Bạn đã biết cách chuyển phân số sang số thập phân vô hạn tuần hoàn và ngược lại bằng máy tính Casio chưa?
Mỗi phân số luôn biểu diễn được dưới dạng một số thập phân hữu hạn hoặc một số thập phân vô hạn tuần hoàn.
Ngược lại, mỗi số thập phân hữu hạn hoặc thập phân vô hạn tuần hoàn vô hạn tuần hoàn luôn biểu diễn được dưới dạng một phân số.
Tạm gác lại cách chuyển đổi bằng kiến thức Toán học, hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách chuyển đổi phân số sang số thập phân vô hạn tuần hoàn và ngược lại bằng máy tính CASIO Fx 580 VNX và 880 BTG.
Mục Lục Nội Dung
- #1. Số thập phân vô hạn tuần hoàn là gì?
- #2. Cách dùng Casio fx 880 BTG để chuyển phân số sang số thập phân vô hạn tuần hoàn và ngược lại
- #3. Cách dùng Casio Fx 580 VNX để chuyển số thập phân vô hạn tuần hoàn sang phân số và ngược lại
- #4. Thủ thuật chuyển số thập phân vô hạn tuần sang phân số
- #5. Lời kết
#1. Số thập phân vô hạn tuần hoàn là gì?
Số thập phân vô hạn tuần hoàn là một số thập phân mà các chữ số sau dấu phẩy lặp lại theo một chu kỳ cố định và không bao giờ kết thúc.
Ví dụ phổ biến nhất về số thập phân vô hạn tuần hoàn là số Pi (π), được biểu diễn bằng các chữ số vô hạn sau dấu phẩy nhưng theo một chu kỳ cố định.
Hay một ví dụ khác là số e (2.718281828…), đây cũng là một số thập phân vô hạn tuần hoàn, vì các chữ số sau dấu phẩy của nó cũng lặp lại theo một chu kỳ cố định.
Phân số nào thỏa mãn đồng thời ba điều kiện được liệt kê bên dưới thì có thể biểu diễn được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn:
- Phân số tối giản.
- Mẫu thức là một số tự nhiên khác không.
- Mẫu thức có ước nguyên tố khác 2 và 5.
Mọi số thập phân vô hạn tuần hoàn (không cần điều kiện) đều có thể biểu diễn dưới dạng một phân số.
#2. Cách dùng Casio fx 880 BTG để chuyển phân số sang số thập phân vô hạn tuần hoàn và ngược lại
NOTE:
Nếu chưa có máy tính Casio này thì bạn có thể đặt mua chính hãng tại đây hoặc tại đây !
Ví dụ 1. Chuyển phân số $\frac{7}{502}$ sang số thập phân vô hạn tuần hoàn.
Bước 1. Nhập tử số 7 => nhấn phím => nhập mẫu số 502
Bước 2. Nhấn phím EXE
Bước 3. Nhấn phím FORMAT => chọn Recurring Decimal => nhấn phím OK
Vậy số thập phân vô hạn tuần hoàn tương ứng với phân số đã cho là:
0.0(13944223107569721115537848605577689243027888446215)
Chú ý:
- Nếu Casio fx 880 BTG không chuyển được sang số thập phân vô hạn tuần hoàn thì lệnh Recurring Decimal sẽ không xuất hiện.
- Lưu ý nữa là: Casio fx 880 BTG không chuyển được không có nghĩa là phân số đã cho không chuyển được sang số thập phân vô hạn tuần hoàn nhé ccs bạn (lúc này bạn hãy chuyển bằng kiến thức Toán học).
Ví dụ 2. Chuyển số thập phân vô hạn tuần hoàn 3.1(1) sang phân số.
Bước 1. Nhập 3 => nhấn phím => nhập 1 => nhấn phím CATALOG => chọn Numeric Calc => nhấn phím OK => chọn Recurring Decimal => nhấn phím OK => nhập 1
Bước 2. Nhấn phím EXE
Vậy phân số tương ứng với số thập phân vô hạn tuần hoàn đã cho là $\frac{28}{9}$
Xem video thao tác trên máy tính Casio Fx 880 BTG
Chú ý:
- Với các cài đặt mặc định thì máy Casio Fx 880 BTG sẽ tự động chuyển số thập phân vô hạn tuần hoàn sang phân số.
- Trường hợp máy tính Casio Fx 880 BTG không chuyển tự động chuyển được thì bạn hãy nhấn phím FORMAT => chọn Improper Fraction => nhấn phím OK nha.
#3. Cách dùng Casio Fx 580 VNX để chuyển số thập phân vô hạn tuần hoàn sang phân số và ngược lại
Đọc thêm:
Đặt mua CASIO FX-580 VNX chính hãng
Giả lập máy tính CASIO FX-580 VNX trên điện thoại, máy tính
Ví dụ 3. Chuyển phân số $\frac{59}{70}$ sang số thập phân vô hạn tuần hoàn.
Bước 1. Nhập tử số 59 => nhấn phím => nhập mẫu số 70
Bước 2. Nhấn phím =
Bước 3. Nhấn phím
Casio FX 580 VNX [Mua trên Shopee] [Mua trên Tiki] |
CASIO FX 880 BTG [Mua trên Shopee] [Mua trên Lazada] |
Vậy số thập phân vô hạn tuần hoàn tương ứng với phân số đã cho là 0.8(428571)
Chú ý:
- Máy tính Casio fx 580 VNX không chuyển được sang số thập phân vô hạn tuần hoàn thì khi nhấn vào phím phân số sẽ không thay đổi nha các bạn.
- Và nếu Casio Fx 580 VN X không chuyển được thì cũng không có nghĩa là phân số đã cho không chuyển được sang số thập phân vô hạn tuần hoàn (lúc này bạn hãy sử dụng kiến thức Toán học để chuyển đổi).
Ví dụ 4. Chuyển số thập phân vô hạn tuần hoàn 1.9(2) sang phân số.
Bước 1. Nhập 1 => nhấn phím => nhập 9 => nhấn phím ALPHA => nhấn phím => nhập 2
Bước 2. Nhấn phím =
Vậy phân số tương ứng với số thập phân vô hạn tuần hoàn đã cho là $\frac{173}{90}$
Chú ý:
- Với các cài đặt mặc định thì Casio Fx 580 VNX sẽ tự động chuyển số thập phân vô hạn tuần hoàn sang phân số.
- Trong trường hợp máy tính Casio Fx 580 VNX không chuyển tự động được thì bạn hãy nhấn lần lượt các phím rồi thử lại ha.
#4. Thủ thuật chuyển số thập phân vô hạn tuần sang phân số
Dưới đây là thủ thuật giúp máy tính CASIO chuyển được số thập phân vô hạn tuần hoàn sang phân số khi lệnh Recurring Decimal hoặc khi nhấn phím ALPHA => nhấn phím không khả dụng.
Mình sẽ thực hành thử trên chiếc Fx 880 BTG, trên Fx 580 VN X các bạn thực hiện tương tự nha.
Ví dụ 5. Chuyển số thập phân vô hạn tuần hoàn 16.92(50) sang phân số.
Bước 1. Nhấn phím => nhập 92 => nhấn phím CATALOG => chọn Numeric Calc => nhấn phím OK => chọn Recurring Decimal => nhấn phím OK => nhập 50
Bước 2. Nhấn phím EXE
Bước 3. Lúc này giá trị của biểu thức $16+\frac{4579}{4950}$ chính là phân số cần tìm.
$16+\frac{4579}{4950}$ $=$ $\frac{16 \times 4950}{4950}+\frac{4579}{4950}$ $=$ $\frac{79200}{4950}+\frac{4579}{4950}$ $=$ $\frac{83779}{4950}$
Vậy phân số tương ứng với số thập phân vô hạn tuần hoàn đã cho là $\frac{83779}{4950}$
Xem video thao tác trên máy tính Casio Fx 580 VNX
#5. Lời kết
Okay, như vậy là mình đã hướng dẫn xong cho các bạn cách chuyển đổi số thập phân vô hạn tuần hoàn ra phân số và ngược lại bằng máy tính Casio Fx 580 VNX và Casio 880 BTG rồi nhé.
Bằng việc thực hiện theo các chỉ dẫn trong bài viết này thì bạn đã có thể nhanh chóng chuyển đổi qua lại giữa phân số và số thập phân vô hạn tuần hoàn một cách chính xác rồi đó.
Hầu hết các trường hợp đều có thể chuyển được bằng máy tính CASIO..
Trường hợp nào không chuyển được bằng lệnh Recurring Decimal hoặc phím ALPHA và phím không khả dụng thì hãy sử dụng thủ thuật (phần #4) nhé các bạn.
Hi vọng những thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo.
CTV: Nhựt Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com
Edit by Kiên Nguyễn