Con tự khắc sẽ ngoan và phát triển tốt nếu bố bỏ 5 tật xấu này

Dạy dỗ con cái là một việc vô cùng quan trọng trong cuộc sống gia đình. Con cái là tài sản vô giá của cha mẹ, là niềm tự hào và hạnh phúc của gia đình.

Vậy làm thế nào để nuôi dạy con thật tốt?

Đây là câu hỏi luôn được các bậc phụ huynh quan tâm và tìm mọi cách để “chinh phục” nó.

Có thể bạn chưa biết, tính cách của người cha ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con trẻ. Người cha cần phải là tấm gương để con cái học tập và noi theo.

Vậy người cha trong gia đình có vai trò đặc biệt như thế nào? Hôm nay tôi sẽ chia sẻ cùng bạn đọc 5 việc nếu bố biết từ bỏ sớm, con tự khắc sẽ ngoan và phát triển tốt hơn.

#1. Trước mặt trẻ hãy từ bỏ tính khí bạo lực

Nhiều bậc cha mẹ vì muốn tốt cho con nên thường áp đặt suy nghĩ và cách giải quyết vấn đề của mình lên con, bắt con phải làm theo mà không quan tâm đến cảm xúc và suy nghĩ của con.

Chính điều này đã gây ra sự bức xúc và phản ứng cho trẻ. Khi ấy cha mẹ (nhất là người cha) sẽ rất cáu giận và thường sử dụng bạo lực với con.

Bạo lực ở đây ta có thể hiểu gồm bạo lực ngôn ngữ và đòn roi. Việc dùng bạo lực với con như vậy sẽ bóp méo sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ nhỏ, không có lợi cho sự phát triển nhân cách của con.

Nhiều gia đình cứ cho rằng “già đòn non nhẽ”, bố hay dùng bạo lực nên con phải sợ, phải nghe theo. Thực chất, điều này ảnh hưởng ghê gớm đến trẻ, khiến trẻ có cái nhìn lệch lạc, cho rằng đàn ông có quyền sử dụng bạo lực và giải quyết vấn đề bằng bạo lực.

Thay vào đó, người cha nên dạy con cần phải biết chịu trách nhiệm về việc làm và hành động của mình thay bằng sự oai nghiêm và tính khí bạo lực.

Chẳng hạn khi con chơi bóng đá làm vỡ cửa kính của hàng xóm, thay vì dùng đòn roi để trách phạt, cha phải dạy con biết tự chịu trách nhiệm về hành vi mình gây ra đó là phải tự đền bù thiệt hại bằng chính khoản tiền tiết kiệm của mình.

Người cha chỉ hỗ trợ khi tiền của con không đủ đền cho ô kính vỡ, sau đó yêu cầu con sang xin lỗi hàng xóm. Làm như vậy, cha đã dạy con biết tự chịu trách nhiệm về hành động của mình để trong cuộc sống, khi hành động một điều gì đó con cần phải biết cân nhắc và hành động đúng đắn.

con-tu-khac-se-ngoan-va-phat-trien-tot-neu-bo-bo-5-tat-xau-nay

Trong tình huống này, tuyệt đối cha không nên xoa dịu nỗi lo lắng của con bằng những câu như kiểu: không sao đâu, có bố đây rồi, bố có tiền, bố đền cho họ là xong…

Thư với bạn, nói như vậy con bạn không bao giờ trưởng thành được đâu, sự lệ thuộc vào cha mẹ ngày càng lớn hơn.

Tóm lại, thay vì dùng bạo lực, bố hãy dạy con phải biết tự chịu trách nhiệm về hành động của mình, dạy con biết nhận lỗi, xin lỗi và sửa sai giúp con ngoan ngoãn và trưởng thành hơn trong cuộc sống.

#2. Từ bỏ kiểm soát chỉ vì muốn tốt cho trẻ

Tâm lý chung của tất cả các bậc cha mẹ là bao bọc con cái, lúc nào cũng cảm thấy không yên tâm về con, không muốn con tiếp xúc với cuộc sống phức tạp ngoài đời.

Bằng quan niệm “ Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”. Dù con có khôn lớn, trưởng thành, với cha mẹ, con vẫn là đứa trẻ bé bỏng cần được chở che, bảo vệ.

Vì thế người cha nào cũng luôn muốn kiểm soát con.

Tuy nhiên, chúng ta càng bao bọc con càng thua thiệt và cuối cùng con chính là người thất bại trong hành trình của cuộc đời. Cha mẹ bao bọc con cái là tốt nhưng bao bọc thái quá thì con sẽ trở thành cái vỏ rỗng tuếch, sống ỷ lại và không có suy nghĩ cũng như ước mơ, khát vọng về tương lai.

Cha mẹ hãy từ bỏ quyền kiểm soát con cái, cần hiểu được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của con, chia sẻ cùng con, lắng nghe con nói, trao cho con quyền lựa chọn để con làm quen dần với cuộc sống phức tạp để giúp con ngày càng trưởng thành hơn.

Hãy coi con như một người bạn, cần đặt mình vào vị trí của con để thấu hiểu và chia sẻ. Đồng thời, cần phải xây dựng truyền thống gia đình tốt đẹp để giúp con biết tự hào về truyền thống gia đình, có ý thức vun đắp và xây dựng gia đình ngày càng thịnh vượng.

#3. Không khen ngợi con quá mức

Khen ngợi là một trong những cách để bày tỏ tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái giúp con tự tin hơn trong cuộc sống.

Tuy nhiên, nếu cha mẹ khen ngợi con quá mức sẽ khiến con tự tin thái quá, đôi khi ngủ quên trên chiến thắng mà quên mất mình còn cần phải cố gắng rất nhiều để thành công trong cuộc sống.

Đôi khi những lời khen ngợi quá mức cũng trở thành áp lực khiến con cảm thấy lo lắng, lúc nào cũng phải cố gắng hết sức để không làm mất đi hình ảnh trong mắt mọi người hoặc lo sợ bố mẹ sẽ bị mất mặt với mọi người.

Do quá áp lực, đôi khi trẻ phải tìm cách đối phó, nói dối cha mẹ, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển nhân cách của con.

Vì thế, cha mẹ hãy khen ngợi con đúng lúc, đúng chỗ và đúng cách, đúng thời điểm và đừng thổi phồng kết quả cũng như tài năng của con giúp con có điều kiện phát triển tốt nhất.

#4. Không nên coi con là tất cả

Dẫu biết rằng con cái là tài sản vô giá của cha mẹ, tâm lý của người cha là luôn bao bọc con, thậm chí làm thay con mọi điều.

Tuy nhiên, chúng ta cần phải hiểu rằng ai rồi cũng phải có bến đỗ của riêng mình. Con cái rồi cũng phải khôn lớn, trưởng thành, còn mình thì sẽ phải già đi.

Nếu cứ bao bọc con mãi sẽ khiến con trở thành kẻ to xác nhưng đầu óc rỗng tuếch, nhu nhược, sống phụ thuộc, luôn luôn đòi hỏi ở cha mẹ. Khi ấy ta sẽ cảm thấy mệt mỏi vì luôn phải chạy theo con, theo đuổi những đam mê của con mà quên đi cuộc sống của mình.

Bên cạnh việc chăm sóc con, định hướng tương lai cho con, các ông bố thông thái cần biết cân bằng cuộc sống của mình, theo đuổi những đam mê của mình, tạo không gian riêng để có những giây phút thảnh thơi, thư giãn.

Đặc biệt là bạn cần trao cho con cơ hội được sống tự lập, tự quyết và chịu trách nhiệm trước hành động của mình.

#5. Không nuông chiều con

Dẫu biết rằng cha mẹ yêu thương con vô điều kiện. Vì con, cha có thể làm tất cả, có thể nhịn ăn để nuôi con, hy sinh tính mạng vì con. Tuy nhiên, việc yêu thương con khác hoàn toàn với việc nuông chiều con.

Khi trẻ được cha mẹ nuông chiều sẽ nảy sinh ra tư tưởng coi mình là trung tâm của vũ trụ, đòi hỏi thái quá dẫn đến sự ương ngạnh, ích kỷ trong suy nghĩ và lối sống.

Tuy vậy, cha cũng cần phân biệt rõ không nuông chiều hoàn toàn khác với sự vô tâm. Trong cuộc sống, dù bận rộn thế nào, cha vẫn phải dành thời gian quan tâm đến con cái của mình.

Trước những yêu cầu của con, cha cần cân nhắc xem có hợp lý hay không để kịp thời đáp ứng nếu đó là yêu cầu  chính đáng. Khi trẻ đòi hỏi vô lý, bố sẽ nghiêm khắc nói không và giảng giải cho con hiểu nguyên nhân vì sao bố lại quyết định như vậy.

Trên đây là những chia sẻ của mình về 5 việc nếu bố biết từ bỏ sớm, con tự khắc sẽ ngoan và phát triển tốt hơn. Tôi hy vọng là bài viết này của tôi sẽ thực sự thiết thực với các ông bố đang nuôi dạy con.

Rất mong nhận được những lời chia sẻ của bạn đọc. Xin chào và hẹn gặp lại ha!

Đọc thêm:

CTV: Hoàng Thanh Tân – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 1 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop