Hiệu ứng đám đông là gì? Tác động Tích cực/ Tiêu cực của nó

Hiện nay chúng ta đang sống trong một xã hội phát triển, hiện đại và văn minh. Công nghệ lên ngôi và đang phát triển vô cùng mạnh mẽ, điển hình như mạng xã hội.

Không thể phủ nhận một điều là mạng xã hội đã tác động rất nhiều đến đến suy nghĩ và hành động của nhiều người, điều này chính là một biểu hiện của Hiệu ứng đám đông.

Vậy hiệu ứng đám đông là gì, bạn hiểu như thế nào về hiệu ứng đám đông? Mời các bạn hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết này nhé !

#1. Hiệu ứng đám đông là gì?

Hiệu ứng đám đông (Information Social influence) là một khái niệm thuộc phạm trù của tâm lý học.

Tuy nhiên, trong bài viết này mình sẽ không nói với những ngôn từ khó hiểu, mà thay vào đó mình sẽ trình bày với các bạn khái niệm về hiệu ứng đám đông theo cách dễ hiểu và dễ hình dung nhất, cũng như những tác động của nó đối với cuộc sống của chúng ta.

Hiệu ứng đám đông, hiểu một cách đơn giản là những tác động của đám đông đến suy nghĩ, tâm lý và hành động của một hoặc một vài cá thể thuộc cộng đồng ấy.

Con người thường có xu hướng đồng tình theo những thứ được phần đông đồng thuận, trong khi đó, bản thân họ còn chưa thực sự bỏ thời gian ra để phân tích, đánh giá kỹ lưỡng về vấn đề đó, xem đúng sai như thế nào.

hieu-ung-dam-dong-la-gi (1)

#2. Nguồn gốc của hiệu ứng đám đông

Hiệu ứng đám đông xuất phát từ chính bản tính tò mò, hiếu kì với những thứ bản thân không hiểu rõ hay chưa được xác nhận. Chính từ bản tính ấy, “đám đông” sẽ hình thành và thu hút sự chú ý của các cá nhân khác.

Điểm đáng nói ở đây chính là dù tốc độ hình thành đám đông có thể rất nhanh, nhưng ngoại trừ những người đầu tiên tiếp xúc với vấn đề đó ra thì phần lớn những người đến sau đều chỉ vì tính tò mò xem sự việc gì đang diễn ra như thế nào, chứ không thực sự có nhu cầu tìm hiểu rõ ngọn ngành bản chất sự việc.

Từ đó những thông tin họ tiếp nhận được cũng đa phần là được nghe lại, được truyền lại bởi những người đến trước chứ không phải được họ xác nhận trực tiếp.

Chính vì thế, những suy nghĩ và hành vi của người bị hiệu ứng đám đông tác động sẽ có chiều hướng đồng tình theo quyết định của đám đông.

Một lý do nữa dẫn đến hiệu ứng đám đông chính là tâm lí sợ đi ngược lại với số đông, sợ bị người khác coi là khác biệt, sợ bị lạc lõng, sợ bị chê trách vì hành động riêng rẽ của mình.

Họ nghĩ rằng nếu làm theo số đông thì “đa số drc thắng thiểu số” và nếu họ có sai thì cũng sẽ không phải gánh chịu một mình, họ không phải chịu trách nhiệm gì cả.

Điều đáng nói ở đây là tâm lý này ngày càng có xu hướng phổ thông hơn, dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, nó có thể giết chết một người, hoặc làm sụp đổ cả một doanh nghiệp..

#3. Những ảnh hưởng tích cực của hiệu ứng đám đông

hieu-ung-dam-dong-la-gi (1)

Nói đi thì cũng phải nói lại, chúng ta không thể phủ nhận rằng việc áp dụng một cách đúng đắn và hợp lí hiệu ứng đám đông sẽ mang lại hiệu quả rất lớn trong nhiều công việc. Ví dụ như:

1/ Lan tỏa các thông điệp, phong trào tốt đẹp trong xã hội: Từ trước đến nay, xã hội vẫn luôn có những tấm gương sáng với những hành động đẹp có ích cho xã hội.

Những hành động đẹp đẽ ấy được lan tỏa đến đông đảo mọi người để cùng tôn vinh và hưởng ứng, đây chính là nhờ ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông.

Từ các hành động đơn lẻ như những đốm lửa nhỏ nhưng khi được cả cộng đồng hưởng ứng thì sẽ chuyển thành một ngọn lửa rực rỡ và giúp ích được cho rất nhiều người.

Lấy ví dụ gần đây nhất chính là khi đất nước chúng ta phải gồng mình chống lại đại dịch Covid, từ các bác sĩ tuyến đầu ngày đêm vất vả không ngại gian khó để cứu lấy những người mắc bệnh đến tất cả người dân đều chung tay thực hiện các quy định phòng chống dịch bệnh.

Hay là khi miền Trung gặp bão lũ thì đồng bào cả nước cũng đã cùng nhau gây quỹ để ủng hộ những gia đình bị ảnh hưởng.

2/ Ứng dụng trong kinh doanh: Ngày nay, việc vận dụng các tác động của hiệu ứng đám đông trong các lĩnh vực kinh doanh là vô cùng cần thiết.

Trong Marketing, để quảng bá cho công ty hay thương hiệu thì người ta thường mời các ngôi sao (người nổi tiếng) có sức ảnh hưởng lớn để quảng cáo, thông qua đó thì các Fan của người nổi tiếng sẽ biết đế cty/ thương hiệu đó.

Hoặc cũng có thể công ty/ thương hiệu đó quảng bá mạnh trên các trang mạng xã hội để thu hút được nhiều sự chú ý, từ đó tạo cho mọi người cảm giác tò mò, hứng thú về sản phẩm được đám đông đang chú ý tới.

3/ Hiệu ứng đám đông còn giúp hình thành các thói quen tốt, điều chỉnh hành vi, cử chỉ, tác phong chuẩn mực theo xã hội. Điển hình như khi vào những nơi công cộng như chùa chiền, nhà thờ, bệnh viện… thì mọi người đều đi nhẹ, nói khẽ, nhã nhặn và lịch sự.

4/ Ngoài ra, việc chúng ta chạy theo số đông cũng giúp chúng ta nhiều khi tránh khỏi những tai nạn hay sự cố bất ngờ. Trước các thiên tai bất ngờ ập tới thì việc bạn đưa ra phản ứng nhanh chóng theo số đông cũng rất có giá trị.

#4. Những ảnh hưởng tiêu cực của hiệu ứng đám đông

hieu-ung-dam-dong-la-gi (2)

Quả thực hiệu ứng đám đông cũng giống như con dao 2 lưỡi, có mặt tốt thì cũng có những tác động rất tiêu cực:

Nhìn chung, tác động tiêu cực của hiệu ứng đám đông chủ yếu xuất phát từ việc người bị ảnh hưởng bởi đám đông không nắm rõ cốt lõi sự việc, chưa tìm hiểu đã vội kết luận hành xử theo đám đông.

Và vì số đông không phải bao giờ cũng đúng nên việc a dua theo ý kiến của người khác có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Trong thời đại Internet phát triển như ngày nay, con người ngày càng dành nhiều thời gian giao tiếp nhiều hơn trên không gian mạng khiến cho con người càng dễ ảnh hưởng bởi hiệu ứng đám đông do có quá nhiều thông tin nhưng lại rất khó xác thực.

Những tác động  mang tính dây chuyền, số lượng người tham gia càng nhiều thì kết quả của hiệu ứng càng lớn.

Nếu ảnh hưởng theo tính tiêu cực, có thể bị chi phối bởi sự sai lệch, gây ra những hậu quả lớn, thậm chí là có thể giết chết một con người theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen.

Ví dụ như vụ vote khách sạn một sao đó các bạn, cụ thể là có một Youtuber (cũng nổi tiếng) đánh giá không tốt về một khách sạn, vậy là fan của anh chàng này đồng loạt vào vote 1 sao cho khách sạn đó, mặc dù những người này chưa từng đặt chân đến trải nghiệm khách sạn.

Điều này có thể vô tình giết chết một doanh nghiệp. Vì các bạn biết đó, giờ đi đâu, thuê gì… thì người ta cũng có thói quen lên Google để tìm hiểu trước, mà bị đánh giá 1 sao nhiều như vậy thì ai người ta lựa chọn nữa.

 #5. Lời kết

Qua bài viết này thì mình tin là bạn đã hiểu được tường tận về hiệu ứng đám đông là gì rồi đúng không.

Nói tóm lại, nếu hiệu ứng đám đông được sử dụng đúng cách thì nó sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta và cả cộng đồng. Ngược lại, nếu không cẩn trọng thì nó sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực đến bản thân chúng ta hay cả với người khác nữa.

Quan trọng là chúng ta phải biết cách tiếp nhận thông tin có chọn lọc, phải có tư duy phản biện để tránh mắc phải những sai lầm do đám đông tác động. Hi vọng bài viết này sẽ có giá trị với bạn, thank you !

CTV: Trần Quang Phú – Blogchiasekienthuc.com
Edit by Kiên Nguyễn

Bài viết đạt: 4.6/5 sao - (Có 5 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop