Làm thế nào để tính giá trị lượng giác của góc bằng máy tính CASIO Fx 580 VNX và Fx 880 BTG?
Hiểu một cách đơn giản thì các giá trị $\sin \alpha$, $\cos \alpha$, $\tan \alpha$ và $\cot \alpha$, với $\alpha$ là số đo của một góc thì được gọi là các giá trị lượng giác của góc $\alpha$.
Có nhiều cách để giúp chúng ta tính được các giá trị lượng giác của một góc, ví dụ:
- Đường tròn lượng giác.
- Bảng lượng giác.
- Máy tính CASIO…
Vâng, tạm giác lại hai cách đầu tiên, hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng máy tính Casio để tính nhanh bốn giá trị lượng giác sin, cos, tan và cot của một góc bất kì.
Mình sẽ sử dụng 2 loại máy tính cầm tay phổ biến nhất hiện nay là Casio Fx 580 VNX và Casio Fx 880 BTG.
Mục Lục Nội Dung
#1. Cài đặt đơn vị góc phù hợp với góc cần tính
Trước khi tính giá trị lượng giác của một góc chúng ta cần cài đặt đơn vị góc phù hợp:
- Cài đặt đơn vị góc là radian khi cần tính giá trị lượng giác của các góc $\pi, \frac{\pi}{3}, \frac{\pi}{6}$, …
- Cài đặt đơn vị góc là độ khi cần tính giá trị lượng giác của các góc 180, 60, 30, …
#2. Cách tính Sin, Cos, Tan, Cot trên máy tính Casio Fx 880 BTG
NOTE:
Nếu chưa có máy tính Casio này thì bạn có thể đặt mua chính hãng tại đây hoặc tại đây !
Ví dụ 1. Tính bốn giá trị lượng giác sin, cos, tan và cot của góc $\frac{\pi}{12}^r$.
Vì góc cần tính có đơn vị góc là radian nên chúng ta cần cài đặt đơn vị góc là radian trước khi thực hiện.
Nhấn phím SETTINGS => chọn Calc Settings => nhấn phím OK => chọn Angle Unit => nhấn phím OK => chọn Radian => nhấn phím OK => nhấn phím AC
Cách 1. Sử dụng tính năng Circle.
Bạn xem lại bài hướng dẫn này nhé: Biểu diễn góc trên đường tròn lượng giác bằng máy Casio
Cách 2. Sử dụng các phím sin, cos và tan.
Bước 1. Nhấn phím VARIABLE => chọn biến nhớ x => nhập $\frac{\pi}{12}$ => nhấn phím EXE => nhấn phím AC
Bước 2.
Bước 2.1. Nhấn phím sin => nhấn phím x => nhấn phím EXE
Bước 2.2. Nhấn phím cos => nhấn phím x => nhấn phím EXE
Bước 2.3. Nhấn phím tan => nhấn phím x => nhấn phím EXE
Chú ý:
Chúng ta còn có thể tính giá trị lượng giác tan bằng công thức $\frac{\sin (x)}{\cos(x)}$
Bước 2.4. Nhấn phím SHIFT => nhấn phím => nhấn phím EXE
Chú ý:
Chúng ta còn có thể tính giá trị lượng giác cot bằng các công thức $\frac{\cos(x)}{\sin(x)}$ và $\frac{1}{\tan(x)}$
Vậy bốn giá trị lượng giác sin, cos, tan và cot của góc $\frac{\pi}{12}$ là lượt là $\frac{\sqrt{6}-\sqrt{2}}{4}$, $\frac{\sqrt{6}+\sqrt{2}}{4}$, $2-\sqrt{3}$ và $2+\sqrt{3}$.
Xem video hướng dẫn
Casio FX 580 VNX [Mua trên Shopee] [Mua trên Tiki] |
CASIO FX 880 BTG [Mua trên Shopee] [Mua trên Lazada] |
#3. Cách tính Sin, Cos, Tan, Cot trên máy tính Casio Fx 580 VNX
Đọc thêm:
Đặt mua CASIO FX-580 VNX chính hãng
Giả lập máy tính CASIO FX-580 VNX trên điện thoại, máy tính
Ví dụ 2. Tính bốn giá trị lượng giác sin, cos, tan và cot của góc $15^o$.
Vì góc cần tính có đơn vị góc là độ nên chúng ta cần cài đặt đơn vị góc là degree trước khi thực hiện.
Nhấn phím SHIFT => nhấn phím MENU => nhấn phím 2 => nhấn phím 1
Vì fx 580 VN X không có tính năng Circle nên chúng ta chỉ có thể sử dụng các phím sin, cos và tan.
Bước 1. Nhập 15 => nhấn phím STO => nhấn phím (
Bước 2.
Bước 2.1. Nhập sin (x) => nhấn phím ALPHA => nhấn phím
Bước 2.2. Nhập cos (x) => nhấn phím ALPHA => nhấn phím
Bước 2.3. Nhập tan (x) => nhấn phím ALPHA => nhấn phím
Bước 2.4. Nhập tan (x) => nhấn phím
Bước 3. Nhấn phím => nhấn phím => nhấn phím => nhấn phím
Vậy bốn giá trị lượng giác sin, cos, tan và cot của góc $15^o$ là lượt là $\frac{\sqrt{6}-\sqrt{2}}{4}$, $\frac{\sqrt{6}+\sqrt{2}}{4}$, $2-\sqrt{3}$ và $2+\sqrt{3}$.
Xem video hướng dẫn
#4. Lời kết
Okay, như vậy là mình đã hướng dẫn rất chi tiết cho bạn cách tính giá trị lượng giác của góc bằng máy tính CASIO, hay nói cách khác là tính sin cos, tan cot trên máy tính Casio Fx 580 VNX và 880 BTG rồi nhé.
Mặc dù máy tính CASIO có thể tính được các giá trị lượng giác sin, cos, tan và cot của một góc bất kì nhưng chúng ta cũng không nên quá lạm dụng nha các bạn.
Với các góc có số đo đặc biệt như $0, \frac{\pi}{6}, \frac{\pi}{4}, \frac{\pi}{3}, \frac{\pi}{2}, …,$ thì các bạn nên ghi nhớ các giá trị lượng giác của chúng.
Hi vọng là bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo.
CTV: Nhựt Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com
Edit by Kiên Nguyễn