6 khó khăn có thể bạn sẽ gặp khi theo học ngành CNTT

Lại là mình đây, trong bài viết này mình sẽ kể khổ cho các bạn khi bạn quyết định theo học ngành Công nghệ thông tin (IT) ha.

Mình hiện là sinh viên năm cuối ngành IT, tuy chưa có nhiều năm kinh nghiệm thực tế nhưng những gì mình chia sẻ là những gì mình đã lĩnh hội được trong quá trình học tập và làm việc tại các công ty IT.

Hi vọng với những gì mình chia sẻ sẽ ngày hôm nay sẽ giúp các bạn phần nào hiểu rõ hơn về những áp lực khi quyết tâm theo học ngành học này (đặc biệt là các bạn học sinh đang nung nấu ý định thi vào các trường về IT). Ok bắt đầu thôi !

#1. Có quá nhiều sự lựa chọn

Có thể nhiều bạn còn chưa hiểu tại sao lại là “nhiều sự lựa chọn”. Thực ra công nghệ thông tin là một khái niệm rất rộng, nó bao hàm nhiều lĩnh vực nhỏ bên trong.

6-kho-khan-co-the-ban-se-gap-khi-theo-hoc-nganh-cntt (1)

Mình tin chắc phần đa các bạn khi đỗ vào các trường đại học vẫn chưa được định hướng rõ ràng sẽ đi theo mảng nào của ngành học này.

Mình đã có một bài viết nói về các lĩnh vực nhỏ trong ngành IT, các bạn có thể tham khảo tại đây nhé !

Việc lựa chọn một hướng đi cụ thể sẽ là khó khăn ban đầu khi bạn học xong các chương trình cơ bản. Ví dụ bạn không biết phải đi theo hướng nghiên cứu hay thực hành, không biết nên đi theo các công nghệ mới (AI, Machine Learning…) hay các hướng cũ như lập trình web app, mobile app…

Vậy giải pháp là gì? Mình khuyên là đầu tiên các bạn nên giành thời gian tìm hiểu, sau đó nếu thấy hay thì cứ học hết đi. Nhưng đến một lúc (khoảng vào cuối năm 2 – đầu năm 3) hãy chọn cho mình một lĩnh vực bạn thích rồi đi sâu vào nó.

#2. Kiến thức cập nhật thường xuyên.

Không phải mình dọa các bạn đâu nhưng công nghệ trên thế giới thay đổi hàng tuần chứ không muốn nói là hàng giờ.

6-kho-khan-co-the-ban-se-gap-khi-theo-hoc-nganh-cntt (1)

Có thể khi bạn đang chật vật học công nghệ này, công nghệ kia thì ở đâu đó họ đã cho ra công nghệ mới “ngon” hơn rồi.

Nói vậy không có nghĩa là bạn bỏ cái cũ mà chạy theo cái mới. Chúng ta phải học có chọn lọc và thường thì khi công nghệ nào đó được sử dụng nhiều nó sẽ có vòng đời không quá ngắn.

Đủ để chúng ta học, tạo ra sản phẩm và cải thiện nó. Điều mà bạn nên chú tâm đó là theo dõi công nghệ bạn đang sử dụng cập nhật như thế nào.

Mình lấy ví dụ các bạn làm việc với ngôn ngữ lập trình Java, chắc không nhiều bạn biết rằng hiện tại Java hiện đã ra mắt phiên bản SE 15 vào tháng 9 năm 2020. Nhưng chúng ta vẫn cứ dùng Java 8 được phát hành từ tháng 3 năm 2014.

Đơn giản vì nhiêu đó tính năng của Java 8 đủ dùng rồi, các tính năng mới để cải thiện hiệu năng và dùng cho các mục đích đặc biệt.

Tóm lại việc cập nhật kiến thức công nghệ là không thể tránh khỏi nếu bạn theo học ngành IT này, nhưng hãy học và dùng công nghệ một cách chọn lọc nha các bạn.

#3. Tiếp xúc nhiều với máy tính

Nhiều bạn nghe lại bảo rằng tiếp xúc nhiều với máy tính thì sao, làm sao nhiều bằng mấy ông chơi game được.

6-kho-khan-co-the-ban-se-gap-khi-theo-hoc-nganh-cntt (1)

Đúng, cái này mình công nhận nhưng khoan hãy so sánh với bạn chơi game. Học IT dù là lĩnh vực gì bạn cũng phải giành thời gian để lập trình hoặc các công việc khác mà buộc phải có máy tính.

Dẫn đến thứ nhất là mắt bạn phải làm việc nhiều trước máy tính, về lâu về dài có thể gây ra các bệnh như cận thị (đặc biệt là khi dùng trong bóng tối) hoặc đơn giản là mỏi mắt, nhức đầu.

Hai nữa là khi làm việc nhiều với máy tính bạn còn đâu thời gian dành cho các việc khác, như là thể thao, yêu đương, vui chơi, học những kiến thức, kỹ năng mềm khác.

Đó mới chính là hệ lụy của việc tiếp xúc với máy tính. Nó khiến cho bạn thu nhỏ không gian sống, thu nhỏ sở thích cũng như thu nhỏ thế giới quan của các bạn.

Vì vậy hãy làm sao cân bằng khi học tập, làm việc và vui chơi để vừa đảm bảo công việc, sức khỏe cũng như các mối quan hệ khác.

#4. Gặp các vấn đề khó

Tôi nói đến đây chắc nhiều ông dev đọc được lại vỗ tay bảo “chuẩn luôn!”. Vì học IT mà không gặp vấn đề khó, không gặp bug thì như tấm chiếu chưa trải vậy.

6-kho-khan-co-the-ban-se-gap-khi-theo-hoc-nganh-cntt (2)

Đôi khi một lập trình viên giỏi được đánh giá dựa trên kinh nghiệm giải quyết vấn đề của anh ta.

Các bài toán khó khi học IT là không thể tránh khỏi. Đó có thể là một logic khó, có thể là một chức năng khó hoặc đôi khi chỉ đơn giản là một lỗi mà bạn chưa gặp bao giờ.

Gặp nhiều vấn đề khó mà không giải quyết được thì bạn sẽ mau nản và cảm thấy học công nghệ thông tin khó. Đây là tình trạng chung mà hầu như ai cũng từng trải qua.

Để khắc phục được điều này thì cách duy nhất đó là kiên trì rèn luyện, bạn cứ tưởng tượng số lượng vấn đề khó mà bạn giải quyết được tỉ lệ với kinh nghiệm của bạn mà cố gắng vượt qua thôi.

#5. Ngày càng có nhiều người học

Đây là sự thật phũ phàng mà bạn phải nhận ra thật sớm để lao vào cuộc chiến này với tinh thần quyết liệt nhất.

6-kho-khan-co-the-ban-se-gap-khi-theo-hoc-nganh-cntt (3)

Nhiều bạn vẫn nghĩ học IT ra kiểu gì chả có việc. Nhưng không, các bạn nhầm to rồi, việc thì không thiếu nhưng không phải cứ tốt nghiệp là có việc TỐT đâu.

Giờ bạn không làm được việc thì ai dám thuê bạn về làm, rồi tiền đâu trả cho bạn. Nếu bạn không tự cố gắng, nâng cao chuyên môn thì ra trường cũng chỉ là một cậu học sinh già không hơn không kém.

Ngày càng có nhiều người học thì đồng nghĩa với việc nguồn nhân lực ngày càng nhiều. Nếu tính theo tỷ lệ, rõ ràng số người cạnh tranh với bạn cũng sẽ tăng lên.

Đây thực sự là áp lực nếu như bạn không sớm nhận ra trong những năm tháng còn ngồi trên ghế giảng đường.

Vì vậy hãy luôn trau dồi kiến thức, kỹ năng để mình có được sự ưu tiên cao hơn nha các bạn.

#6. Đôi khi phải đánh đổi

Ở đây mình dùng từ “đôi khi” vì không phải ai cũng đánh đổi và chấp nhận đánh đối.

6-kho-khan-co-the-ban-se-gap-khi-theo-hoc-nganh-cntt (4)

Thứ nhất là về sức khỏe, mình từng thức tới 3-4 giờ sáng để học và ôn thi rồi hôm sau thì mệt nhoài, người gầy gò ốm yếu.

Thứ hai là các mối quan hệ, thời gian giành cho mọi người xung sẽ giảm đi, đặc biệt là khi bạn tập trung vào công việc. Dẫn đến đôi khi bạn cảm giác mình bị trầm cảm, mặc cảm với thế giới rồi dần thu mình lại bên chiếc máy tính.

Và còn rất nhiều hệ lụy khác nữa, để khắc phục và không chấp nhận đánh đổi bạn phải luôn biết cân bằng giữa công việc, học tập và cuộc sống.

Điều này không phải dễ nhưng không phải là không làm được. Chỉ cần bạn lên kế hoạch và quyết tâm thực hiện rồi bạn cũng sẽ tạo ra các thói quen tốt thôi.

Đọc thêm:

#7. Kết luận

Vâng, trên đây là những khó khăn mà hầu hết những anh em theo học ngành IT sẽ phải đối mặt.

Những gì mình chưa sẽ mình biết chưa phải là tất cả, song nó cũng là những khó khăn rõ ràng nhận thấy nhất mà bạn sẽ phải chấp nhận đối diện khi học IT.

Ông nào đang trong nghề thì chia sẻ tiếp những khó khăn mà các ông đang gặp phải để anh em cùng thảo luận thêm nhé ◔◡◔

Hi vọng các bạn sẽ vượt qua được hết và trở thành một kỹ sư công nghệ thông tin giỏi. Hẹn gặp các bạn trong bài viết tiếp theo nha.

CTV: Nguyễn Đức Cảnh – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 2 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop