Xin chào toàn thể anh em trên blog, lại là mình đây !
Ở trong bài viết lần trước thì chúng ta đã tìm hiểu xong phần thứ nhất của bài viết những công nghệ đã và đang làm thay đổi thế giới rồi.
Vậy nên hôm nay, mời các bạn hãy cùng mình tiếp tục đến với phần thứ hai của series này nhé. Okay, không dài dòng thêm nữa, chúng ta sẽ đến với phần nội dung chính ngay nào !
Mục Lục Nội Dung
#6. Nhận diện khuôn mặt
Hệ thống nhận dạng khuôn mặt thực chất là một công nghệ có khả năng tự động xác định một ai đó thông qua ảnh kỹ thuật số hoặc khung hình của một video bất kỳ.
Công nghệ này giúp chúng ta mở khóa các thiết bị, sắp xếp ảnh trong album kỹ thuật số và xác định danh tính con người.
Trên thực tế, hình thức bảo mật sinh trắc học (vân tay, khuôn mặt, mống mắt…) đang ngày một phổ biến và xuất hiện ở rất nhiều thiết bị điện tử như Smartphone, Laptop, …
Không chỉ dừng lại ở đó, hệ thống nhận diện khuôn mặt còn được ứng dụng trong các hệ thống camera an ninh, hỗ trợ giám sát. Điển hình như là ở Trung Quốc với ít nhất là hơn 2000 thiết bị giám sát ở khắp nơi.
Có thể nói công nghệ nhận diện khuôn mặt rất tiện lợi nhưng nó lại khiến nhiều người lo ngại về quyền riêng tư cá nhân, thậm chí còn gia tăng nguy cơ đánh cắp thông tin trái phép từ các tin tặc.
Mặc dù vậy nhưng việc phát triển công nghệ nhận diện khuôn mặt vẫn đang có dấu hiệu tăng mạnh và các chuyên gia dự đoán ngành công nghiệp này sẽ tăng tới 7 tỉ USD trong năm 2024.
#7. Công nghệ in 3D
In 3D (hay còn được gọi với cái tên Công nghệ in 3D (Additive Manufacturing), hay công nghệ sản suất bồi đắp) là một chuỗi kết hợp các công đoạn khác nhau để tạo ra một vật thể ba chiều theo ý muốn.
Trong quá trình in 3D thì các lớp vật liệu sẽ được đắp chồng lên nhau và được định dạng dưới sự kiểm soát của máy tính để tạo hình dáng cho vật thể.
Công nghệ in 3D được đem vào ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như xây dựng, thiết kế phụ kiện, trang sức, sản suất bộ phận cơ thể người, sản xuất linh kiện, … và cả việc chế biến thực phẩm.
Nghe thì có vẻ rất khó tin nhưng việc sản suất đồ ăn bằng công nghệ in 3D là hoàn toàn có thật các bạn ạ.
Minh chứng cho điều đó là công ty 3D Systems đã tung ra một chiếc máy in 3D có thể sử dụng nguyên liệu socola, vali, đường để làm ra các loại bánh kẹo với đủ hình dáng khác nhau (tất nhiên là ăn được nhé 😀 ).
Thực sự mà nói thì công nghệ in 3D sẽ là một tương lai cho cả thế giới, bởi nó hoàn toàn không có giới hạn, bạn có thể in bất cứ thứ gì mà bạn sáng tạo ra: từ nhỏ như viên kẹo cho đến to bằng cả một tòa nhà (ở Dubai có tòa nhà từ in 3D đấy).
#8. Mạng xã hội
Nhắc đến mạng xã hội thì có lẽ không ai là không biết nữa rồi, thậm chí là đến những người “mù” công nghệ cũng biết nó là cái gì.
Trong quá khứ thì thế giới trực tuyến là một nơi rất khác biệt và xa xỉ… bởi lúc đó chúng ta chỉ có rất ít các mạng xã hội với những tính năng vô cùng hạn hẹp (điển hình như Friendster).
Hơn nữa thì lúc bấy giờ máy tính cũng rất khan hiếm và đắt đỏ, chỉ có những gia đình giàu có thì mới có điều kiện để sử dụng mà thôi.
Tuy vậy thì sang đến năm 2006, mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn khi Facebook ra đời và điều đó còn mở đường cho một loạt các mạng xã hội khác phát triển theo.
Kể từ đó cho đến nay, mạng xã hội đã phát triển và “tiến hóa” không ngừng nghỉ và trở thành nơi gắn kết mọi người với nhau trên toàn thế giới, từ già cho tới trẻ.
Ích lợi thì cũng có nhiều đấy nhưng tác hại thì cũng khá giống với Internet, bởi mạng xã hội tiềm ẩn rất nhiều mặt xấu như lừa đảo, thông tin sai lệch, phản động, dễ bị nhồi sọ bởi kẻ xấu… vậy nên mọi người cần phải cẩn trọng khi sử dụng.
Đọc thêm:
- Mạng Xã Hội thu thập thông tin người dùng để làm gì?
- Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng Mạng Xã Hội an toàn hơn
#9. Trợ lý giọng nói
Vào những năm đầu của thế kỷ XXI thì việc ra lệnh (bằng giọng nói) cho một thiết bị công nghệ nào đó có lẽ chỉ nằm trong các bộ phim viễn tưởng và ít ai nghĩ rằng điều này sẽ thành sự thật như ngày hôm nay.
Ở thời điểm hiện tại, chúng ta đã có thể điều khiển các thiết bị trong nhà như loa thông minh, điện thoại, TV, … bằng cách sử dụng giọng nói của mình thông qua trợ lý ảo.
Với Apple chúng ta có trợ lý ảo Siri, với Amazon chúng ta có trợ lý ảo Alexa, với Windows chúng ta có trợ lý ảo Cortana…
Đối với nhiều người (đa số là những người giàu có và sành điệu) thì trợ lý ảo là một yếu tố vô cùng thiết yếu cho một ngôi nhà thông minh, bởi bạn hoàn toàn có thể bật/ tắt, hay sử dụng bất cứ thiết bị công nghệ nào trong nhà chỉ với vài câu thoại đơn giản như “OK, Google”.
Có thể nói công nghệ trợ lý ảo đang ngày ngày ăn sâu vào trong đời sống của con người và chắc chắn nó sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nhiều trong tương lai gần.
Theo tính toán của các chuyên gia thì đến năm 2023, số lượng các thiết bị tích hợp trợ lý ảo sẽ lên tới con số 8 tỉ trên toàn thế giới – tức là nhiều hơn cả dân số toàn cầu hiện tại.
#10. Máy bay không người lái
Máy bay không người lái cũng là một chủ đề khá nổi trong khoảng 5 năm đổ lại đây, tức là từ năm 2017.
Ở thời điểm ban đầu thì chúng chỉ là một loại thiết bị mini phục vụ cho những việc đơn giản như quay phim, giám sát tiến trình thi công, hay nổi bật nhất là để tưới cây, phun thuốc trừ sâu trên cánh đồng lớn (bạn nào hay xem tivi thì sẽ thấy).
Tuy vậy, trong khoảng thời gian gần đây thì máy bay không người lái đang được đưa vào với mục đích quân sự khá nhiều, điển hình nhất là các nước phát triển như Mỹ, Nga và thậm chí đã có lúc thứ công nghệ này còn “lên ngôi” trong các cuộc xung đột lớn.
Chính bởi sự phát triển lớn mạnh như vậy nên khả năng trong một tương lai không xa thì máy bay không người lái sẽ xuất hiện rất nhiều trên bầu trời để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.
#11. MP3
Về cơ bản, MP3 là một dạng file đã được nén và nó giống như một dạng âm thanh đã được mã hóa PCM có dung lượng nhỏ hơn rất nhiều so với file gốc ban đầu.
Vào năm 1999, một người có tên là Shawn Fanning đã tạo ra một phần mềm cho phép người dùng có thể dễ dàng trao đổi các tập tin MP3 với nhau một cách hoàn toàn miễn phí trên internet và điều này đã khiến cho mức độ phổ biến của MP3 nổi như cồn từ đây.
Trong suốt hơn 20 năm qua, sự ra đời của MP3 đã giúp cho ngành giải trí âm nhạc ngày một phát triển hơn bởi nó ít làm giảm chất lượng của âm thanh so với file gốc, góp phần tăng trải nghiệm người sử dụng hơn.
Ngoài ra, MP3 còn đem lại rất nhiều lợi nhuận kinh tế khi nó tạo ra cơ hội kinh doanh cho các dịch vụ phát nhạc trực tuyến điển hình như Spotify hay Apple Music.
#12. Công nghệ thực tế ảo
Thực tế ảo hay còn được biết đến với cái tên ngắn gọn hơn là VR – Virtual Reality.
Công nghệ VR cho phép bạn tạo ra một không gian ảo của riêng mình và giúp bạn tương tác thực tế với người dùng khác thông qua cử chỉ, giác quan.
Trong cuộc sống thì thực tế ảo thường được ứng dụng cho lĩnh vực giải trí (game), bởi đây là mục đích chính của công nghệ này.
Khi đeo VR vào, người sử dụng hoàn toàn đắm chìm trong bối cảnh thực tế ảo của trò chơi hay các video khám phá, viễn tưởng, … bởi bạn có thể quay đầu sang các phía xung quanh để thay đổi góc nhìn – đây là điều mà bạn không thể thực hiện được khi trải nghiệm những bộ phim, hay những trò chơi thông thường.
Hiện nay thì chúng ta vẫn chưa thể biết công nghệ thực tế ảo sẽ như thế nào trong tương lai gần, nhưng theo dự đoán của mình thì chắc chắn nó sẽ phát triển một cách cực kỳ mạnh mẽ trong tương lai, nhất là ngành công nghiệp gaming.
#13. Blockchain
Blockchain là một chuỗi các khối chứa thông tin có khả năng lưu trữ với độ bảo mật vô cùng cao.
Hiện tại thì người ta thường ứng dụng Blockchain vào các lĩnh vực như tiền số, game, công nghệ,…
Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về công nghệ này trong bài viết: Blockchain là gì? Giải thích dễ hiểu nhất về Blockchain
#14. VPN
VPN là một từ viết tắt của Virtual Private Network – tức là mạng riêng ảo. VPN cho phép người dùng tạo kết nối an toàn tới một mạng khác thông qua Internet.
Đã có nhiều bài viết nói về VPN trên blog rồi nên mình chỉ khái quát lại là nó giúp bạn fake IP, ẩn danh tính, giúp bạn vượt rào khoảng cách địa lý (truy cập vào các trang web bị chặn ở một số quốc gia), bảo mật các kết nối trực tuyến, vượt tường lửa….
Tuy nhiên đổi lại, công nghệ này cũng đem đến nhiều bất lợi như làm chậm tốc độ Internet (nếu dịch vụ VPN không thật sự chất lượng), gây tổn hại đến quyền riêng tư (dịch vụ VPN không uy tín)…
Lời kết: Okay, trên đây là những công nghệ đã và đang làm thay đổi thế giới trong nhiều thập kỷ qua.
Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn, đừng quên chia sẻ bài viết này nếu như bạn thấy nó ý nghĩa nhé. Thank you !
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH:
Những công nghệ sẽ làm thay đổi thế giới trong tương lai
CTV: Trần Quang Minh – Blogchiasekienthuc.com
Edit by Kiên Nguyễn