Phải làm gì khi trẻ mắc lỗi?

Bác Hồ từng nói : “ Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.”

Quả đúng như vậy. Trẻ em là đối tượng được xã hội yêu thương, quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất để phát triển toàn diện vì đó là mầm non tương lai của đất nước.

Hơn nữa, trong gia đình trẻ em còn được coi là báu vật, là “của để dành”, là niềm tự hào của cha mẹ.

lam-gi-khi-tre-mac-loi (6)

Tuy nhiên, việc dạy con trẻ lại là một vấn đề đáng để đưa ra bàn luận. Và để giúp con phát triển toàn diện mỗi gia đình lựa chọn cách dạy con khác nhau.

Nhiều bậc phụ huynh còn đang phân vân liệu có nên dạy con bằng cách xử phạt hay không? Làm như vậy lỡ ảnh hưởng đến tâm hồn thơ dại của trẻ thì sao?

Để giúp phụ huynh giải quyết vấn đề này, tôi xin phép được chia sẻ những cách phê bình nhẹ nhàng giúp trẻ nhận ra lỗi lầm của mình.

#1. Cho phép trẻ giải thích

Làm cha mẹ ai cũng mong muốn con mình ngoan ngoãn, học giỏi, biết nghe lời.

lam-gi-khi-tre-mac-loi (1)

Tuy nhiên, trẻ con thường rất hiếu động, thích tìm tòi, khám phá và mắc sai lầm là điều không thể tránh khỏi. Nhiệm vụ của chúng ta là phải uốn nắn trẻ giúp con nhận ra sai lầm và không mắc phải nữa.

Trước những sai lầm của con cha mẹ cần phải bình tĩnh để giải quyết. Đầu tiên cần cho phép trẻ được giải thích vì sao con lại có hành động như vậy?

Chắc chắn rằng con sẽ đưa ra được lí do khiến mình có hành động đó. Dù đúng hay sai đó cũng là mấu chốt của vấn đề để cha mẹ kịp thời hấn nắn con.

Việc cho phép con giải thích sẽ giúp trẻ cảm nhận được sự quan tâm, tin tưởng của cha mẹ đồng thời giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về tâm tư, tình cảm, sự thay đổi tâm sinh lý của trẻ.

Quá trình giáo dục trẻ chỉ thành công khi cả hai đều hợp tác trên cơ sở của sự tôn trọng.

#2. Học cách đồng cảm

lam-gi-khi-tre-mac-loi (2)

Cha mẹ cần phải biết cách lắng nghe, biết cách thấu hiểu hiểu và đồng cảm với con. Hãy đặt mình vào địa vị của trẻ để lắng nghe tâm tư của con.

Nhiều cha mẹ khi con mắc sai lầm là đùng đùng nổi giận mắng chửi, đánh đập con mà không biết mình làm như vậy sẽ gây tổn thương cho con.

Khi trẻ đã mắc sai lầm cha mẹ nên nhẹ nhàng khuyên nhủ: hành động của con là có lý do, nếu là cha mẹ trong tình huống đó có lẽ cũng  sẽ làm như con.

Tuy nhiên sự việc đó sẽ dẫn tới hậu quả không tốt. Lần sau gặp phải tình huống đó con sẽ xử lý như thế này nhé, sẽ tốt hơn cách mà con xử lí vừa rồi đấy.

Tôi tin rằng với cách làm đó trẻ em sẽ không còn tái phạm sai lầm nữa đâu. Vì chúng đã nhận ra hành động của mình là chưa tốt, đồng thời có thêm một kinh nghiệm để xử lý tình huống tương tự khi gặp phải.

#3. Tự kiểm điểm bản thân

lam-gi-khi-tre-mac-loi (3)

 Con mắc sai lầm trước hết cha mẹ cần kiểm điểm lại bản thân mình xem đã thực sự quan tâm đúng mức đến con chưa?

Nhiều cha mẹ mải mê với công việc không có nhiều thời gian dành cho con cái. Hoặc phó mặc việc giáo dục con cho nhà trường và xã hội.

Khi con mắc sai lầm chỉ mắng mỏ thì trẻ sẽ không biết sửa chữa sai lầm, có khi còn bị chây lì cảm xúc khiến cho việc giáo dục trẻ gặp nhiều khó khăn.

Nhiều cha mẹ dạy con theo kiểu “ hãy nghe những gì tôi nói, đừng xem những việc tôi làm”.

Trẻ em rất nhạy cảm, dù có dám nói ra suy nghĩ của mình hay không thì trong tâm hồn non nớt của trẻ cũng không thấy thoải mái và nó sẽ bỏ ngoài tai lời khuyên của cha mẹ.

Cha mẹ phải luôn là tấm gương tốt giúp con học tập và noi theo. Sự quan tâm đúng mức của cha mẹ sẽ giúp con rất nhiều trong quá trình học tập và tu dưỡng đạo đức cũng như hình thành phong cách sống của con.

#4. Chỉ cho trẻ thấy cái sai

lam-gi-khi-tre-mac-loi (4)

Việc chỉ ra cái sai cho con là vô cùng cần thiết. Cha mẹ luôn yêu thương, đồng cảm, chia sẻ mọi thứ nhưng tuyệt đối không được bao che cho sai lầm của trẻ.

Tâm lí của cha mẹ thường dễ dàng bỏ qua sai lầm của con, cho rằng con mình còn nhỏ, chưa biết nên chưa cần hấn nắn. Điều đó thực sự sai lầm.

Trẻ có hành động chưa đúng cần phải chỉ ra để con thấy việc làm đó là sai và hướng dẫn con sửa sai để lần sau không tái phạm.

Khi giáo dục trẻ cha mẹ cũng cần có sự nhìn nhận tinh tế. Dạy dỗ con cần nghiêm khắc, tránh hời hợt vừa nói vừa cười khiến trẻ không nhận ra mức độ nghiêm trọng của sai lầm và không có ý thức sửa sai.

Dạy con là cả một nghệ thuật ,cha mẹ yêu thương nhưng không nuông chiều con, khi con mắc sai lầm cần chỉ ra lỗi sai và hậu quả của sai lầm đó.

#5. Giúp trẻ sửa sai  

Đây là việc làm vô cùng cần thiết khi dạy dỗ con cái. Đừng mắng mỏ, đánh đập con cái khi trẻ mắc sai lầm. Cha mẹ cũng đừng quá căng thẳng trước lỗi lầm của con. Việc cần làm của cha mẹ là sau khi chỉ ra sai lầm, tác hại của sai lầm thì cần phải giúp trẻ sửa sai.

Đừng để con bị lúng túng khi biết hành động của mình như vậy là sai nhưng lại không biết làm như thế nào mới đúng.

Khi ấy trẻ thường tỏ ra bất cần, có những lời nói và hành động không tốt ảnh hưởng đến quá trình giáo dục trẻ. Vì vậy khi trẻ mắc sai lầm cha mẹ cần phải hướng dẫn con sửa sai.

#6. Chọn đúng thời điểm

lam-gi-khi-tre-mac-loi (1)

Dạy con là cả một quá trình và cha mẹ cần có nghệ thuật để trẻ phát triển tốt nhất. Một nguyên tắc cần thiết khi dạy con đó là phải chọn đúng thời điểm. Đừng phê bình con chỗ đông người, trước mặt bạn bè dễ gây tâm lý tự ti khiến trẻ ngày càng nhút nhát, ngại tiếp xúc với mọi người.

Cha mẹ không nên phê bình con khi con ngủ dậy hoặc trong bữa ăn. Điều này có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được. Tâm lý của cha mẹ là khi con có lỗi phải răn đe ngay.

Nhưng các cụ nói rồi: “ Trời đánh tránh miếng ăn”. Trong bữa cơm mà lôi con ra phê bình thì làm sao trẻ ăn nổi. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Lựa chọn thời điểm hợp lý để khuyên nhủ, dạy dỗ trẻ là điều cha mẹ cần cân nhắc sao cho phù hợp giúp con nhận ra sai lầm và có ý thức sửa chữa sai lầm đó.

#7. Hãy kiên nhẫn

lam-gi-khi-tre-mac-loi (2)

Dạy trẻ cần phải kiên nhẫn, không thể nóng vội được. Nếu cha mẹ nóng nảy trong lúc dạy con thì chắc chắn rằng đứa trẻ sẽ rất lì lợm, khó bảo và luôn tìm cách để che giấu lỗi lầm của mình.

Nếu cha mẹ chịu khó nghe con nói, hiểu tâm tư của con, cho phép con có thể mắc sai lầm, động viên con khắc phục sai lầm đó thì khi nảy sinh ra tình huống có vấn đề trong cuộc sống trẻ sẽ chia sẻ cùng bố mẹ.

Hãy giúp trẻ cảm nhận được tình yêu thương, chở che, sẵn sàng cùng con vượt qua những trở ngại trong cuộc sống để con có niềm tin vững chắc nơi gia đình, sẵn sàng chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống.

#8. Tôn trọng suy nghĩ của trẻ

lam-gi-khi-tre-mac-loi (5)

Điều cuối cùng tôi muốn chia sẻ cùng các bạn đó là cần tôn trọng suy nghĩ của trẻ. Bố mẹ cần phải từ bỏ suy nghĩ ấu trĩ như : trẻ con biết gì mà nói. Trẻ con cũng là một con người có suy nghĩ, hành động, tình cảm rõ ràng, cụ thể.

Tâm lý của trẻ phát triển theo từng giai đoạn khác nhau,bố mẹ đừng áp đặt suy nghĩ của người lớn lên đầu con trẻ. Hãy đặt mình vào vị trí của con để yêu thương, thấu hiểu và chia sẻ theo tâm lí lứa tuổi của con.

Khi trẻ nhận được sự tôn trọng, tin yêu của cha mẹ, trẻ sẽ hoàn thiện tốt nhân cách cũng như nhận thức theo cách của riêng mình. Cha mẹ cũng đừng nên so sánh con mình với những đứa trẻ khác.

Đặc biệt trong quá trình giáo dục con, nếu con mắc sai lầm cần kiên nhẫn và tôn trọng suy nghĩ của trẻ, chỉ ra cái sai và cách sửa chữa sai lầm đó.

Đó là những gì mà mình muốn chia sẻ với các bậc cha mẹ, để giúp trẻ nhận ra và sửa chữa sai lầm trong cuộc sống, cũng như học tập và vui chơi. Hy vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các bạn để mình có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc dạy dỗ con.

Ngày nay việc giáo dục và dạy dỗ con cái là cả một vấn đề đối với các bậc làm cha làm mẹ. Xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu của xã hội ngày càng cao, trẻ em càng cần được giáo dục sớm để theo kịp bước tiến của thời đại.

Dù bận rộn với guồng quay của cuộc sống nhưng  cũng mong các bậc phụ huynh hãy quan tâm, chia sẻ, động viên con mình nhiều hơn để giúp con mạn dạn hơn, tự tin hơn và thành công hơn trên con đường chiếm lĩnh tri thức.

CTV: Hoàng Thanh Tân – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 1 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop