Bạn có biết sức mạnh của việc đối xử từ bi với chính mình?

Mỗi lần thất bại trong công việc, chúng ta đều không tránh khỏi sự chán nản, thất vọng, muốn bỏ cuộc, và cảm thấy cuộc sống thật bất công.

Bình thường, chúng ta có xu hướng phản ứng theo hai cách: Một là đổ lỗi cho những tác nhân bên ngoài, hai là đổ lỗi cho chính mình. Tuy nhiên, dù là cách nào đi chăng nữa thì chúng cũng đều không tốt.

Trốn tránh trách nhiệm là một cách an toàn nhưng sự lo lắng tăng lên sau mỗi lần vấp ngã. Ngược lại, tự trách móc chính mình có vẻ giúp ta trưởng thành hơn, nhưng hệ quả là nó sẽ dẫn đến việc bạn đánh giá sai về tiềm năng của chính mình, hạn chế sự phát triển của bản thân.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đối xử với chính mình như một người bạn? Tử tế, thấu hiểu và động viên mình nhiều hơn? Những hành động đó được gọi là “đối xử từ bi với bản thân” (tự từ bi).

Đọc thêm:

Thái độ này đang là tâm điểm của rất nhiều nghiên cứu gần đây. Các nhà tâm lý khám phá ra rằng tự từ bi là công cụ quan trọng giúp nâng cao hiệu suất công việc.

doi-xu-tu-bi-voi-chinh-ban-than (1)
Tự từ bi là công cụ quan trọng giúp nâng cao hiệu suất công việc

Người có mức độ tự từ bi cao có 3 biểu hiện như sau:

  1. Tử tế với lỗi lầm của bản thân.
  2. Nhận ra rằng mỗi lần thất bại là có thêm một kinh nghiệm
  3. Giữ cân bằng khi ở cảm xúc tiêu cực: Cho phép mình được buồn nhưng không bị nhấn chìm bởi cảm xúc tiêu cực.

Kristin Neff, tiến sĩ của Đại học ở Texas, Austin đã làm một công cụ khảo sát làm sáng tỏ những đặc điểm và hành vi tính cách có liên quan đến hành đối xử từ bi với chính mình. Những người có số điểm cao thường có tư duy phát triển sống chân thành với chính mình (true-self).

#1. Tư duy phát triển

Hầu hết ai cũng muốn phát triển. Chúng ta có xu hướng phát triển bản thân theo một số cách như: làm việc chăm chỉ, học cách xử lý tình huống, học cách giao tiếp, làm việc nhóm,…

Tuy nhiên, quá trình phát triển luôn bắt đầu từ việc phản tư (reflection). Điều quan trọng trong việc phát triển cá nhân là nhận thức được điểm mạnh và giới hạn của mình. Tin rằng bản thân mỗi ngày đang tốt hơn sẽ dẫn đến sự hài lòng, còn tin rằng bản thân đang tệ hơn sẽ dẫn đến sự thất vọng.

Khi mọi người đối xử với chính họ bằng sự bao dung, họ sẽ đánh giá bản thân một cách thực tế hơn. Họ tích cực làm việc ngay cả khi nhận thức mình còn nhiều thiếu sót.

doi-xu-tu-bi-voi-chinh-ban-than (2)

Carol Dweck (tiến sĩ tâm lý học tại trường Đại học Stanford) đã chứng minh “Tư Duy Phát Triển” có nhiều lợi ích hơn “Tư Duy Cố Định”.

  • Người có Tư Duy Cố Định nhìn tiềm năng con người ( ngay cả đối với chính họ) là không thay đổi. Họ tin năng lực của họ sẽ không thay đổi, dù là một năm hay ba vẫn thế thôi.
  • Người có Tư Duy Phát Triển thì sẽ nhìn năng lực của bản thân theo cách khác. Họ thấy sự phát triển của năng lực và không ngừng nỗ lực luyện tập trong sự lạc quan.

Tư Duy Phát Triển mang lại hiệu quả trong nhiều lĩnh vực như thành công trong start-up, làm cha mẹ, thể thao, giáo dục,…

Theo nghiên cứu khoa học, dấu hiệu của một người có Tư Duy Phát Triển là họ cố gắng làm mọi việc tốt hơn khi nhận phản hồi tiêu cực.

Nếu bạn tin rằng năng lực của mình sẽ không đổi, bạn sẽ không còn động lực để cố gắng. Còn nếu bạn tin năng lực của mình sẽ thay đổi, tiếp nhận phản hồi tiêu cực giúp bạn luôn nỗ lực để cải thiện hơn.

Trong một nghiên cứu, những người tham gia nghiên cứu sẽ nhận một bài kiểm tra từ vựng rất khó và họ được nhận phản hồi kết quả không tốt của mình.

Người tham gia sẽ được sắp xếp ngẫu nhiên vào 2 nhóm.

+ Người nghiên cứu nói với nhóm đầu tiên (Nhóm người được kích thích tự đối xử từ bi với bản thân):

“Không phải một mình bạn gặp khó khăn với bài kiểm tra vừa rồi đâu. Điều này rất bình thường đối với một sinh viên. Nếu bạn cảm thấy buồn về những gì mình đã làm, đừng quá khắt khe với chính mình nhé”.

+ Đối với nhóm thứ 2 (Nhóm không được kích thích tự đối xử từ bi) người nghiên cứu nói rằng:

“Nếu các bạn thấy khó với bài kiểm tra vừa rồi cũng đừng thất vọng nhé – các bạn rất thông minh mới vào được đại học này mà”.

Sau đó, những người tham gia được thông báo họ sẽ có thêm bài kiểm tra từ vựng khác. Họ được đưa một danh sách từ vựng và được xem lại những từ vựng đó trước khi nhận bài kiểm tra.

Chúng tôi nhận thấy rằng những người từ bi với sự thất bại của mình có liên quan đến mức độ Tư Duy Phát Triển của họ.

Họ dành nhiều thời gian để học hơn nhóm còn lại. Tự từ bi là cách để bản thân tự cải thiện bằng cách làm mọi thứ tốt hơn, có niềm tin rằng họ có thể cải thiện và tự thúc đẩy bản thân làm việc chăm chỉ hơn.

#2. Chân thành với chính mình

Tự từ bi rất có ích trong việc thúc đẩy phát triển nhân lực. Theo thời gian, mỗi người có thể tự tìm được vị trí phù hợp với tính cách và giá trị của họ trong công ty.

Chân thành với chính mình giúp thúc đẩy động lực cá nhân. Thật không may, điều này không hề dễ dàng với nhiều người tại công sở vì họ không dám thể hiện là chính mình.

Họ cảm thấy bế tắc vì ở đó còn có những quy chuẩn, sự hoài nghi, nỗi sợ bị đánh giá. Tuy nhiên, đối xử từ bi với chính mình có thể giúp mọi người tự đánh giá sự chuyên nghiệp và tự học cách sửa chữa khi cần.

doi-xu-tu-bi-voi-chinh-ban-than (3)
Tự từ bi có thể giúp mọi người đến với vị trí công việc phù hợp với cá nhận họ hơn

Đối với một nhà bán hàng khi chưa đạt được mục tiêu doanh số, họ sẽ tập trung tìm cách cải tiến doanh thu trong quý tới, sau đó đánh giá lại xem liệu đây có đúng là công việc phù hợp với tính cách của mình hay không. Đó chính là tự tư bi.

Trong nghiên cứu gần đây của Jia Wei Zhang, chúng tôi nhận ra rằng tự từ bi được hình thành bởi giảm thiểu suy nghĩ tiêu cực và nghi ngờ bản thân.

Trong một nghiên cứu, người tham gia phải hoàn thành một khảo sát ngắn hàng ngày trong tuần. Họ được yêu cầu đánh giá mức độ về tự từ bi (“Hôm nay, tôi thể hiện sự chăm sóc, thấu hiểu và tử tế với bản thân”) và sự chân thành (“Hôm nay, tôi cảm thấy mình chân thật khi tương tác với người khác”).

Chúng tôi nhận thấy mức độ của sự tự từ bi gần như liên quan đến cảm nhận của sự chân thành. Trong thời gian người tham gia được thông báo về mức độ tự từ bi của họ cao hơn mức bình thường, họ cũng nói rằng càng ngày họ cảm thấy mình chân thành hơn.

Chủ nghĩa lạc quan quan có vẻ cũng đóng vai trò nào đó. Có cách nhìn tích cực về cuộc sống bên ngoài làm con người mong muốn có thêm cơ hội thể hiện họ là ai.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, người lạc quan gần như không ngại thể hiện những điểm tiêu cực về mình. Sự bình tĩnh và sự cân bằng đến từ tự từ bi, giúp mọi người trải nghiệm tình huống khó khăn với thái độ tích cực hơn.

#3. Quyền lực nhà lãnh đạo

Tư duy tự từ bi cũng lan tỏa đến người khác. Đây là một một thông tin đặc biệt đối với những ai đang làm lãnh đạo. Đối xử tử tế và không phán xét với bản thân là cách rèn luyện để đối xử với người khác từ bi hơn.

Khi từ bi với người khác, người khác cũng sẽ từ bi lại với chính họ. Chính vòng tuần hoàn từ bi này đã tạo nên môi trường làm việc tích cực.

doi-xu-tu-bi-voi-chinh-ban-than (4)
Sự từ bi từ nhà lãnh đạo có thể tạo ra vòng tuần hoàn từ bi và tạo nên môi trường làm việc tích cực.

Thực ra tự từ bi thúc đẩy Tư Duy Phát Triển. Nghiên cứu chỉ ra rằng khi lãnh đạo có Tư Duy Phát Triển, họ gần như tập trung thay đổi hiệu suất làm việc của cấp dưới và đưa ra những phản hồi hữu ích để cải tiến. Đồng thời, cấp dưới của họ có thể cảm nhận Tư Duy Phát Triển của nhà lãnh đạo, họ có xu hướng học hỏi từ lãnh đạo của mình.

Mối quan hệ giữa nhà lãnh đạo và cấp dưới cũng được gắn kết bởi sự chân thành. Tất cả chúng ta đều có khả năng cảm nhận sự chân thành của người khác. Khi nhà lãnh đạo có sự chân thành, họ sẽ lan tỏa điều đó trong môi trường công sở. Mối quan hệ trở nên thân thiết hơn khi mọi người cảm thấy sự tương tác giữa họ được xây trên nền tảng đó.

Khi đối diện thất bại bằng thái độ tự từ bi, nhà lãnh đạo thể hiện hành vi, tâm lý và những điểm tích cực cho công việc của họ. Và những điều đó sẽ tác động đến cấp dưới. Rèn luyện tự từ bi tạo cũng tạo nên chiến thắng cùng có lợi giữa các bên.

#4. Bồi đắp tự từ bi

Bồi đắp tự từ bi không quá khó. Đó là một kỹ năng mà bạn có thể tự trau dồi và rèn luyện được. Bạn có thể tự kiểm tra mức độ tự từ bi với 3 câu hỏi do các nhà tâm lý học chỉ định như sau:

  • Tôi đã tử tế và thấu hiểu mình chưa?
  • Tôi đã nhận thức những thất bại như một kinh nghiệm để chia sẻ với mọi người chưa?
  • Tôi có đang giữ tâm thế tiêu cực hay không?

Nếu chưa thì kinh nghiệm dưới đây có thể giúp bạn luyện tập thêm:

Hãy ngồi thư giãn và viết thư cho chính mình trong vai trò là người thứ ba (có thể bạn là một người bạn, hoặc là người yêu).

Nhiều người đối xử tốt với người khác còn tốt hơn với chính mình. Vì thế, viết thư là cách giúp bạn thoát khỏi những lời độc thoại tiêu cực và khích lệ bản thân tích cực hơn.

doi-xu-tu-bi-voi-chinh-ban-than (5)
Viết thư cho mình trong vị trí là người thứ ba là cách bạn đối xử tử tế, thấu hiểu và bao dung với chính mình

Hầu hết trong chúng ta đều không dám khai thác hết sức mạnh của thất bại. Trong chuẩn mực chung của xã hôi, chúng ta sợ làm sai nên không dám tự ném mình vào khó khăn, thử thách mới.

Nếu bạn đã dũng cảm đón nhận sự thất bại và đang cố gắng để đối xử từ bi với chính mình, vậy hãy tiếp tục đi nhé. Dù không dễ dàng nhưng bạn đang làm tốt hơn mỗi ngày đấy!

__CTV Phạm Thu Linh__ Blogchiasekienthuc.com __

Bài viết đạt: 4.4/5 sao - (Có 8 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Có 1 bình luận

  1. Trần Trọng Nhân

    Thanks admin vì đã chiasex bài này, mấy tháng nay cứ thấy chán nản vì tự nghĩ mình kém cỏi, giờ thì đọc xong cảm thấy đỡ hơn rồi :V


Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop