Xây dựng một máy tính làm nhạc thì cần chú ý những gì?

Nếu như trước kia, khi nói tới làm nhạc hay sáng tác nhạc…. thì người ta sẽ nghĩ ngay đến những người với chuyên môn cực kỳ cao, cùng với các thiết bị âm nhạc đắt tiền mới có thể làm được…

Thì nay, với sự phát triển của công nghệ – kỹ thuật thì điều này đã không còn đúng nữa, bằng chứng là ngày càng có nhiều bạn trẻ – thậm chí ở lứa tuổi học sinh/ sinh viên vẫn có thể tự làm nhạc được một cách bài bản.

Và một câu hỏi mà không ít người thắc mắc đó là một chiếc PC để làm nhạc thì yêu cầu một cấu hình như thế nào? Vâng, nếu bạn muốn biết đáp án thì hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết ngày hôm nay nhé.

#1. CPU với xung nhịp cao

xay-dung-mot-may-tinh-lam-nhac-thi-can-chu-y-nhung-gi (3)

Trên lý thuyết thì các phần mềm làm nhạc không yêu cầu sử dụng đa nhân, nhưng các phần mềm hiện nay vẫn yêu cầu CPU tối thiểu phải từ phải từ 4 nhân trở lên và nên có xung nhịp cao (ít nhất là từ 3 Ghz trở lên).

Thông số CPU tối thiểu phải được như vậy thì làm việc mới được trơn tru, không bị delay và giúp cho việc sáng tác được thuận lợi hơn. Nếu là dân chuyên nghiệp thì CPU phải có 6 nhân trở lên (tầm Core i5 thế hệ 10 trở lên nha các bạn).

Hơn nữa, khi tiến hành xuất file thì các phần mềm làm nhạc cũng sử dụng nhiều đến CPU, chính vì thế, với một con chip có xung nhịp cao thì việc này sẽ tối đa hóa tốc độ xuất file nhạc hơn rất nhiều.

Vậy nên nếu có thể, bạn hãy lựa chọn những CPU đời mới, ngoài việc được trang bị xung nhịp cao ra chúng còn sở hữu những bộ code âm thanh bên trong giúp tăng khả năng xử lý, đặc biệt là xuất file nhạc.

#2. RAM có dung lượng lớn và tốc độ cao

Nếu bạn nghĩ làm nhạc không yêu cầu RAM cao vì chúng đâu phải là những phần mềm 3D hay game nặng thì bạn đã sai quá sai rồi đó.

Đây là một suy nghĩ rất sai lầm của nhiều bạn, bởi trên thực tế thì các phần mềm làm nhạc bản thân chúng không quá ngốn Ram, nhưng đó là khi bạn không sử dụng các Plugin (có sẵn hoặc cài thêm).

xay-dung-mot-may-tinh-lam-nhac-thi-can-chu-y-nhung-gi (2)

Nếu như trong các phần mềm 3D hay các phần mềm Edit video thì Plugin là những thứ giúp bạn làm việc nhanh hơn, cung cấp nhiều chức năng hơn và làm ra các sản phẩm với nhiều hiệu ứng đẹp hơn…

Thì với làm nhạc cũng gần tương tự như vậy, phần lớn các plugin này là những nhạc cụ, âm thanh được cung cấp thêm, giúp người làm nhạc có nhiều ý tưởng hơn và cũng rút ngắn quá trình làm nhạc xuống rất nhiều.

Chắc chắn khi làm nhạc bạn sẽ cần tới chúng, ví dụ như tiếng đàn ghi ta điện tử chẳng hạn, nếu bạn không có thì buộc phải xài tới plugin.

Số lượng plugin càng nhiều thì mức độ ngốn RAM càng lắm. Tốc độ là điều hiển nhiên rồi, với một thanh Ram tốc độ cao băng thông rộng thì các plugin sẽ tải nhanh hơn và khi kết hợp với các công cụ khác chúng sẽ không bị chậm hoặc gián đoạn.

Chơi game, dựng hình video thì có thể chậm một chút (cũng đã tức rồi), nhưng bạn thử nghĩ mà xem, làm nhạc mà âm thanh cứ giật như đĩa xước thì thực sự không ổn tý nào.

Vậy nên, khi build một chiếc máy tính làm nhạc thì bạn nên chọn mua những thanh RAM chất lượng tốt nhất có thể nhé (dung lượng lớn, tối thiểu là 16GB và Bus RAM cao, ví dụ 3200Mhz là OK), RAM là thiết bị quan trọng thứ 2, chỉ xếp sau CPU thôi đấy.

#3. Không yêu cầu card đồ họa cao

Tốt nhất là một máy tính làm nhạc nên có một card rời, không cần quá mạnh nhưng cũng không được quá yếu, bởi chúng sẽ phục vụ cho việc xuất hình khi phần mềm và plugin chạy. Ví dụ như con card GTX 1650 là cũng khá ổn rồi.

#4. Lựa chọn ổ cứng cho máy tính làm nhạc

xay-dung-mot-may-tinh-lam-nhac-thi-can-chu-y-nhung-gi (1)

Nên tập trung vào tính ổn định của dữ liệu !

Bạn nên sắm cho mình một thiết bị lưu trữ đủ lớn và ổn định, tuyệt đối không nên chọn những thiết bị quá cũ, đặc biệt là ổ cứng. Tốc độ đọc ghi của ổ cứng cũng không được quá thấp.

Tốt nhất bạn nên lựa chọn ổ cứng SSD có thương hiệu một chút, điều này sẽ giúp cho việc đọc và xuất file nhạc được nhanh hơn đáng kể, tiết kiệm thời gian hơn cho bạn. Nếu có điều kiện thì bạn nên chọn mua SSD NVMe, đây là chuẩn SSD có tốc độ đọc ghi rất tốt.

Hơn nữa, không giống như những ngành nghề khác, việc sáng tác nhạc là rất ngẫu hứng, đôi khi thứ nhạc bạn làm ra chỉ có thể làm được một lần duy nhất và chỉ làm được trong khoảnh khắc đó mà thôi, lần sau có cố gắng cũng không làm ra được nữa.

Vậy nên thiết bị lưu trữ phải thực sự đủ lớn, mạnh mẽ và có tính ổn định cao. Bạn có thể lắp thêm một ổ cứng HDD vào máy tính để dùng cho việc lưu trữ, còn ổ SSD sẽ làm ổ chứa hệ điều hành, làm như vậy sẽ tiết kiệm chi phí hơn cho bạn.

Nếu được thì bạn nên sao lưu dữ liệu quan trọng ra 2 nơi, trên máy tính và USB, hoặc sao lưu lên các dịch vụ lưu trữ đám mây nếu bạn thấy cần thiết.

Còn một điều cần lưu ý mà ít ai để ý đó là, hãy sắm cho mình một chiếc UPS để phòng khi bị mất điện đột xuất, thứ nhất là giúp cho thiết bị phần cứng của bạn bền hơn, thứ 2 nữa là bạn có thời gian để lưu lại công việc đang làm dở.

Chứ đừng vì một lý do ngớ ngẩn là bị cúp điện, hoặc tắt nhầm công tắc mà file không lưu được, và thế là bao tâm huyết của bạn đi vào hư không.

#5. Lựa chọn bo mạch chủ (mainboard)

Đối với máy tính làm nhạc thì bạn nên lựa chọn các bo mạch chủ hỗ trợ nhiều chuẩn khe cắm một chút, bạn kiểm tra xem bo mạch chủ đó có hỗ trợ gắn thêm các chuẩn ổ cứng đời mới hay không, có thể cắm được card âm thanh không, xem có hỗ trợ khe cắm PCIe không….

Đọc thêm: Mainboard là gì? Tìm hiểu kỹ hơn về Mainboard (bo mạch chủ)

#6. Nguồn máy tính

Một lưu ý nữa là bộ nguồn máy tính, để cho các linh kiện được bền bỉ và có thể hoạt động được với hết công suất thì bạn nên chọn mua những bộ nguồn máy tính có thương hiệu một chút, và tính toán xem nên mua bộ nguồn công suất bao nhiêu thì hợp lý.

Bạn nên chọn một số hãng có tên tuổi uy tín như Corsair, Cooler Master, SeaSonic,… và chọn chuẩn 80Plus nhé. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết này:

#5. Lời Kết

Okay, trên đây là những kinh nghiệm xây dựng một máy tính làm nhạc mà mình muốn chia sẻ với các bạn. Nói chung là để build được một chiếc máy tính làm nhạc thì cũng không quá khó, vì nó cũng không đòi hỏi cấu hình quá cao.

Hi vọng là với những chia sẻ của mình bên trên sẽ hữu ích cho bạn, chúc các bạn thành công !

CTV: Lê Đinh Hoàng Vũ – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 5 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop