5 cách vào WinRE / Advanced Options trên Windows 11/ 10 /8

Vâng ! nếu như bạn đang sử dụng những phiên bản Windows mới, ví dụ như phiên bản Windows 8, 8.1, 10 hay Windows 11 thì có lẽ bảng điều khiển Advanced Options đã không còn xa lạ gì nữa đúng không ?

Vậy thực chất Advanced Options là gì? và cách truy cập vào nó như thế nào ? tất cả sẽ có trong bài viết này.

Trong bài viết này thì mình sẽ tổng hợp lại 5 cách đơn giản nhất để có thể truy cập vào được Advanced Options và đảm bảo bạn có thể truy cập và sử dụng bất nó cứ lúc nào, bất cứ trường hợp nào.

Okey, trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu xem chế độ Advanced Options của Windows có những tính năng gì nhé.

I. Advanced Options là gì?

Advanced Options (Advanced Startup Options) trên Windows là một bảng điều khiển các công cụ cứu hộ máy tính khi Windows bị lỗi.

Đây là những công cụ do Microsoft tích hợp sẵn trong bộ cài Windows để hỗ trợ bạn có thể sửa chữa, fix lỗi, khắc phục sự cố khi cần thiết.

cach-vao-advanced-options-1
Advanced Startup Options

Trong một vài trường hợp bạn không cần phải tìm cách vào chế độ này mà Windows sẽ tự động khởi động vào nó. Ví dụ như trường hợp:

  • Windows bị lỗi boot, không khởi động vào màn hình Desktop được.
  • Windows khởi động thất bại 2 lần trở lên.
  • Advanced Options cũng có thể tự động được truy cập vào sau 2 lần bạn tắt máy tính đột ngột (trong vòng hai phút sau khi hoàn thành khởi động).
  • Lỗi khởi động an toàn (Secure Boot) (ngoại trừ các vấn đề liên quan đến Bootmgr.efi)
  • Máy tính bị lỗi BitLocker trên các thiết bị chỉ cảm ứng….

II. Advanced Options Windows có thể làm được gì?

Sau đây mình sẽ tóm tắt qua một vài tính năng có trong cửa sổ Advanced options:

  • System Restore: Khôi phục lại máy tính về một thời điểm sao lưu đó (nhưng trước đó tính năng cần phải được cài đặt và thiết lập thì mới sử dụng được). Tuy nhiên, mình không thích tính năng này và cũng khuyên bạn không nên dùng.
  • System Image Recovery: Phục hồi lại hệ thống bằng file System Image. Để sử dụng tính năng này thì trước đó bạn phải sử dụng tính năng System Restore để tạo ra một file backup.

Tuy nhiên mình khuyên các bạn không nên dùng tính năng này, thay vào đó bạn nên sử dụng các công cụ nư Onekey Ghost, Norton Ghost hoặc là Acronis True Image để tạo file backup sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

  • Automatic Repair: Chế độ tự động sửa chữa lỗi trên Windows, khi máy tính của bạn xảy ra một lỗi nào đó thì bạn có thể sử dụng qua tính năng này trước xem sao.
  • Command Prompt : Vâng, truy cập vào cửa sổ cmd để sử dụng các lệnh. Tính năng này rất hữu ích và cũng được sử dụng nhiều nhất.
  • Startup Settings: Một số thiết lập nhỏ, bạn có thể truy cập vào nó để tìm hiểu thêm.

III. Làm thế nào để vào chế độ Advanced Options?

Để truy cập vào cửa sổ Advanced Options thì có rất nhiều cách, tuy nhiên trong bài viết này mình sẽ chia sẻ với các bạn 5 cách đơn giản nhất. Nếu như bạn chưa biết thì có thể tham khảo hướng dẫn sau đây:

NOTE:
Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn trên hệ điều hành Windows 10, còn nếu như bạn đang sử dụng Windows 11, Windows 8 hoặc 8.1 thì cũng làm hoàn toàn tương tự nhé.

Vào chế độ Advanced Options cũng là vào chế độ WinRE nha các bạn !

#1. Truy cập vào Advanced Options trong quá trình khởi động Win

Bạn hãy khởi động lại máy tính. Tại màn hình đăng nhập => bạn nhấn vào biểu tượng nút nguồn (Power) => nhấn giữ phím Shift trên bàn phím và Click chuột trái vào nút Restart như hình bên dưới.

cach-vao-advanced-options-2

#2. Truy cập thông qua Menu Start

Trường hợp này là khi bạn đang ở trong màn hình Windows. Bạn nhấn vào nút Start => nhấn vào Power => nhấn giữ phím Shift và click chuột vào Restart.

cach-vao-advanced-options-3

Cửa sổ tiếp theo hiện ra sẽ có 3 lựa chọn cho bạn, đó là:

  • Continue: Thoát khỏi cửa sổ này và khởi động lại vào hệ điều hành Windows 10.
  • Troubleshoot: Nhấn vào lựa chọn này để truy cập vào các công cụ hỗ trợ sửa chữa lỗi Windows.
  • Turn off your PC: Tắt máy tính.

cach-vao-advanced-options-4

Cửa sổ tiếp theo thì bạn đã có thể vào Advanced options rồi đó.

cach-vao-advanced-options-5

#3. Truy cập thông qua cửa sổ Settings

Cách này cũng rất đơn giản. Thực hiện như sau:

Nhấn vào Start => Settings => chọn tính năng Update & security => chuyển xuống mục Recovery => cuối cùng bạn hãy nhấn vào Restart now như hình bên dưới:

cach-vao-advanced-options-10

#4. Vào Advanced Options khi bạn sử dụng Dualboot

Nếu như bạn đang sử dụng 2 hệ điều hành song song hoặc sử dụng chế độ khởi động kép thì bạn có thể làm như hình bên dưới.

cach-vao-advanced-options-6

Cửa sổ tiếp theo hiện ra, bạn nhấn vào Choose other options => chọn tiếp Troubleshoot => và chọn Advanced Options

cach-vao-advanced-options-7

Hiện tại mình đã mở cửa Blog Chia Sẻ Kiến Thức Store ! – bán phần mềm trả phí với mức giá siêu rẻ – chỉ từ 180.000đ (bản quyền vĩnh viễn Windows 10/11, Office 365, 2021, 2016… và nhiều phần mềm bản quyền khác). Bảo hành full thời gian sử dụng nhé !

#5. Truy cập vào Advanced Options thông qua bộ cài Win

Nếu như vì một lý do nào đó mà bạn không thể truy cập vào được cửa sổ Advanced Options thì cách này là chắc ăn nhất, 100% thành công trong mọi trường hợp.

Việc cần làm của bạn đó là mua một cái đĩa cài Windows, hoặc là tự tạo usb cài win (bộ cài phải cùng phiên bản với hệ điều hành hiện tại của máy tính nhé) .

Sau khi đã có công cụ cài Win rồi thì bạn hãy khởi động vào bộ cài của bạn, chọn như hình bên dưới => và nhấn Next

cach-vao-advanced-options-8

Cửa sổ tiếp theo hiện ra, bạn hãy nhấn vào Repair you computer để bạn có thể vào được cửa sổ Advanced options.

Nói chung là nó cũng giống với bài viết này, nếu như bạn chưa biết boot vào bộ cài win thì có thể xem lại bài viết đó.

cach-vao-advanced-options-11

BONUS:
Ngoài các cách bên trên ra thì còn một cách khác nữa để truy cập vào WinRE, cách này sẽ rất hữu ích trong trường hợp máy tính không khởi động được vào Windows.

Đó là sử dụng phím tắt, ví dụ như dòng máy Notebook của ASUS chẳng hạn, cách để vào WinRE dòng máy này là nhấn giữ phím F9 (một số máy thì là F12) => rồi nhấn nút Nguồn để khởi động <nhưng tất nhiên, bạn phải tắt tính năng khởi động nhanh trong BIOS/ UEFI đi trước>.

Sẽ không có một hướng dẫn cụ thể nào, vì mỗi dòng máy thì nhà sản xuất sẽ thiết lập phím chức năng khác nhau, nhiều máy đời cũ không có. Đây chỉ là một gợi ý cho bạn để có thể truy cập vào WinRE một cách nhanh chóng hơn.

IV. Lời kết

Như vậy là mình đã chia sẻ với các bạn 5 cách đơn giản nhất để truy cập vào cửa sổ Advanced Options rồi đó. Một mẹo nhỏ nhưng mình tin chắc là nó sẽ rất hữu ích trong rất nhiều trường hợp đó, nhất là khi sự cố Windows xảy ra.

Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, chúc các bạn thành công !

Đọc thêm:

Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 4.9/5 sao - (Có 7 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

8 comments

  1. Đè nút nguồn tắt trong quá trình khới động 3 lần

  2. Chào bạn, chúc năm mới blog của bạn ngày càng phát triển và chúc sức khỏe bạn
    Bạn cho mình hỏi trong Win 7 thì mỗi lần cài driver sai thì gặp lỗi dum màn hình xanh hoặc tối đen màn hình khi qua khỏi logo khởi động, nhất là khi cài driver card VGA. Thì mỗi lần như vậy thì vào safe mode >> Chọn last known good configuration là khắc phục được và cài lại driver xài bình thường.
    Nhưng còn Win 10 thì làm thế nào để sử dụng last known good configuration hay chọn tính năng nào để gỡ hết các driver đã cài sai được vậy bạn. Mình đã vào safe mode và Advanced Options như trong bài viết này được rồi mà không thấy last known good configuration đâu cả.
    Cảm ơn bạn

    • Kiên Nguyễn Blog

      Trên Windows 10 thì bạn hãy truy cập vào chế độ safe mode => nhấn chuột phải vào phân vùng chứa hệ điều hành (thường là ổ C) => chọn Properties => chọn Disk Cleanup => một hộp thoại hiện ra bạn hãy nhấn vào Clean up system files => cuối cùng bạn hãy tick chọn mục Device driver packages và nhấn OK => chọn Delete files để thực hiện xóa driver cũ là xong.
      P/s: Mình sẽ có một bài viết cụ thể sau.

  3. ad ơi e bị mắc lỗi là vào trong troubleshoot r nó hiện lên 2 dòng uefi và startup setting r e nhấn startup setting nhưng mà nó k hiện advaced option mà toàn hiện mấy cái như enable low resolution video mode, enable debugging mode vậy lm thế nào để mở dc startup setting ạ (e muốn reset win)

  4. Tại sao khi mình vào Advanced Options nó không hiện command prompt

  5. của em vào phần troubleshoot chỉ có startup setting thôi, k có nhưng phần kia giờ phải làm sao


Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop