Ưu và nhược điểm của ngôn ngữ lập trình Objective C?

Apple rất nổi tiếng với những sản phẩm đình đám như iPhone, iPad và Macbook. Nhưng không chỉ có vậy…

Trong giới công nghệ, họ còn nổi tiếng với ngôn ngữ lập trình Objective C, một ngôn ngữ lập trình tạo nên sự mượt mà, ổn định và cực kỳ tối ưu cho các ứng dụng của hệ sinh thái Apple.

#1. Objective C là gì?

Objective-C (viết tắt là Obj-C) là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng (Object Oriented Program ming) do Brad Cox và Tom Love phát triển vào đầu những năm 1980 tại công ty PPI (Productivity Products International) của họ.

Công ty PPI sau đó đã được đổi thành công ty Stepstone.

Ngôn ngữ lập trình này đã được phổ biến bởi NeXTSTEP Computer (công ty do Steve Jobs sáng lập nên ngay sau khi ông rời khỏi APPLE), ông đã chọn ngôn ngữ này là ngôn ngữ chính cho hệ điều hành của mình khi đó.

Cuối cùng, vào năm 1996, Apple đã mua lại NeXT, và lúc này Objective-C là ngôn ngữ lập trình tiêu chuẩn được Apple sử dụng để phát triển macOS, và iOS.

Objective C bị ảnh hưởng bởi 2 ngôn ngữ (C và Smalltalk), đây cũng chính là lý do cú pháp của ngôn ngữ này lại phức tạp như vậy.

Objective C thừa hưởng tất cả những tính năng đặc biệt và ưu tú nhất mà C và C++ có, vậy nên không có gì khó hiểu khi Objective C được dùng để phát triển các ứng dụng hay các framework lớn, cũng như phát triển GUI ứng dụng nói chung.

Đọc thêm thông tin trên Wikipedia !

ngon-ngu-lap-trinh-objective-c

Hiện nay, với việc ra đời của ngôn ngữ Swift (cũng do APPLE phát triển) để dần thay thế cho Obj-C nên vị trí của Objective C đang bị “rung lắc” mạnh.

Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều lập trình viên chọn lựa sử dụng Obj-C cho công việc của họ, vậy đâu là nguyên nhân?

Ngôn ngữ Obj-C có những ưu điểm nổi bật nào mà các dev lại trung thành như vậy? 

#2. Ưu điểm của Objective C?

+) Với việc dựa trên ngôn ngữ lập trình C nên Objective C có câu lệnh được thực thi rất nhanh.

Vì bản thân ngôn ngữ C đã có tốc độ rất nhanh rồi, cộng thêm việc Objective C được tích hợp thêm khá nhiều Dynamic Script Language => giúp xử lý các câu lệnh một cách mềm mại hơn, đa dạng hơn và không bị rập khuôn, cứng nhắc.

+) Objective C là ngôn ngữ lâu năm (từ năm 1980), rất nhiều chương trình đã được viết bằng ngôn ngữ này. Vậy nên, tính ổn định đã được khẳng định !

+) Không có gì khó hiểu khi Objective C tương thích rất tốt với C và C++, điều này có nghĩa là phần lớn các thư viện, tool hỗ trợ của C và C++ đều có thể hoạt động được trên Objective C (không phải 100%).

Nói chung, code của C và C ++ có thể chạy trơn tru trên Objective C.

Đây là điều kiện rất tốt cho các lập trình viên phát triển ứng dụng, họ có thể dễ dàng thể khai báo tất cả các kiểu dữ liệu, các biến của C và C++

+) Objective C được tích hợp thêm thư viện Cocoa, thư viện này tập trung chủ yếu vào các ứng dụng cảm ứng. Giúp cảm ứng được nhanh hơn, nhạy hơn và chính xác hơn.

+) Objective C hỗ trợ rất tốt cho Tooling. Vâng, nếu như bạn muốn sử dụng code tự động autocomplete, hay các công cụ refactoring và được sự hỗ trợ mạnh mẽ bởi các IDE hiện đại ngày nay thì ngôn ngữ Objective C sẽ khá là tuyệt vời đấy.

+) Ngoài ra, Runtime của Obj-C thực sự là rất mạnh mẽ, thậm chí nó còn mạnh hơn cả ngôn ngữ lập trình Swift (ngôn ngữ lập trình đang rất nổi hiện nay).

+) Và cuối cùng, Objective C làm việc tốt với các Foundation APIs.

Objective C rất mạnh trong việc tương tác và hoạt động với các API bên ngoài => tạo điều kiện rất tốt cho việc phát triển các ứng dụng liên kết với bên thứ 3.

Đó cũng chính là lý do mà những app mạng xã hội video như Tiktok lại mượt mà trên iPhone đến vậy.

#3. Nhược điểm của Objective C

+) Khó học hơn so với nhiều ngôn ngữ lập trình khác, cụ thể ở đây là Swift.

Code của Objective C có cú pháp khá dài dòng và phức tạp, kéo theo việc dò lỗi code, sửa chữa và bảo trì cũng khó khăn hơn.

+) Bạn phải có kiến thức về cách phân phát bộ nhớ phần cứng, cách tối ưu bộ nhớ, sử dụng các lệnh truy xuất sao cho hợp lý…. thì ứng dụng mới mượt được.

Đây cũng được xem là nhược điểm, là trở ngại lớn nhất của Objective C với các lập trình viên.

+) Cú pháp sử dụng các API của Objective C khá là phiền phức.

+) Objective C không bảo mật bằng ngôn ngữ Swift.

+) Và còn một số nhược điểm khác nữa nhưng chúng mang tính kỹ thuật nhiều hơn, chúng đến từ việc viết code, những điều này thì không có ngôn ngữ nào là hoàn hảo cả nên mình không đề cập ở đây.

#4. Lời kết

Với tuổi đời phát triển lâu dài như vậy, thêm vào đó Objective C lại dựa trên một trong những ngôn ngữ được xem là nền tảng của ứng dụng máy tính hiện đại như C…

Nên không có gì khó hiểu khi Objective C đã phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng và tồn tại tới ngày nay.

Hiện nay, số lượng lập trình viên sử dụng Objective C cho việc phát triển ứng dụng của nhà Apple là đông đảo nhất, bỏ xa ngôn ngữ mới ra đời gần đây là Swift.

Nhưng khi số lượng thiết bị di động ngày càng nhiều, các thiết bị của Apple cũng ngày càng tiếp cận với nhiều người dùng hơn.

Cùng với đó là nhu cầu làm ứng dụng nhanh hơn, ít phức tạp hơn, dễ bảo trì hơn thì Objective C đã bộc lộ yếu điểm của mình.

Và có lẽ đó cũng là lý do chính khiến Apple cho ra mắt ngôn ngữ mới, ngôn ngữ Swift !

Hi vọng những thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn, chúc các bạn thành công !

CTV: Lê Đinh Hoàng Vũ – Blogchiasekienthuc.com
Edit by Kiên Nguyễn

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 2 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop