Những ngành nghề IT mà có thể bạn chưa biết

Như các bạn đã biết, những công việc liên quan đến IT luôn thu hút rất nhiều các bạn trẻ và luôn cần một nguồn nhân lực chất lượng.

Nhưng rất nhiều người nghĩ rằng IT chỉ có làm lập trình, phát triển phần mềm, làm 3D… mà nhiều người không biết rằng vẫn có những ngành nghề mà ít người chú ý hay không phổ biến, dưới đây là một số nghề như vậy.

#1. Thiết kế User Interface (UI)

nhung-nganh-nghe-it-ma-co-the-ban-chua-biet (4)

Như các bạn đã biết thì bất kì một phần mềm, ứng dụng hay trò chơi phổ thông nào cũng đều có một giao diện nhất định để người dùng sử dụng, thao tác và quản lý.

Có những phần mềm với những giao diện đơn giản, không màu mè hoa lá hẹ, nhưng cũng có những phần mềm với giao diện bóng bẩy, nhiều hiệu ứng đẹp mắt tất cả những thứ này đều đến từ đội ngũ thiết kế User Interface hay còn gọi tắt là UI.

Đội ngũ này sẽ chịu trách nhiệm kết hợp với đội ngũ coder (đội ngũ lập trình) để thống nhất một bản thiết kế giao diện hoàn chỉnh cho phần mềm.

Họ thường sử dụng các phần mềm chuyên dụng cho thiết kế giao diện như Figma, Photoshop… những bản thiết kế sẽ chỉ rõ ra nơi nào là nút nhấn, nơi nào chỉ là thông báo lệnh hay các nút nhấn, khi bấm vào thì sẽ như thế nào… các thứ các thứ.

Sau khi thống nhất tất cả thì họ sẽ đưa bản thiết kế cho đội coder và từ đó đội coder sẽ viết code để cho ra giao diện đúng như bản thiết kế đề ra và tất nhiên là có thể hoạt động được.

#2. User Experience (UX)

nhung-nganh-nghe-it-ma-co-the-ban-chua-biet (3)

Có bao giờ bạn sử dụng một phần mềm, ứng dụng hay một trò chơi mà bạn cảm thấy nó rất dễ thao tác, dễ nhìn không?

Điều này đến từ đội ngũ gọi là thiết kế trải nghiệm người dùng (UX) nhiệm vụ của họ là khiến cho việc bạn sử dụng phần mềm, thao tác trên chúng một cách thuận tiện và thoải mái nhất có thể (tất nhiên là nó không phải là tuyệt đối và cũng chẳng có phần mềm nào là tuyệt đối cả ).

Đây là một công việc ít người biết đến ở Việt Nam, nhưng ở các công ty nước ngoài luôn có một đội chuyên đảm nhiệm việc này.

Những thói quen sử dụng, suy nghĩ cách dùng phần mềm của người dùng đều được nghiên cứu và những người thiết kế UX sẽ từ đó mà đưa ra những giải pháp nhằm thỏa mãn người dùng.

Lấy một ví dụ đơn giản và gần với chúng ta nhất đó là việc đổi tên một file/ thư mục trên hệ điều hành Windows. Thông thường, bạn có thể nhấn chuột phải File/Folder và chọn Rename, nhưng đối với một số người thì thao tác này không tiện khi phải dùng đến chuột phải, rồi sau đó đưa chuột xuống tìm chữ Rename.

Vấn đề đặt ra với đội thiết kế UX là làm thế nào để thỏa mãn nhóm người dùng này, và họ đã đưa ra thêm một giải pháp khác đó là: click chuột trái vào File/Folder sau đó đưa chuột vào tên và click thêm cái nữa là có thể đổi tên được rồi.

Mọi thứ chỉ đơn giản là 2 cái click không liên tục nhau (cách nhau khoảng 2s), điều này thuận tiện hơn khá nhiều cho nhiều người dùng, đó chính là điều mà một UX đem lại.

#3. Data Analyst (nghiên cứu dữ liệu)

nhung-nganh-nghe-it-ma-co-the-ban-chua-biet (2)

Đây là một ngành nghề nói là mới thì cũng không phải, bởi nó đã xuất hiện từ lâu nhưng có lẽ hiện nay mới thực sự là giai đoạn bùng nổ của ngành nghề này.

Tạm hiểu thì đây là ngành nghề chuyên về nghiên cứu dữ liệu: tức là từ một dữ liệu ban đầu, họ sẽ phải đưa ra những gì mà dữ liệu đó cho chúng ta biết và chúng ta cần phải làm gì với chúng.

Lấy một ví dụ đơn giản: bạn có danh sách điểm và học lực của học sinh khối lớp 10 toàn tỉnh, rõ ràng khi nhìn vào dữ liệu ban đầu, khi chưa được xử lý thì chúng ta chẳng thể kết luận hay biết điều gì.

Nhưng sau khi dữ liệu được phân tích, chẳng hạn như tổng hợp học sinh dưới điểm trung bình, trên điểm trung bình, điểm khá, giỏi. Sau đó sẽ tính xem có bao nhiêu phần trăm giỏi, khá, trung bình hay yếu, cuối cùng chỉ cần nhìn vào bảng phân tích thì chúng ta sẽ biết học lực của học sinh lớp 10 toàn tỉnh.

Trong khoảng 5 năm trở lại đây và chắc chắn là trong tương lai thì Data Analyst sẽ cực kì quan trọng bởi sự phát triển của AI.

nhung-nganh-nghe-it-ma-co-the-ban-chua-biet (1)

Như các bạn đã biết thì AI (trí tuệ nhân tạo) là việc máy móc sẽ dựa vào những dữ liệu mà chúng có được để học hỏi, phân tích và Data Analyst sẽ giúp những dữ liệu thu thập được trở nên dễ hiểu hơn, rõ ràng hơn để các nhà phát triển tiến hành dạy cho AI của mình.

#4. Lời Kết

Okay, trên đây là 3 ngành nghề mà ít người biết đến trong lĩnh vực IT, nhưng mình nghĩ là nó sẽ rất hot trong tương lai. Nếu bạn đam mê vơi ngành CNTT thì hoàn toàn có thể tìm hiểu sâu hơn về chúng nhé, biết đâu bạn sẽ lựa chọn cho mình được một nghề phù hợp thì sao.

Còn nếu như bạn đang thắc mắc là những ngành nghề trên có cần phải biết code hay không thì mình nghĩ là không nhất thiết, bạn chỉ cần biết một chút cơ bản về chúng là đã được rồi.

Vì khi đã biết được cơ bản thì bạn sẽ có thể dễ dàng hợp tác, làm việc với đội phát triển (coder) hơn, hay nói cách khác là dễ nói chuyện hơn.

IT và CNTT nói chúng luôn cần nguồn nhân lực rất lớn, hi vọng là bài viết đã cho bạn thêm những lựa chọn nghề nghiệp phù hợp sau này, cảm ơn các bạn đã đọc hết bài viết ha.

Đọc thêm:

CTV: Lê Đinh Hoàng Vũ – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 3.7/5 sao - (Có 3 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop