Trong bài viết lần trước thì CTV Lương Trung đã hướng dẫn với các bạn cách sao lưu và phục hồi hệ điều hành Windows 7 với tính năng System Image có sẵn trên hệ điều hành Windows rồi.
Đối với Windows 10, bạn cũng có thể áp dụng hoàn toàn tương tự như vậy cũng được. Tuy nhiên, để cụ thể hơn thì trong bài viết này mình vẫn sẽ chia sẻ với các bạn một bài viết chi tiết khác.
Vì mình biết rằng, nhiều bạn mới được sở hữu máy tính, nên rất sợ đến một bước nào đó nó hơi khác một chút là hoang mang và không biết xử lý thế nào nữa, có đúng không ạ 😀
Backup and Restore là một tính năng được trang bị sẵn trên Windows, được Microsoft tích hợp từ thời Windows Vista cho tới tận Windows 10 bây giờ.
Tuy có một chút thay đổi về cách thực hiện nhưng chung quy lại là nó vẫn tạo ra một bản sao lưu hệ thống tại một thời điểm nhất định nào đó.
Mục Lục Nội Dung
I. Một số câu hỏi có thể bạn sẽ quan tâm
Vâng, trước khi vào bài viết thì mình sẽ tự hỏi và tự trả lời vài câu trước đã J Nếu đọc xong mà bạn thấy cần thiết thì có thể áp dụng ngay và luôn nhé !
#1. Tại sao phải tạo ra một bản sao lưu Windows?
Đối với những bạn ít vọc vạch máy tính hoặc thích sự ổn định thì mình khuyến khích bạn nên tạo ra một bản sao lưu.
Để không may máy tính của bạn có bị lỗi, hoặc đen đủi có bị dính virus thì chỉ cần phục hồi lại file Backup đó là đã có thể khôi phục lại máy tính về trạng thái như mới rồi. Đỡ phải mất công ngồi cài lại Win !
#2. Bạn nên tạo bản sao lưu khi nào?
Thực ra thì việc tạo bản sao lưu với tính năng System Image này cũng không khác với việc bạn tạo file ghost là mấy.
Thời điểm thích hợp nhất để tạo ra bản sao lưu là khi bạn mới cài đặt xong Windows 10, tất nhiên là có cả các phần mềm mà bạn thường xuyên sử dụng nữa.
#3. Bạn hoàn toàn có thể tạo ra nhiều hơn một bản sao lưu
Windows cho phép bạn tạo ra nhiều bản sao lưu, tại nhiều thời điểm khác nhau.
Mình lấy ví dụ, sau khi bạn đã cài win xong và cập nhật driver, updates các kiểu.. bạn tiến hành sao lưu lại ngay lúc đó.
Sau khi sao lưu xong bạn lại cài đặt thêm phần mềm và tiếp tục sao lưu lại tại một thời điểm khác trên cùng một thư mục chứa tệp sao lưu.
=> Làm như vậy ta sẽ có một file sao lưu nhưng lại chứa nhiều thời điểm khác nhau.
Hiện tại mình đã mở cửa Blog Chia Sẻ Kiến Thức Store ! – bán phần mềm trả phí với mức giá siêu rẻ – chỉ từ 180.000đ (bản quyền vĩnh viễn Windows 10/11, Office 365, 2021, 2016… và nhiều phần mềm bản quyền khác). Bảo hành full thời gian sử dụng nhé !
#4. Bạn nên lưu trữ file Backup ở đâu trên máy tính?
Vâng, ngay sau khi tạo file Backup xong thì bạn nên lưu trữ nó trên một phân vùng ẩn để tránh xóa nhầm, và quan trọng hơn nữa là không bị virus tấn công.
Cách lưu thế nào thì lát nữa vào phần hướng dẫn chi tiết mình sẽ nói với các bạn sau nha.
II. Cần chuẩn bị những gì?
+ Bước 1: Trước khi bắt đầu, bạn hãy chuẩn bị trước một phân vùng trống trước. Dung lượng của phân vùng trống này thì phụ thuộc vào dung lượng ổ C (ổ chứa hệ điều hành) đã sử dụng của bạn.
Ví dụ như hình bên dưới, ổ C hiện tại đang sử dụng hết khoảng 10GB => bạn nên tạo ra một phân vùng có dung lượng trống khoảng hơn 10GB. Theo mình thì bạn nên để dư ra một chút, để khoảng 12GB là đẹp.
+ Bước 2: Bạn xem bài viết chia ổ cứng không dùng phần mềm hoặc sử dụng phần mềm Partition Wizard để chia cũng được.
NOTE: Muốn xem các bước chi tiết thì bạn click vào link trên nhé, còn trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn sơ qua thôi, không sẽ rất dài dòng.
Thực hiện:
Bạn vào Disk Management
=> nhấn chuột phải vào một phân vùng mà bạn muốn chia => sau đó chọn Shrink Volume..
Nhập dung lượng của phân vùng mà bạn muốn tạo vào (theo tính toán ở Bước 1
), ở đây mình sẽ nhập vào là 10.250MB, tức là hơn 10GB đó các bạn. Miễn sao là nó lớn hơn dung lượng đang dùng hiện của của ổ C
là được.
+ Bước 3: Một phân vùng mới được tạo ra, nhưng lúc này nó chưa được định dạng.
Bạn nhấn chuột phải vào phân vùng vừa tạo đó => và chọn là New Simple Volume
=> rồi cứ Next
=> Next => đặt tên cho phân vùng mới => rồi chọn Finish
là được.
+ Bước 4: Một phân vùng mới đã được tạo ra như hình bên dưới.
III. Hướng dẫn sao lưu hệ thống Windows 10, 11 với System Image
Okay, giờ chúng ta sẽ đến với phần tạo file Backup cho Windows 10 nhé…..
+ Bước 1: Bạn nhấn vào nút Start
=> và tìm kiếm với từ khóa Backup
… => và chọn tính năng Backup and Restore (Windows 7)
như hình bên dưới.
Hoặc một cách khác để mở tính năng Backup and Restore (Windows 7) đó là:
Mở hộp thoại Run (Windows + R
) => sau đó nhập vào lệnh control
=> và nhấn Enter
.
Và bạn đã có thể mở tính năng này một cách rất dễ dàng rồi 😀
+ Bước 2: Xuất hiện cửa sổ như hình bên dưới => bạn nhấp vào liên kết Create a system image
.
Trong phần On a hard disk
, bạn chọn phân vùng sẽ lưu file Backup (file Image)
=> rồi click Next
.
// Thông thường máy tính sẽ tự tìm phân vùng trống cần lưu. Nhưng nếu không chính xác thì bạn hãy chọn lại nhé.
Sau đó bạn click vào nút Next
để tiếp tục.
+ Bước 3: Như các bạn có thể thấy, hệ thống sẽ thực hiện lưu lại 2 phân vùng là EFI
(phân vùng boot) và System
(phân vùng chứa hệ điều hành).
=> Bạn nhấn vào nút Start backup
để tiến hành sao lưu lại hệ điều hành nhé.
Sau đó thì chờ thôi, quá trình backup sẽ diễn ra trong ít phút..
+ Bước 4: Sau khi backup xong thì bạn sẽ thấy phân vùng Recovery
mới tạo đã chứa dữ liệu như hình bên dưới.
+ Bước 5: Bây giờ chúng ta sẽ tiến hành ẩn phân vùng này đi. Bạn có thể tham khảo bài viết chi tiết tại đây: 3 cách ẩn phân vùng ổ cứng để bảo vệ dữ liệu.
Hoặc làm theo các bước hướng dẫn nhanh bên dưới:
Mở phần mềm Partition Wizard lên (Link tải / Link dự phòng)
Nhấn chuột phải vào phân vùng RECOVERY
=> và chọn Change Drive Letter
để thực hiện xóa nhãn của phân vùng.
Trong phần New Drive Letter
bạn chọn là None
để ẩn phân vùng.
Cuối cùng bạn đừng quên bấm vào nút Apply
để áp dụng thay đổi nha. Sau đó tắt phần mềm đi và kiểm tra lại xem đã OK chưa.
…. bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + E
để vào This PC
IV. Cách phục hồi lại Windows 10, 11 với System Image Files
Vâng, bây giờ chúng ta đã có file Backup rồi. Vậy cách sử dụng nó như thế nào đây !
Tất nhiên là mình sẽ có phần hướng dẫn chu đáo cho các bạn, nên bạn có thể yên tâm mà làm theo nhé (>‿♥)
Bạn hãy truy cập vào Advanced Options. Mình đã có bài viết hướng dẫn chi tiết cho vấn đề này rồi, bạn có thể đọc lại tại đây để chọn cho bạn cách dễ nhất:
- 5 cách truy cập vào Advanced Options trên Windows 11/ 10 /8/ 8.1 đơn giản (nên xem vì sẽ có cách dễ hơn)
Còn trong bài viết này mình sẽ sử dụng phím F8 để phục hồi lại hệ thống. Các bạn tiếp tục làm theo các bước dưới đây nhé.
+ Bước 1: Bạn tắt máy tính đi và bấm nút nguồn máy tính để mở lại.
+ Bước 2: Sau khi bạn bấm nút nguồn thì hãy bấm giữ phím F8
trên bàn phím để màn hình để truy cập vào Advance Boot Options
.
=> Sau đó bạn chọn Repair Your Computer..
+ Bước 3: Tiếp tục chọn Troubleshoot
như hình dưới….
… và chọn Advanced options
.
+ Bước 4: Bây giờ bạn hãy chọn tính năng System Image Recovery
để phục hồi lại file Backup hệ điều hành.
+ Bước 5: Hệ thống sẽ yêu cầu bạn chọn tài khoản mà bạn muốn phục hồi. Bạn chọn đúng tài khoản mà bạn cần phục hồi nhé.
Nhập mật khẩu cho User (nếu có)
+ Bước 6: Chọn file Backup mà bạn muốn phục hồi. Bạn cũng có thể tích chọn Select a system image
để tìm đến file Backup mà bạn muốn khôi phục.
Sau đó nhấn Next
để tiếp tục…
+ Bước 7: Chọn Yes
để xác nhận..
+ Bước 8: Okay, bây giờ thì bạn chỉ việc đợi cho quá trình Restore hoàn thành thôi là hệ điều hành Windows 10 của bạn sẽ trở về trạng thái ngon lành 😀
V. Lời Kết
Vâng, như vậy là mình đã hướng dẫn rất chi tiết với các bạn cách sao lưu và phục hồi Windows 10 với System Image – một tính năng backup Windows có sẵn trên Win 10 rồi nhé.
Đây là một tính năng khá hay mà bạn nên áp dụng. Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn, chúc các bạn thành công !
Đọc thêm một số bài viết:
- Cần làm gì trước khi cài lại Windows hoặc Ghost lại máy tính?
- Cách tạo và bung file ghost bằng Onekey Ghost chi tiết, dễ hiểu
- Hướng dẫn Ghost, tạo file Ghost, cài Win .. trong Mini Windows (WinPE)
Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com
Tham khảo bài viết của Nguyễn Tuấn
này bạn có cách nào để biết ổ cứng C chứa hệ điều hành biến thành file cài đặt được không ?