Thị trường smartphone thay đổi liên tục trong thời gian vừa qua, với những công nghệ mới, những cuộc chạy đua cấu hình và nhiếp ảnh, những thiết kế mới đầy sáng tạo,…. Nói chung là có vô vàn cái mới chỉ trong một thời gian rất ngắn.
Tuy nhiên, người mua điện thoại đang lựa chọn máy không phù hợp với xu hướng smartphone hiện nay. Vậy để trở thành một người tiêu dùng thông minh thì bạn cần lựa chọn một smartphone theo những tiêu chí nào, và bỏ đi những suy nghĩ như thế nào?
Nếu bạn quan tâm đến câu hỏi trên thì hãy cùng mình đi tìm hiểu câu trả lời trong bài viết này nhé!
Đọc thêm:
- Có phải Android không mượt mà lâu dài như iOS không?
- Công nghệ 5G trên điện thoại đã thật sự cần thiết chưa?
- Kiểm tra hiệu năng smartphone bằng Antutu Benchmark có chính xác?
#1. Màn hình
Mọi người luôn muốn lựa chọn một màn hình phải có độ phân giải cao, thiết kế tai thỏ, giọt nước,… liệu điều đó có hợp lí?
Đầu tiên: Không phải cứ độ phân giải cao là màn hình sẽ sắc nét. Nó còn phụ thuộc kích thước màn hình nữa. Nếu máy bạn có độ phân giải là HD hoặc HD+, nhưng màn hình có kích thước tới hơn 6 inch, nó sẽ rỗ thấy rõ luôn.
Thay vì đó, nếu bạn lựa chọn máy có mật độ điểm ảnh lớn, từ 350 – 500 PPI trở lên, ít nhất màn hình đó sẽ không làm bạn khó chịu về mặt hiểu thị.
Tiếp theo: Màn hình Tai thỏ và giọt nước. Mình không thích thiết kế này, cho dù nó có thể khác biệt so với đám đông. Thiết kế này làm cho máy mất cân đối, và khi chơi game phải căn chỉnh khá nhiều. Đây là điểm mình không thích.
#2. Camera
Mọi người thường dựa vào số chấm ( độ phân giải camera, tính bằng megapixel ) hay số camera để lựa chọn mua máy. Điều này SAI !
Mình đã có nói trong bài phân tích về cuộc đua camera, số chấm chỉ đơn giản là để khoe, ít nhất là cho tới bây giờ. Các camera chỉ 16MP hay 12MP của Google Pixel và Apple vẫn có thể chụp đẹp và chi tiết hơn nhiều so với các máy tàu có camera 48MP và 64MP.
Quá nhiều camera trên một chiếc máy, liệu bạn có sử dụng hết?
Theo như mình thấy, chủ yếu người dùng sử dụng camera phụ để chụp xóa phông, hay chụp góc rộng thôi. Camera Tele để chụp xa và camera mono để chụp đen trắng mình thấy không quá hữu ích. Còn chưa kể có cả máy còn tích hợp camera macro nữa chứ.
Thay vì lựa chọn những thông số đó, bạn hãy lựa chọn theo hãng, hoặc bạn tham khảo thêm một vài thông số như cảm biến, ống kính và tiêu cự trước khi mua nhé.
#3. Thiết kế
Mọi người thích thiết kế viền mỏng, thích lưng kính hay thích camera thò thụt. Mình công nhận là những thiết kế đó rất sang trọng, tuy nhiên lại kéo theo một vấn đề nữa là độ bền.
Mặt kính của những máy có màn hình tràn viền rất dễ vỡ, hay nhẹ hơn là sứt mẻ. Và bạn thử tưởng tượng mà xem, nếu một chiếc máy rơi mà vỡ cả mặt kính trước và sau thì bạn sẽ tiếc như thế nào. Và số tiền mà bạn phải bỏ ra để sửa thì cũng không hề dễ chịu chút nào.
Camera thò thụt đang là xu thế của smartphone Trung Quốc. Tuy nhiên, các máy Tàu thì rất rẻ, đi kèm với việc độ hoàn thiện của các sản phẩm này là không cao, nên không thể chắc chắn về độ bền của động cơ thò thụt camera được.
=> Cứ chọn các thiết kế kim loại hay nhựa cho bền, nhỉ.
#4. Pin
Không phải cứ Pin có dung lượng lớn thì máy sẽ sử dụng được lâu đâu ha.
Thời gian sử dụng Pin còn phụ thuộc và con chip, cách tối ưu hóa hệ điều hành, và màn hình nữa. Một hệ điều hành tối ưu tốt, với một màn hình vừa phải sẽ cho thời gian sử dụng pin lâu hơn rõ rệt so với 1 thiết bị tối ưu hệ điều hành kém.
Các bạn có thể thấy rõ nhất về iOS, gần đây phiên bản iOS 13 mới được Apple cho ra mắt, chỉ giữa các phiên bản iOS 13, 13.1, 13.1.1… thôi đã thấy sự khác biệt rõ ràng về thời lượng PIN rồi. Nên hệ điều hành đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với thời lượng PIN mà chúng ta có thể sử dụng được.
Và còn cả sạc nhanh nữa chứ. Một chiếc máy pin có thể yếu, nhưng nếu có hỗ trợ sạc nhanh thì lại không có vấn đề gì nhiều.
#5. Hiệu năng
Ram càng nhiều thì máy càng khỏe: Sai !
Rất nhiều người lựa chọn máy mà chỉ nhìn vào số Ram thôi. Đây là một lựa chọn cực kì sai lầm. RAM chỉ quyết định khả năng đa nhiệm của một chiếc máy, nó không hề quyết định khả năng xử lí của máy.
Hiện tại, 4GB Ram trên các thiết bị Android đã có thể coi la đủ dùng, nhưng nhiều người cứ bỏ ra một đống tiền để mua máy 8GB, 12GB Ram mà chẳng bao giờ có thể dùng hết chúng, rất lãng phí.
Chip ra sau là chip hịn? Sai nốt !
Như mình đã nói rất nhiều lần rồi, những con chip dù ra sớm hay muộn, vẫn để tích hợp vào các thiết bị ở các phân khúc khác nhau, với sức mạnh khác nhau.
Ví dụ: Snapdragon 660 ra sau Snapdragon 820, nhưng hiệu năng thấp hơn tương đối. Do Snapdragon 820 là chip Flagship, và 660 là chip tầm trung.
#6. Phần mềm
Cứ phải thuần hệ điều hành Android mới mượt ? Sai !
Nhưng điều này có thể đúng, nếu thiết bị của bạn có hiệu năng khiêm tốn. Sau một thời gian sử dụng, các hệ điều hành tùy biến sẽ nặng hơn, làm chậm lại các thiết bị phân khúc tầm trung và giá rẻ.
Tuy nhiên, khi flagship đã có cấu hình quá thừa như hiện nay, việc giật lag với những bản Rom tùy biến là không đáng kể.
Theo mình thấy thì đó là những gì người dùng đã và đang hiểu sai suốt thời gian qua. Mong bài viết này có thể giúp các bạn có được một lựa chọn máy chính xác hơn !
- [UPDATE] thêm bài viết: 5 sai lầm lớn nhất của người dùng khi mua Smartphone
CTV: Nam Hoàng – Blogchiasekienthuc.com
Toàn thấy chạy theo xu hướng thiết kế của apple ý nhề :3