được phát triển là dựa trên sự phát triển của Internet.

Cụ thể hơn là sự phát triển của các ứng dụng web, đặc biệt là phía Client do các máy tính cá nhân ngày càng “khỏe” -> Browser làm được nhiều việc hơn.

top-5-ngon-ngu-lap-trinh-nen-hoc (2)

Số lượng Frameword JavaScript (Front End) cũng nổi lên như nấm sau mưa. Một số cái tên tiêu biểu như ReactJS (Facebook phát triển), AngularJS (Google phát triển), VueJS (Một kỹ sư phần mềm Trung Quốc phát triển).

top-5-ngon-ngu-lap-trinh-nen-hoc (1)

Mình sẽ có một bài riêng nói về các Framework, nhưng các bạn phải luôn nghi nhớ rằng dù là Framework nào thì cũng được xây dựng từ ngôn ngữ lập trình.

Ở đây mình nói đến việc các bạn phải hiểu kỹ các khái niệm của JavaScript trước khi học một Framework.

Quay lại với câu chuyện lập trình web chưa bao giờ hết “hot” do nhu cầu ngày càng nhiều, đặc biệt là các hệ thống web lớn. Vì vậy học JavaScript đã và sẽ chưa bao giờ là quá sớm hay quá muộn.

#3. Java

Java thì là một ngôn ngữ lập trình có thể nói là “huyền thoại”. Sự ra đời của Java đã chuẩn hóa nhiều khái niệm lập trình, cũng như là cảm hứng cho nhiều ngôn ngữ lập trình khác.

Ví dụ như JavaScript đã đặt tên gần giống với Java để “ké” chút danh tiếng, mặc dù hai ngôn ngữ này chả liên quan gì đến nhau cả !

top-5-ngon-ngu-lap-trinh-nen-hoc (3)

Nói về tuổi đời, Java cũng đã khoảng 30 năm kể từ ngày nó được thai nghén bởi James Gosling và bạn đồng nghiệp ở Sun Microsystems.

Vậy tại sao Java cũ nhưng chúng ta vẫn nên học. Cũng đơn giản thôi, thứ nhất là Java là ngôn ngữ thuần hướng đối tượng. Học Java sẽ giúp người học tiếp cận các khái niệm lập trình một cách chuẩn chỉ.

top-5-ngon-ngu-lap-trinh-nen-hoc (4)
Java Hello World program

Hai nữa là trong suốt gần 30 năm qua, có vô số ứng dụng lớn nhỏ được tạo ra từ Java và cho đến nay vẫn đang hoạt động. Vì vậy học Java sẽ không lo thất nghiệp vì số lượng công việc với Java khá là nhiều, nhưng cũng khó.

Học Java các bạn có thể làm các ứng dụng di động trên hệ điều hành Android, có thể là các ứng web với Framework Spring…

#4. C/C++

Nhiều bạn có thể sẽ không đồng ý khi mình đưa C/C++ vào danh sách này vì hai ngôn ngữ một phần khá là khó học, hai nữa tuổi đời cũng lớn, ít dùng…

top-5-ngon-ngu-lap-trinh-nen-hoc (5)

Nhưng có lẽ các bạn không biết về sức mạnh của C/C++ nên mới nghĩ vậy ! Do C/C++ là ngôn ngữ bậc trung nên chúng sẽ tương tác với hệ thống tốt hơn, chính xác là đem lại hiệu năng lớn hơn các ngôn ngữ như Python, Java…

Các ngôn ngữ như Python, NodeJs… đều có bộ nhân được viết từ C/C++ để tối ưu hiệu năng. Vì vậy bạn đừng nghĩ C/C++ “vô dụng” nha.

Ngày nay các job liên quan đến C/C++ phải nói là khá ít vì nhu cầu không nhiều. Đặc biệt là trong các hệ thống nhúng, các hệ thống kết hợp với các thiết bị điện tử thì C/C++ được dùng nhiều hơn.

Nhưng nếu ai giỏi C/C++ thì lương cũng cao lắm đó, cái gì cũng có giá mà các bạn. Vậy nên đừng thấy nó cũ mà nghĩ nó ít dùng nha.

#5. Swift

top-5-ngon-ngu-lap-trinh-nen-hoc (2)

Cuối cùng mình muốn đề cập đến một ngôn ngữ lập trình do Apple phát triển. Như các bạn biết thì Táo khuyết từ trước đến nay toàn dùng hàng “độc”. Bạn không thể dùng Java, Kotlin… để viết app iOS được. Thay vào đó bạn phải sử dụng Swift.

Cụ thể về Swift thì mình cũng không hiểu biết nhiều để đánh giá về hiệu năng cũng như cú pháp. Nhưng nếu Apple đã tin dùng thì cũng không phải là hàng “lởm”.

Các bạn cứ yên tâm học nếu muốn đi theo hướng xây dựng, lập trình các ứng dụng iOS hay các ứng dụng của Apple.

#6. Kết luận

Cá nhân mình nghĩ rằng công nghệ có thể thay đổi hàng ngày nhưng nền tảng (người ta hay gọi là core) sẽ không bao giờ thay đổi.

Việc học công nghệ mới là tất yếu nhưng 5 ngôn ngữ mình giới thiệu bên trên không phải là mới.

Các bạn cứ học và nắm chắc một hoặc hai trong số chúng là các bạn đã trang bị cho mình một nền tảng vững chắc để tiến tới việc học các Framework, thư viện… rồi đấy.

Hẹn gặp lại các bạn trong bài viết tiếp theo nha. Chúc các bạn thành công !

CTV: Nguyễn Đức Cảnh – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 3.7/5 sao - (Có 3 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Có 1 bình luận

  1. Ngôn ngứ Money dễ xin việc nhất =))


Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop