Dimm là gì? Sự khác nhau giữa RDimm, Udimm và SoDimm..?

Khi tìm hiểu về RAM, đôi khi chúng ta được nghe tới những cụm từ như RDimm, UDimm hay SODimm…. Vậy những thuật ngữ này là gì? và chúng khác nhau như thế nào?

Vâng, nếu như bạn muốn biết câu trả lời thì mời các bạn đọc bài viết này.

Nhưng trước khi đi đến với nội dung của bài viết thì bạn cần xác định trước rằng, đây là bài viết tóm lược những thứ cơ bản nhất, dễ hiểu nhất và dễ phân biệt nhất giữa các loại Ram này, chứ mình không đi sâu vào vấn đề bên trong nhé.

I. Dimm là gì?

su-khac-nhau-giua-rdimm-udimm-va-sodimm (4)

Dimm (Dual In-line Memory Module) là một mô-đun bộ nhớ, hay còn gọi là thanh RAM. Nó được hiểu là một bảng mạch nhỏ với các linh kiện cấu thành nhằm truyền dữ liệu với tốc độ cao (bao gồm đi và nhận).

DIMM chứa một hoặc một số DRAM hoặc SDRAM (chip của RAM) trên bảng mạch nhỏ đi kèm với pin để gắn nó lên maiboard máy tính.

Các bạn đừng nhầm lẫn giữa Dimm và RAM nhé:

DIMM là một bảng mạch dài, hẹp và mỏng với chân đồng kéo dài từ đầu thanh Ram đến cuối thanh RAM. Những chân đồng này là điểm tiếp xúc giữa thanh RAM và khe cắm RAM, để truyền dữ liệu qua lại giữa RAM và Mainboard.

Còn RAM là các mô-đun hình chữ nhật màu đen trên bề mặt của DIMM.

Khi một Dimm đi kèm với các chip nhớ thì tất cả hợp thành một thanh Ram hoàn chỉnh với các thông số về dung lượng, băng thông và tốc độ khác nhau.

Có thể hiểu đơn giản là khi ta có một thanh Ram hoàn chỉnh như hình bên trên, nếu loại bỏ đi những chip nhớ (chip màu đen, hình chữ nhật/ hình vuông) trên các thanh Ram thì chúng ta chỉ còn là Dimm (một bảng mạch nhỏ).

Và khi chúng ta lắp lại những chip nhớ này, chúng ta lại có một thanh Ram hoàn chỉnh đúng nghĩa.

II. Có những loại DIMM nào?

Các DIMM tiêu chuẩn phổ biến nhất hiện nay có chiều dài thông thường là 14cm và chiều cao là 3cm:

  1. UDIMM (Unbuffered DIMM): Nó là bộ nhớ chưa đăng ký, được sử dụng chủ yếu trên máy tính PC (máy tính để bàn) và máy tính Laptop.
  2. RDIMM (Registered DIMM): RDIMM thường được sử dụng trong các máy chủ (máy server), cũng như những ứng dụng đòi hỏi sự mạnh mẽ và ổn định như đồ họa, thiết kế, dựng video….
  3. SO-DIMM: SO-DIMM chủ yếu được trang bị trên Laptop và Tablet (máy tính bảng). Loại DIMM này có ở cả cấu hình 72 chân và 144 chân.

// Trong bài viết này mình chỉ đề cập nhiều đến 3 loại DIMM này nha các bạn.

Ngoài ra chúng ta còn có:

  • FB-DIMM (Fully-buffered DIMM): Nó thường được sử dụng làm bộ nhớ chính trong các hệ thống yêu cầu dung lượng lớn, chẳng hạn như máy chủ (server) hoặc máy trạm.

Nói thêm một chút: FB-DIMM được trang bị chip AMB để tăng độ tin cậy, một con chip bảo mật để duy trì tính toàn vẹn tín hiệu và cải thiện các phương pháp để phát hiện lỗi.

Bus AMB được chia thành Bus đọc 14 bit và Bus ghi 10 bit. Ngoài ra nó có một bus đọc/ghi chuyên dụng khác nữa (nghĩa là việc đọc và ghi có thể xảy ra cùng một lúc) => vậy nên hiệu suất tăng lên đáng kể.

  • LR-DIMM (Load-Reduced DIMM): LR-DIMM sử dụng công nghệ IMB (Isolation Memory Buffer).

Chip IMB sẽ cô lập tất cả các electrical load (bộ phận hoặc phần của mạch tiêu thụ điện), bao gồm tín hiệu dữ liệu của các chip DRAM trên DIMM từ Memory Controller.

Vậy nên, Memory controller chỉ nhìn thấy chip IMB (tức là chip DRAM lúc này như vô hình). Bộ nhớ đệm sau đó sẽ xử lý tất cả các lần đọc/ ghi vào chip DRAM, giúp nâng cao dung lượng và tốc độ.

LRDIMM cũng giúp giảm tiêu thụ điện năng.

  • MicroDIMM: MicroDIMM là một mô-đun bộ nhớ nhỏ hơn DIMM (có đường viền nhỏ). Mô-đun bộ nhớ này có dạng SDRAM 144 chân và DDR 172 chân. Loại DIMM này chủ yếu được sử dụng trên Laptop.

#1. Udimm nghĩa là gì?

Thông thường trong một hệ thống máy tính, khi các luồng dữ liệu được thiết lập với số lượng lớn, liên tục (ra và vào) thì không phải lúc nào chip (bộ vi xử lý) cũng xử lý kịp những luồng dữ liệu này.

Mà chúng buộc phải nạp tạm vào một nơi nào đó để chờ đến lượt xử lý tiếp theo. Trên một thanh Ram thì bộ phận này gọi là bộ đệm hoặc một thanh ghi (register). Nếu bạn đọc bài viết trước đó về RAM trên blog rồi thì chắc chắn bạn sẽ hiểu điều này đúng không.

su-khac-nhau-giua-rdimm-udimm-va-sodimm (2)

Udimm là hệ thống Ram không có thanh ghi hay bộ nhớ đệm, nhiệm vụ nạp dữ liệu, luồng xử lý chờ sẽ được đảm nhiệm bởi một bộ đệm nằm trên mainboard hay bên trong CPU.

Do đó nó sẽ phải tốn thời gian đi tới mainboard hoặc CPU, nên loại bộ nhớ này không ổn định khi xử lý dữ liệu lớn và liên tục, nhất là trong các hệ thống server.

Nói một cách khác: UDIMM không được ổn định như Registered memory (RAM với một buffer giữa bộ nhớ và Bus tới CPU). Các lệnh đi trực tiếp từ memory controller nằm trong CPU đến mô đun bộ nhớ.

Nhưng bù lại, Udimm có giá thành rẻ hơn và được sử dụng phổ biến hơn trên các máy tính phổ thông, máy tính văn phòng (bao gồm Laptop). Nơi mà đại đa số người dùng không cần quá nhiều sự trợ giúp đến từ bộ đệm này.

#2. RDimm nghĩa là gì?

Khác với Udimm thì Rdimm là hệ thống thanh Ram có bộ đệm hoặc thanh ghi bộ nhớ (memory register) trên bo mạch. Những bộ đệm hoặc thanh ghi bộ nhớ này thường nằm ở giữa một thanh Ram với hình dáng là một chipset nhỏ.

Hay nói cách khác, bộ đệm hoặc thanh ghi bộ nhớ này thường được đặt giữa bộ nhớ và Memory controller.

su-khac-nhau-giua-rdimm-udimm-va-sodimm (3)

Nhờ bộ đệm bé bé xinh xinh này mà chúng hoạt động được ổn định trong thời gian liên tục (gần như là 24/7), kể cả khi luồng dữ liệu phải xử lý liên tục không ngừng nghĩ.

Cũng nhờ ưu điểm này nên loại Ram này thường được dùng trên các hệ thống Sever hay những máy tính phải thường xuyên Render với hiệu năng cao. Và tất nhiên, với ưu điểm như vậy thì giá thành của chúng cũng không hề rẻ.

Nhưng nói chung, những gì mang lại là xứng đáng với số tiền bỏ ra các bạn ạ.

#3. SODimm là gì?

Thực ra SODimm chỉ đơn giản là phiên bản nhỏ hơn, ngắn hơn về bảng mạch so với một Dimm tiêu chuẩn mà thôi. Dimm tiêu chuẩn là 14cm, trong khi đó SODimm chỉ là 7cm, chỉ bằng 1 nửa.

SODimm thường là những hệ thống Ram trên các thiết bị nhỏ gọn như Laptop, máy tính bảng…. Nói cho ngắn gọn dễ hiểu thì SODimm là phiên bản hệ thống Ram dành cho Laptop nói chung.

SODimm khác với DIMM tiêu chuẩn ở chỗ là DDR4 SO-DIMM có 260 pin (còn DIMM DRR4 có tới 288 pin). DIMM tiêu chuẩn được sử dụng trong máy tính PC và máy server.

su-khac-nhau-giua-rdimm-udimm-va-sodimm (5)

Thông thường ở trên mỗi mainboard, các nhà sản xuất đều có ghi rõ là hỗ trợ loại Ram gì:

Bao gồm chuẩn Ram (DDR3, DDR4, DDR5… ), Bus RAM (1333, 16000…), loại Ram (Dimm, UDimm..) qua đó mà chúng ta có thể dễ dàng chọn loại Ram phù hợp với mainboard và nhu cầu sử dụng của mình.

Đọc tới đây, nếu bạn thắc mắc là có thể cắm chung các loại Ram này qua lại không => thì câu trả lời là KHÔNG nha các bạn.

Trên cùng một mainboard, không thể cắm Udimm và Dimm. Càng không thể cắm SODimm được. Chỉ có thể sử dụng một loại đồng nhất mà thôi

Hiện nay theo mình biết, các nhà sản xuất bên Trung Quốc đã ra mắt những bộ chuyển đổi giữa những loại Ram này để có thể sử dụng kết hợp. Nhưng sự đảm bảo về độ bền, tốc độ thì không có gì là chắc chắn cả.

su-khac-nhau-giua-rdimm-udimm-va-sodimm (1)

III. Lời Kết

Như vậy là qua bài viết chúng ta đã hiểu hơn về  Dimm, RDimm, Udimm và SoDimm rồi đúng không. Về cơ bản sự khác nhau này đến từ nhu cầu sử dụng cũng như sự hỗ trợ từ mainboard.

Nếu bạn có am hiểu sâu về những thuật ngữ này thì mời bạn để lại bình luận bên dưới để chúng ta cùng thảo luận thêm nhé. Chúc các bạn có thêm những thông tin thú vị từ blog !

Đọc thêm:

CTV: Lê Đinh Hoàng Vũ – Blogchiasekienthuc.com
Edit by Kiên Nguyễn

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 1 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop