Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã có 2 OEM sản xuất và nghiên cứu smartphone, đó chính là tập đoàn BKAV và tập đoàn VinGroup: Với 2 mẫu điện thoại là BPhone và Vsmart.
Tuy nhiên, cả cả 2 OEM này đều chưa được ưa chuộng ở cả thị trường Việt Nam và các thị trường mà họ đang hướng tới.
Tính đến thời điểm mình viết bài này thì mình có thể khẳng định một điều: cả 2 hãng smartphone đến từ Việt Nam vẫn chưa thể có cửa để vươn ra thị trường nước ngoài được. Vậy những chiếc máy Made in Vietnam như vậy thì cần những gì để có thể vươn ra biển lớn, mở rộng thị trường của mình được?
Đọc thêm:
- Tại sao Việt Nam chỉ là thị trường hạng 3 của Apple?
- Realme: Vua phá giá mới của thị trường điện thoại !
- Những suy nghĩ sai lầm khi chọn mua điện thoại Smartphone
Mục Lục Nội Dung
#1. Tình hình thị trường
Cả 2 thương hiệu đều ít được lựa chọn vì những lí do sau:
Không có thương hiệu: Điều này là đương nhiên. BPhone mới chỉ ra mắt 3 mẫu smartphone nhắm vào phân khúc tầm trung, còn Vsmart mới bắt đầu tấn công thị trường được 1, 2 năm nay thôi. Điều này rõ ràng không thể đem lại cho họ lợi thế về giá trị thương hiệu so với Apple, Samsung hay là Xiaomi đã lên tới cả chục năm tuổi..
BKAV có thể đem lại giá trị thương hiệu cho BPhone từ vị trí top 10 công ty sản xuất phần mềm bảo mật máy tính tốt nhất thế giới, nhưng điều này là không đủ. Còn Vsmart do mua lại dây chuyền sản xuất của BQ nên không thể có thương hiệu tại thị trường nước ta được.
Không phá giá: Điều này mình đã giải thích một lần rồi. Nếu chiến lược phá giá là cách mà các OEM Trung Quốc đang làm để chiếm lấy thị phần, thì Vsmart cũng đang làm tương tự.
Tuy nhiên, Vsmart vẫn chưa xuất hiện đủ lâu để được ưa chuộng, và tỉ số hiệu năng/giá thành của Vsmart vẫn chưa chênh lệch nhiều so với các máy Tàu. Còn BPhone thì không thể dùng chiến lược này được !
Đọc thêm: Bphone vs Vsmart: cùng là hàng Việt, sao giá tiền chênh nhau nhiều vậy?
Không đột phá: BKAV và Vingroup cũng có thể dùng sự đột phá để tạo sự chú ý, nhưng họ không làm như vậy. Vsmart rơi vào tình trạng như Xiaomi, tức là lấy phần cứng để tạo tiền đề phát triển các phần khác.
Còn BPhone thì có sáng tạo, có công nghệ mới, nhưng không đủ để tạo sự chú ý. Chiến lược này đã được các hãng như Royole hay Escobar làm rồi.
Đó là những lí do cơ bản khiến cho BPhone và Vsmart chưa có chỗ đứng tại thị trường nội địa nước ta, chứ chưa nói là ra ngoài thị trường quốc tế.
#2. Thách thức và phương án
Do xuất hiện chưa được lâu, Vsmart và BPhone cần tạo được sự chú ý trước, bằng cách đầu tư chất xám và sáng tạo công nghệ mới, để có được sự quan tâm của người dùng quốc tế và cả trong nước.
Không thể sử dụng cách bán phá giá như Xiaomi hay Oppo vẫn làm được, vì nếu có dùng thì cũng phải chịu lỗ hơn nhiều.
Vấn đề thương hiệu còn phải liên quan tới thời gian xuất hiện trên thị trường nữa, nên đây là thứ chưa tạo dựng được với BKAV và Vsmart, còn chưa kể thị trường đang đòi hỏi một thiết bị có khả năng thay thế smartphone nữa.
Hoặc có thể đơn giản hơn, đó là: Núp bóng Samsung và Apple !
Việt Nam là một thị trường nhỏ, nên Samsung và Apple cũng sẽ chẳng thừa hơi đâu mà đi kiện đâu. Tuy nhiên, việc này sẽ bị một bộ phận người dùng lên án và tẩy chay, nhưng ngược lại, một bộ phận rất lớn còn lại sẽ lựa chọn một chiếc máy giống iPhone hay Samsung Galaxy mà lại còn Made in Vietnam nữa.
#3. Kết luận
Việc sản xuất smartphone muộn mà vẫn có chỗ đứng trên thị trường là rất khó, chứ chưa bàn đến việc chiếm lĩnh thị trường trong nước và tiến ra nước ngoài. Nhưng dù sao đi nữa thì chúng ta vẫn nên ủng hộ hàng Việt thì họ mới có tiền để làm tốt hơn chứ nhỉ 😀
Các bạn có nghĩ một ngày nào đó BPhone và Vsmart sẽ là 2 thương hiệu smartphone lớn trên thế giới không? Hãy để lại comment ý kiến của bạn ở phía bên dưới bài viết nhé !
CTV: Nam Hoàng – Blogchiasekienthuc.com