Kinh nghiệm bảo mật thông tin cá nhân khi sử dụng WiFi

Bài này thuộc phần 4 trong 10 phần của series Cách bảo mật thông tin cá nhân

Với việc giá thành ngày càng hạ, tốc độ đường truyền và độ ổn định ngày càng tăng lên thì mạng WiFi đã trở thành “người bạn thân thiết” của tất cả chúng ta.

Giúp đỡ chúng ta rất nhiều từ công việc đến học tập và cả giải trí, … nói chung là mạng WiFi không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại này được.

Đọc thêm: Nên lắp cáp quang của nhà mạng nào? Viettel, FPT hay VNPT?

Tuy nhiên “người bạn thân thiết” này cũng “mang trên mình” nhiều nguy cơ gây mất an toàn thông tin của người sử dụng.

Và dưới đây là một số nguy cơ thường gặp và các giải pháp khắc phục cơ bản nhất mà bạn cần phải biết:

#1. Một số nguy cơ/ rủi ro thường gặp khi sử dụng WiFi

Trong phạm vi ngắn gọn của bài viết này mình chỉ liệt kê chứ không trình bày chi tiết nha các bạn.

Vì nó khá dài dòng, một số chỗ khá khó hiểu với người dùng phổ thông và mình nghĩ là nó không thực sự cần thiết với đại đa số bạn đọc blog.

Thay vì mất nhiều thời gian ở đây thì chúng ta hãy giành cho các giải pháp hay lời khuyên thì sẽ tốt hơn.

  • Nghe lén thông tin
  • Lộ mật khẩu khi bị mất thiết bị
  • Lấy trộm thông tin giữa những người dùng
  • Chiếm đoạt phiên truy cập
  • Bộ truy cập không dây trái phép
  • Từ chối dịch vụ bằng cách gây nhiễu
  • Tấn công yêu cầu xác thực lại
  • Tấn công giả mạo điểm truy cập

#2.  Một số giải pháp bảo vệ thông tin cá nhân khi sử dụng WiFi

Tương ứng với mỗi nguy cơ sẽ có một hoặc một số giải pháp khắc phục và bên dưới là những giải pháp được sử dụng thường xuyên nhất. Bạn hãy đọc cho biết nhé:

2.1. Sử dụng mạng ảo riêng VPN – Virtual Private Network

Khi bạn sử dụng các thiết bị cá nhân như máy tính xách tay, điện thoại thông minh, máy tính bảng mà kết nối vào mạng WiFi thì tất cả những thiết bị cùng kết nối có thể nhìn thấy nhau.

Đặc điểm trên sẽ giúp hacker dễ dàng chiếm đoạt thông tin cá nhân của chúng ta, đặc biệt là tên đăng nhập và mật khẩu của các tài khoản trực tuyến, tài khoản thanh toán ngân hàng….

May mắn là vấn đề này có thể được giải quyết một rất dễ dàng bằng các dịch vụ / phần mềm VPN

VPN sẽ tự động tạo ra một mạng ảo riêng từ mạng WiFi đang kết nối, mọi gói tin đi và đến mạng này đều được mã hóa, đồng thời chuyển hướng truy cập giúp người dùng ẩn danh trên Internet.

NOTE: Đọc bài viết VPN là gì nếu như bạn vẫn đang lơ mơ hoặc chưa biết gì về thuật ngữ này nhé !

kinh-nghiem-bao-mat-an-toan-thong-tin-khi-su-dung-wifi (1)

2.2. Xác thực hai yếu tố 2FA – Two Factor Authentication

Vì một hoặc một số lý do nào đó (có thể là do kinh tế eo hẹp, tốc độ kết nối Internet giảm, …) mà bạn không thể hoặc không muốn sử dụng VPN thì ít nhất bạn cũng nên kích hoạt sử dụng tính năng xác thực hai yếu tố mà ứng dụng, trang web đó cung cấp.

Tính năng này CẦN được sử dụng khi bạn đăng nhập vào các tài khoản cá nhân với kết nối WiFi, đặc biệt là WiFi công cộng

Tin vui là hầu hết các tài khoản cá nhân phổ biến hiện nay (Google, Zalo, Facebook, …) đều hỗ trợ tính năng này. Và nó gần như là một tính năng bắt buộc đối với một trang web có yêu cầu đăng nhập.

Khi tính năng 2FA được bật thì ngoài mật khẩu ra, bạn sẽ cần mã xác minh (gửi qua tin nhắn SMS, ứng dụng Google Authenticator, Authy) để xác nhận nữa. Bạn có thể đọc 2 bài viết này để hiểu hơn về 2FA nhé:

kinh-nghiem-bao-mat-an-toan-thong-tin-khi-su-dung-wifi (2)

2.3. Không nên bật tính năng tự động kết nối với các WiFi công cộng

Khi máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng đã kết nối thành công vào một mạng WiFi nào đó thì nó sẽ tự động lưu lại mật khẩu, sau này khi đến vùng phủ sóng của mạng WiFi đó thì thiết bị của bạn sẽ tự động kết nối lại mà không cần hỏi.

Có thể nói đây là một tính năng rất hữu ích nhưng nó cũng có thể mang đến rủi ro cho chúng ta.

Các hacker có thể lợi dụng tính năng này, bằng nhiều thủ thuật, phương pháp, cũng như chiêu trò tinh vi thì hacker có thể lấy cắp dữ liệu mà người dùng chúng ta thể không thể ngờ đến.

Đặc biệt là với những mạng WiFi công cộng hoặc WiFi không yêu cầu đăng nhập mật khẩu.

kinh-nghiem-bao-mat-an-toan-thong-tin-khi-su-dung-wifi (3)

2.4. Xác minh mạng Wi-Fi

Hacker có thể tạo ra các điểm truy cập WiFi giả mạo gần giống với các WiFi chính thống (thường chọn các WiFi công cộng) nhằm lừa bạn kết nối vào.

Nếu bạn sử dụng các mạng WiFi giả mạo này thì đương nhiên, các hacker sẽ dễ dàng biết được bạn truy cập vào website nào, tên đăng nhập và mật khẩu của bạn là gì cũng biết luôn, thật là tai hại phải không nào..

Vì vậy, hãy xem thật kĩ tên WiFi (tên phải chính xác đến từng kí tự), đặc biệt khi xuất hiện nhiều WiFi có tên na ná nhau.

Nếu có thể hãy hỏi những người xung quanh hoặc người quản trị mạng WiFi này nhé.

kinh-nghiem-bao-mat-an-toan-thong-tin-khi-su-dung-wifi (4)

2.5. Hạn chế việc đăng nhập vào các tài khoản cá nhân quan trọng

Đây có lẽ là lời khuyên khó thực hiện nhất, đặc biệt trong thời buổi mọi việc đều được số hóa như hiện nay, nhưng mình vẫn phải liệt kê ra ở đây.

Hãy cố gắng hạn chế tối đa việc đăng nhập vào các tài khoản cá nhân thông qua mạng WiFi công cộng.

Đối với máy tính thì bạn có thể sử dụng kết nối có dây, điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng bạn có thể sử dụng mạng 3G / 4G / 5G. Hoặc nếu điện thoại có mạng 4G/ 5G.. thì có thể phát Wifi để sử dụng cho Laptop.

Đọc thêm:

WiFi chỉ nên sử dụng để phục vụ các mục đích giải trí như đọc báo, nghe nhạc, xem phim,… những hoạt động không liên quan đến đăng nhập tài khoản.

kinh-nghiem-bao-mat-an-toan-thong-tin-khi-su-dung-wifi (5)

#3. Lời kết

Trên đây là những kiến thức, cũng như kinh nghiệm bảo mật thông tin cá nhân khi sử dụng WiFi mà bạn CẦN PHẢI nắm được.

Việc phòng chống các cuộc tấn công, tìm các giải pháp nhằm giải quyết các nguy cơ đã và đang được rất nhiều chuyên gia an toàn thông tin quan tâm

Việc nghiên cứu cũng đã có nhiều tín hiệu khả quan, nhiều phương pháp thực sự rất hiệu quả.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một giải pháp toàn diện nào, mỗi giải pháp chỉ có thể giải quyết cho một hoặc một số nguy cơ nhất định mà thôi. Vậy nên, việc tự trang bị các kiến thức mạng cần thiết là rất quan trọng đối với mỗi cá nhân.

Hy vọng là trong thời gian tới sẽ có giải pháp mang tính bước ngoặt, an toàn hơn, hiệu quả hơn và toàn diện hơn. Hi vọng là bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo !

CTV: Nhựt Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 1 lượt đánh giá)
Bài viết cùng Serie<< 6 thiết lập quan trọng nên làm để bảo vệ thiết bị ONTKinh nghiêm bảo mật thông tin cá nhân khi sử dụng smartphone >>
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop