Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn cho các bạn cách xác định phần nguyên của một giá trị bất kì bằng máy tính CASIO.
Tính năng này sẽ giúp chúng ta xác định phần nguyên của một giá trị bất kỳ là Integer Part.
Tính năng này đọc sơ qua có vẻ không mấy hữu ích nhưng nếu biết cách khai thác sẽ có nhiều giá trị trong học tập, kiểm tra và thi cử.
Mục Lục Nội Dung
#1. Sơ lược về tính năng (phím) xác định phần nguyên
Tính năng Integer Part (phím Int) giúp chúng ta xác định phần nguyên của một giá trị bất kỳ.
Tính năng Largest Integer (phím Intg) giúp chúng ta xác định số nguyên lớn nhất không vượt quá giá trị.
Tính năng Largest Integer (phím Intg) chính là hàm phần nguyên trong Toán học.
Chú ý:
- Tính năng Integer Part (phím Int) và Largest Integer (phím Intg) sẽ cho ra cùng một kết quả với những giá trị dương.
- Trong phạm vi ngắn gọn của bài viết này chúng ta chỉ bàn về tính năng Integer Part.
#2. Cách xác định phần nguyên trên Casio fx 880 BTG
Ví dụ. Xác định phần nguyên của phân số $\frac{500}{33}$.
Bước 1. Nhấn phím CATALOG => chọn Numeric Calc => nhấn phím OK => chọn Integer Part => nhấn phím OK
Bước 2. Nhập phân số $\frac{500}{33}$
Bước 3. Nhấn phím EXE
Vậy phần nguyên của phân số đã cho là 15.
Chú ý:
- Tính Integer Part có thể xác định phần nguyên của một giá trị bất kì cho dù nó là phân số, căn thức, số siêu việt, …
- Giá trị được xác định có thể là giá trị nhập trực tiếp hoặc giá trị được gán trong biến nhớ hoặc giá trị được lưu trong bộ nhớ trả lời Ans / bộ nhớ trả lời trước đó PreAns.
#3. Cách xác định phần nguyên trên fx 580 VN X
Ví dụ. Xác định phần nguyên của căn thức $\sqrt{113}$.
Bước 1. Nhấn phím ALPHA => nhấn phím +
Bước 2. Nhập căn thức $\sqrt{113}$
Bước 3. Nhấn phím =
Vậy phần nguyên của căn thức đã cho là 10
#4. Ứng dụng tính năng Integer Part (phím Int) tìm thương và số dư của phép chia
Như đã giới thiệu, tính năng Integer Part (phím Int) có khá nhiều ứng dụng trong học tập, kiểm tra và thi cử.
Để minh chứng cho luận điểm trên, ngay bây giờ, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách tìm thương và số dư của một phép chia bất kì.
Thông thường để tìm thương và dư của một phép chia chúng ta sẽ sử dụng tính năng Remainder (phím $\div R$).
Tuy nhiên tính năng Remainder (phím $\div R$) không khả dụng khi số bị chia hoặc số chia có giá trị lớn hơn 9 999 999 999.
Casio FX 580 VNX [Mua trên Shopee] [Mua trên Tiki] |
CASIO FX 880 BTG [Mua trên Shopee] [Mua trên Lazada] |
Lúc bấy giờ muốn tìm được thương và dư của phép chia chúng ta cần phải sử dụng đến tính năng Integer Part (phím Int).
Tìm thương và số dư khi chia 2021 2022 2023 2024 cho 2025.
Dưới đây là chi tiết các bước thực hiện trên fx 880 BTG, trên fx 580 VN X vẫn thực hiện được nhưng có phần phức tạp hơn.
Bước 1. Xác định thương
Bước 1.1. Phần nguyên của phân số $\frac{2021~2022~2023~2024}{2025}$ chính là thương
Nhấn phím CATALOG => chọn Numeric Calc => nhấn phím OK => chọn Integer Part => nhấn phím OK => nhập $\frac{2021~2022~2023~2024}{2025}$ => nhấn phím =
Bước 1.2. Xử lý kết quả tính toán tràn màn hình
Nhấn phím => nhập $9.98124553 \times 10^{11}$ => nhấn phím EXE
Suy ra thương cần tìm là 998 124 553 200
Bước 2. Xác định số dư, số dư sẽ bằng số bị chia trừ thương nhân số chia
Nhập $2021~2022~2023~2024-998~124~553~200 \times 2025$ => nhấn phím EXE
=> Suy ra số dư cần tìm là 2024
Chú ý:
- Số chữ số tối đa mà fx 880 BTG có thể xử lí chính xác là 23 còn fx 580 VN X là 15
- Số bị chia của phép chia này nhiều hơn 15 chữ số nên khi thực hiện trên fx 580 VN X chúng ta cần thực hiện thêm một số thao tác phù hợp.
#5. Lời kết
Tính năng Integer Part (phím Int) xác định phần nguyên của giá trị trên máy tính CASIO thường được sử dụng với các biến nhớ, tính năng đa biểu thức: (chỉ có trên fx 580 VN X), tính năng bảng tính Spreadsheet (chỉ có trên fx 880 BTG), …
Việc kết hợp này mang lại cho chúng ta khá nhiều lợi ích trong học tập, kiểm tra và thi cử.
Tiêu biểu nhất là:
- Xác định ước chung lớn nhất
- Chuyển nhanh phân số thành liên phân số
- Chuyển nhanh số vô tỉ thành liên phân số
- Giải phương trình nghiệm nguyên Pell
- Chuyển nghiệm thập phân sang nghiệm phân số…
Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo.
CTV: Nhựt Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com
Edit by Kiên Nguyễn