“Vùng an toàn” hay còn gọi là vùng thoải mái là nơi mà mọi điều bạn làm đều nằm trong khả năng của bạn. Ở trong vùng an toàn, bạn sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu và không Stress.
Tuy nhiên nếu bạn không dám bước ra khỏi vùng an toàn thì bạn sẽ không thể tối ưu và phát triển được tiềm năng của mình, và đạt được những thứ nằm ngoài khả năng hiện tại của bạn. Vậy tại sao nhiều người vẫn chọn vùng an toàn, làm sao để vượt ra khỏi nó?
Mục Lục Nội Dung
I. Những lí do giữ bạn mãi trong vùng an toàn
#1. Cơ chế sinh học
Ai trong chúng ta cũng có một cơ chế ưu tiên chọn những điều dễ dàng thay vì những điều khó khăn. Cơ chế này giúp con người chúng ta sinh tồn đến ngày nay, nó tồn tại trong mỗi chúng ta, giúp chúng ta an toàn và tránh được những nguy hiểm.
Do vậy, việc chúng ta chọn làm những thứ ngoài vùng an toàn chính là chống lại phần bản năng của chính mình. Việc này có thể tốn nhiều công sức, hơn nữa bản thân phải luôn kiên trì và có nghị lực.
Tốt nhất bạn hãy tìm một mục tiêu để dẫn lối cho bạn rồi đặt ra những mục tiêu nhỏ hơn. Sau đó, bạn hãy luôn nhắc nhở bản thân thực hiện mục tiêu.
#2. Thiếu động lực
Vùng an toàn tuy không tốt, nhưng nếu nếu ở trong vùng an toàn thì bạn sẽ không có cảm giác bản thân kém cỏi, không bị chê trách và luôn theo kịp tiến độ công việc, vậy thì bạn sẽ khó nhận ra mình đang trong vùng an toàn, cũng chẳng có động lực vượt ra nó.
Tuy nhiên, tiềm năng của bạn sẽ không được sử dụng hết. Điều này khiến bạn không đạt được những gì mình đáng được nhận, và khả năng vươn lên của bạn bị kém đi rất nhiều. Hãy ngưng nghĩ về những thành tựu và chiêm nghiệm xem bạn đã sống, làm việc hết tiềm năng của mình chưa.
#3. Những nỗi sợ
Không chỉ căng thẳng, áp lực, khó khăn mà ngoài vùng an toàn đôi khi còn mang đến cho bạn những nỗi sợ. Có thể là sợ thất bại, sợ sai lầm, sợ bị chê cười,… vân vân và mây mây.
Tuy nhiên, bạn có thể hoàn toàn vượt qua chúng, đừng để những nỗi sợ cản bước chân của bạn. Hơn nữa, khi vượt qua được những nỗi sợ này, bạn sẽ trưởng thành hơn và thêm tự tin cho chặng đường tiếp theo của mình.
II. Những điều có thể mang bạn ra khỏi vùng an toàn
#1. Những thất bại
Những thất bại có thể là động lực giúp bạn thức tỉnh khỏi vùng an toàn. Những khi ấy, hãy để cảm xúc dẫn lối, thiết lập mục tiêu, kế hoạch để trau dồi bản thân mình phát triển hơn.
Tìm ra nguyên nhân thất bại của bạn và từng bước, từng bước khắc phục chúng. Đừng quá tự trách bản thân mình, đừng quá tiêu cực, cũng như đừng quá đau khổ. Đừng ép bản thân mình làm việc quá sức như một mình phạt, vì nó sẽ không hiệu quả như bạn nghĩ.
Hãy bình tĩnh, lập kế hoạch và luyện tập để cải thiên từng ngày, từng ngày một. Hãy bám sát vào mục tiêu của bạn !
#2. Những cú hích
Có những lúc bạn cảm thấy tồi tệ vì khả năng của mình không được như mong muốn. Cảm giác này xuất hiện để cho bạn thấy năng lực thực sự của bạn đến đâu.
Hãy tận dụng ngay giây phút đó để tìm ra những gì mà bạn đang còn thiếu, hình dung kỹ những gì bạn đang mong đợi và vạch ra kế hoạch để thực hiện nó.
Sau đó hãy tạo cho mình một cú hích vừa đủ, làm vài thứ vượt qua khả năng thường ngày của mình. Mục tiêu của việc này là để khẳng định bạn còn có thể làm tốt hơn hiện tại, tạo động lực và củng cố thêm niềm tin cho bạn.
Nhưng bạn đừng nên ép bản thân mình quá mức, đừng làm những thứ vượt quá xa khả năng của bạn, rồi thất bại, bạn sẽ chán nản hơn và không đạt được hết những điều mà cú hích có thể mang lại.
#3. Sự nhàm chán
Bạn cảm thấy vài điều bạn làm hoàn toàn nằm trong khả năng của bạn, đã tới lúc bạn thử thách mình với những điều khó khăn hơn và mới mẻ hơn.
Hãy tối ưu khả năng của mình bằng cách đặt những mục tiêu cao hơn, khó hơn và cố gắng thực hiện chúng thật tốt. Năng lực của bạn sẽ ngày càng tốt hơn và đáp ứng tốt hơn trong lĩnh vực mà bạn theo đuổi.
Mong rằng bạn có thể vượt ra khỏi vùng an toàn của chính mình, tối ưu hóa tiềm năng của bạn và sống một cuộc đời xứng đáng nhất.
Hi vọng bài viết sẽ tạo động lực tốt đẹp cho bạn, chúc bạn vui vẻ và thành công !
CTV: Hoàng Xuân Thăng – Blogchiasekienthuc.com