Trong phần trước thì mình đã cùng các bạn điểm qua 4 web framework là ReactJS, Angular, VueJS và Express rồi.
Ba trong số đó là các font-end framework nổi tiếng hiện nay và Express là một back-end framework cũng được dùng rất nhiều.
Tất cả đều liên quan đến một ngôn ngữ lập trình đó là JavaScript. Nếu bạn nào chưa đọc phần 1 thì các bạn có thể tham khảo tại đây nha: TOP 10 Web Framework tốt nhất, đáng dùng nhất – Phần 1
Vâng, và trong phần tiếp theo này mình sẽ chia sẻ với các bạn những back-end framework được dựa trên các ngôn ngữ lập trình khác và cũng đang rất “hot” hiện nay.
Mục Lục Nội Dung
#5. Laravel
Laravel là một back-end framework ra mắt vào năm 2011, nó được viết dựa trên ngôn ngữ lập trình PHP.
Về cấu trúc Laravel được thiết kế theo mô hình MVC (Model – View – Controller). Laravel cũng là một open source với mục đích giúp cho việc viết code đơn giản, dễ dàng và bảo mật hơn.
Cho bạn nào chưa biết về kiến trúc MVC thì mình chia sẻ luôn vì nhiều framework được xây dựng dựa trên kiến trúc này.
- M là Model: Cấu trúc dữ liệu theo cách tin cậy và chuẩn bị dữ liệu theo lệnh của controller (Các lớp thực thể được viết bằng các ngôn ngữ lập trình như PHP, Java, Python…)
- V là View: Hiển thị dữ liệu cho người dùng theo cách dễ hiểu dựa trên hành động của người dùng (HTML, CSS, JavaScript…)
- C là Controller: Nhận lệnh từ người dùng, gửi lệnh đến cho Model để cập nhập dữ liệu, truyền lệnh đến View để cập nhập giao diện hiển thị.
Laravel sẽ phù hợp với dự án nào?
Chúng ta có thể sử dụng Laravel cho tất cả các dự án từ nhỏ tới lớn. Nhưng thường là các dựa án liên quan đến các trang thương mại điện tử.
Laravel được đánh giá là một trong những framework được cộng động lập trình viên PHP yêu thích nhất. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về Laravel tại đây: https://laravel.com/
#6. Spring Framework
Các bạn lập trình viên Java chắc không còn xa lạ gì với những cái tên như SpringMVC, Spring Boot…
Có thể nói Spring là một hệ sinh thái chứ không đơn thuần là một framework nữa, vì Spring cung cấp một bộ công cụ để bạn có thể giải quyết vấn đề mà không phải dùng thêm các công cụ khác.
Spring được xây dựng và phát triển dựa trên 2 nguyên tắc chính đó là: Dependency Injection và Aspect Oriented Programming.
Như mình đã nói Spring rất lớn, nó được chia thành nhiều modul khác nhau. Chúng ta có thể sử dụng một trong số các modul đó tùy thuộc vào dự án.
Một số dự án nổi bật của Spring có thể kể đến như:
- Spring MVC được thiết kế dành cho việc xây dựng các ứng dụng nền tảng web.
- Spring Security: Cung cấp các cơ chế xác thực (authentication) và phân quyền (authorization) cho ứng dụng của bạn.
- Spring Boot là một framework giúp chúng ta phát triển cũng như chạy ứng dụng một cách nhanh chóng.
- Spring Batch giúp chúng ta dễ dàng tạo các lịch trình (scheduling) và tiến trình (processing) cho các công việc xử lý theo mẻ (batch job).
- Spring Social kết nối ứng dụng của bạn với các API bên thứ ba của Facebook, Twitter, Linkedin … (ví dụ đăng nhập bằng facebook, Google+ …).
- Các bạn có thể tìm hiểu thêm về Laravel tại đây: https://spring.io/
#7. Django
Chúng ta đã đề cập đến các thư viện, framework liên quan đến JavaScript, Java, PHP và sẽ thật thiếu sót nếu không đề cập đến framework của Python.
