Có khi nào bạn thắc mắc là: “Tại sao khi ở Trái Đất thì thấy rất sáng, nhưng khi bay ra vũ trụ thì lại tối om, chẳng có một chút ánh sáng nào không?”.
Có lẽ nhiều bạn ở đây sẽ nghĩ rằng, ở Trái đất chúng ta thấy ánh sáng là do được Mặt trời chiếu sáng, và Trái đất quay xung quanh trục của nó nên tạo ra hiện tượng ngày và đêm đúng không?
Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng một phần mà thôi, bởi sự thật thì nó phức tạp hơn thế khá nhiều. Lấy ví dụ như Mặt Trăng – một vệ tinh luôn xoay xung quanh Trái đất đi nhé.
Mặt Trăng cũng được Mặt Trời chiếu sáng, nhưng tại sao khi các phi hành gia đặt chân lên Mặt Trăng thì nhìn lên trời vẫn là một màu đen thui?
Đơn giản bởi vì Trái đất của chúng ta có bầu khí quyển bao quanh và bầu khí quyển đó có tác dụng như những chiếc kính tí hon phản xạ lại ánh sáng của Mặt Trời.
Do ánh sáng Mặt Trời là BỨC XẠ ĐIỆN TỪ phát ra từ Mặt Trời và nó gồm nhiều thành phần ánh sáng khác nhau nên khi đi qua bầu khí quyển, nó sẽ phân tán và tạo ra nhiều màu sắc khác nhau.
Đó là lý do chúng ta nhìn thấy bầu trời có màu xanh và đỏ.., chứ không phải là màu đen như khi đứng trên Mặt Trăng hay trong vũ trụ.
Nếu bạn đang thắc mắc là: nếu Trái Đất quay xung quanh trục của nó thì tại sao khi nửa bán cầu không được chiếu sáng, lại không nhận được ánh sáng từ những ngôi sao khác ngoài Mặt Trời?
Phải chăng Mặt Trời là ngôi sao duy nhất phát sáng trong vũ trụ của chúng ta? Điều này liệu có đúng không?
Đầu tiên thì tôi xin trả lời câu hỏi thứ hai trước: Mặt Trời không phải là ngôi sao duy nhất phát ra ánh sáng trong vũ trụ của chúng ta.
Tuy nhiên, những ngôi sao có khả năng phát sáng như Mặt Trời thì lại cách chúng ta quá xa (hàng nghìn, thậm chí hàng tỷ năm ánh sáng). Chính vì vậy, phải mất hàng nghìn thậm chí hàng tỷ năm ánh sáng, thì ánh sáng đó mới đến được Trái đất của chúng ta.
Và khi chúng ta tiếp nhận ánh sáng đó thì đó chỉ là ánh sáng trong quá khứ của ngôi sao đó phát ra mà thôi.
Vậy còn câu hỏi, tại sao những ngôi sao gần hơn không chiếu sáng chúng ta? Đơn giản bởi vì kích thước, trọng lượng cũng như độ phát sáng không thể nào vượt qua được Mặt Trời.
Bạn thử tưởng tượng khi bạn bật 10 bóng đèn trang trí cây thông noel mà xem, nó không thể sáng bằng việc bạn bật một bóng đèn huỳnh quang trong nhà được.
Hoặc bạn thử lấy một cái đèn Pin công suất nhỏ rồi soi vào một cái đèn cao áp mà xem, xem nó có bị nuốt chửng hay không 🙂
Vì vậy có thể kết luận được rằng, ngoài vũ trụ thì ta chỉ nhìn thấy một màu tối đen bởi vì trong vũ trụ không hề được bao bọc bởi bầu khí quyển như ở Trái đất, nên chỉ có thể nhìn thấy một không gian màu đen cho dù nó cũng được Mặt Trời chiếu sáng.
Okay, qua bài viết này thì tôi tin là bạn đã biết được lý do: “Tại sao vũ trụ lại có một màu đen thui” rồi đúng không 🙂 Hy vọng bạn sẽ thích bài viết này, và có thêm nhiều kiến thức bổ ích khi ghé thăm Blog chia sẻ kiến thức.
CTV: Hoàng Minh – Blogchiasekienthuc.com