Django được viết hoàn toàn dựa trên Python, có đầy đủ các thư viện hỗ trợ việc lập trình trình web.
Django được thiết kế theo mô hình MVC và được phát triển bởi Django Software Foundation đồng thời cũng là một open-source framework.
Đây chính là những tiêu chí mà Django hướng đến. Nếu bạn đã có kiến thức về Python và muốn đi theo hướng lập trình viên web thì Django là một lựa chọn hoàn hảo.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về Laravel tại đây: https://www.djangoproject.com/
#8. ASP.net
Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng điểm qua một gương mặt được xây dựng và phát triển bởi Microsoft đó chính là ASP.net
ASP.NET trong đó: ASP là Active Server Pages và .NET là Network Enabled Technologies.
Các ứng dụng ASP.Net cũng có thể được viết bằng nhiều ngôn ngữ .Net như C#, VB.Net và J#
Và đây chính là kiến trúc của công nghệ .NET nói chung và ASP.NET nói riêng.
Hiện nay, ngôn ngữ lập trình C# do Microsoft phát triển cũng đang rất được giới lập trình viên yêu thích. Nếu bạn có kiến thức về C# thì có thể tìm hiểu về các công nghệ .NET để phát triển các ứng dụng web.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về Laravel tại đây: https://dotnet.microsoft.com/apps/aspnet
#9. Ruby on Rails
Trước khi nói về framework Ruby on Rails thì chúng ta phải đề cập đến ngôn ngữ lập trình Ruby trước.
Ruby là ngôn ngữ thông dịch và hướng đối tượng. Ruby cung cấp nhiều mẫu hình lập trình, bao gồm lập trình hàm, hướng đối tượng, mệnh lệnh, phản xạ.
Các bạn có thể tìm hiểu về ngôn ngữ này tại đây: https://www.ruby-lang.org/en/
Quay lại với framework Ruby on Rails của chúng ta là một web framework mã nguồn mở, được thiết kế để phát triển các ứng dụng Ruby và cho phép chúng chạy như một trang web thực sự. Rails là cách gọi tắt của Ruby on Rails.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về Rails tại đây: https://rubyonrails.org/
#10. CakePHP
Cuối cùng mình muốn đề cập đến một framework nữa liên quan đến PHP, nhưng có lẽ nhiều bạn mới học có thể chưa biết đến.
Cũng vì PHP vẫn là một trong những ngôn ngữ khá là phổ biến hiện này. Trên các trang tuyển dụng hoặc các page tuyển dụng bạn sẽ không khó để tìm các vị trí liên quan đến PHP.
Cake PHP cũng được thiết kế theo mô hình MVC giống như đối thử Laravel của nó, có thể kể đến một vài điểm nổi bật của CakePHP như sau:
- Kiến trúc MVC tiểu chuẩn giúp việc phát triển ứng dụng web dễ dàng
- Tích hợp các thao tác thêm, sửa, xóa, cập nhật (CRUD) tương tác với cơ sở dữ liệu
- Xử lý bảo mật an toàn …
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về Rails tại đây: https://cakephp.org/
Lời Kết
Vậy là qua hai phần của bài viết thì mình đã cùng các bạn điểm mặt 10 web framework tốt nhất hiện nay (từ front-end cho đến back-end) rồi nhé.
Việc sử dụng framework để phát triển các ứng dụng trong thực tế là một yêu cầu gần như bắt buộc vì tính an toàn, tái sử dụng cũng như tốc độ phát triển và triển khai dự án.
Nếu bạn quan tâm đến mảng lập trình thì có thể chuẩn bị cơ bản thật vững ở một ngôn ngữ nào đó rồi học lên sử dụng các framework để hiểu được và biến đổi chúng linh hoạt.
Chúc các bạn học tốt và hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo !
CTV: Nguyễn Đức Cảnh – Blogchiasekienthuc.com