Tại Sao Việc Giữ Kỷ Luật Lại Khó Đến Thế? (Phần #1)

Bạn biết đấy, kỷ luật làm nên con người của chúng ta. Bạn có thể tự do sắp xếp cuộc đời mình nhưng tất cả đều phải đều dựa trên nền tảng của kỷ luật, bởi nó hướng mọi việc tiến triển đúng theo quỹ đạo và đảm bảo ta không vướng vào những lựa chọn sai lầm.

tai-sao-viec-giu-ki-luat-lai-kho-den-the-phan-1 (2)

Điều này thì hầu hết chúng ta đều nhận thức được, thế nhưng rất nhiều người vẫn gặp khó khăn để hoàn thành công việc theo đúng kế hoạch mình đề ra trước đó.

Bao nhiêu lần bạn tự nhủ rằng mình sẽ làm xong dự án trong ngày và rồi bỏ dở? Bao nhiêu lần bạn hứa với bản thân sẽ dậy sớm và chạy bộ, nhưng cuối cùng ngày đó vẫn xa tít tắp?

Bao nhiêu lần chúng ta quyết tâm xây dựng những thói quen lành mạnh, nhưng một thời gian dài sau ngoảnh nhìn lại, mình vẫn chẳng thay đổi chút nào…?

Nếu đã từng có những trải nghiệm không mấy dễ chịu như thế thì ắt hẳn bạn đang gặp vấn đề trong việc giữ kỉ luật rồi đấy !

Tất nhiên, hầu hết mọi chuyện đều có lí do của nó. Đừng nghĩ rằng mình kém cỏi, chỉ là bạn chưa biết cách để phát huy tối đa sức mạnh của mình mà thôi !

Ngày hôm nay, hãy cùng mình phân tích những nguyên nhân phổ biến của vấn đề tại sao nhiều người thất bại trong việc duy trì kỉ luật đến vậy nhé! Sẵn sàng chưa nào?

#1. Trì Hoãn

Chắc chắn ai cũng đã từng delay công việc của mình vì vô vàn những lí do khác biệt. Điều này cũng không có gì đáng trách cả, bởi con người không phải là máy và chúng ta cũng cần linh hoạt khi những vấn đề phát sinh nữa.

Nhưng nếu việc này diễn ra thường xuyên đến độ bạn không thể kiểm soát được mình thì mọi chuyện bắt đầu nghiêm trọng rồi đây, bởi đó chính là bệnh TRÌ HOÃN.

tai-sao-viec-giu-ki-luat-lai-kho-den-the-phan-1 (5)

Đây là căn bệnh chung của rất nhiều người – cũng là nguyên nhân phổ biến nhất ngăn cản ta đạt tới mục tiêu mình mong muốn.

Trì hoãn bén rễ trong con người chúng ta nhanh đến mức chính bạn cũng không nhận biết được một cách rõ ràng, bởi nó đâm chồi và khó kiểm soát dần qua những tình huống vô cùng nhỏ nhặt.

Ví dụ như trong việc học tập đối với các bạn học sinh. Cùng một lượng bài vở nhưng có những bạn hoàn thành xong từ rất sớm, chất lượng công việc lại cao.

Ngược lại, phần đa các sĩ tử lựa chọn cách chơi thả phanh và nhất quyết trì hoãn công việc tới ngày cuối cùng mới chịu động bút.

Nếu thời còn đi học bạn luôn ở tình trạng này thì có nghĩa là bệnh trì hoãn không chỉ mới xuất hiện ngày một ngày hai, mà đã nảy nở và cư ngụ trong con người bạn từ rất lâu trước đó.

tai-sao-viec-giu-ki-luat-lai-kho-den-the-phan-1 (1)

Hậu quả của nó thì không cần phải bàn cãi rồi! Mặc dù lựa chọn trì hoãn đến cùng để tập trung hưởng thụ những thú vui trước mắt nhưng mình tin rằng chúng ta chẳng cảm thấy thoải mái chút nào cả, ngược lại còn luôn ở trong trạng thái bồn chồn, thấp thỏm.

Đơn giản vì chẳng ai có thể vui vẻ khi biết rằng sau đó, họ còn phải xử lí cả đống công việc trong thời gian vô cùng hạn hẹp.

Chưa kể đến việc bạn không thể hoàn thành deadline đúng hạn và rồi một loạt vấn đề rắc rối phát sinh, những cơ hội tốt đẹp bay mất…

Tất cả mọi chuyện đều bắt nguồn từ hai chữ TRÌ HOÃN. Có lẽ bởi con người hứng thú với việc tận hưởng hơn, vì thế nên dù biết rằng kiểu gì cũng phải làm việc, họ vẫn không chịu thực hiện ngay.

Chống lại được trì hoãn coi như chúng ta đã thành công tới 80%, do vậy bạn cần phải có cái nhìn nghiêm túc và lòng quyết tâm thật lớn nếu muốn chữa được bệnh trì hoãn và trở thành một người sống kỉ luật.

Hãy tham khảo trong Blog của chúng mình một bài viết về phương pháp vượt qua sự lười biếng rất hay từ tác giả Yên Tử. Hi vọng bạn có thể tìm ra những hướng đi đúng đắn cho bản thân mình nhé !

#2. Lên Kế Hoạch Chưa Hợp Lí

Không chỉ bắt nguồn từ việc trì hoãn, mọi nỗ lực cũng sẽ dễ dàng bị vô hiệu hóa nếu trong quá trình theo đuổi kỉ luật, các kế hoạch được thiết lập không phù hợp.

tai-sao-viec-giu-ki-luat-lai-kho-den-the-phan-1 (3)

Mình sẽ giải thích rõ ràng hơn nhé! Hãy thử hình dung bạn đang sinh hoạt rất tùy tiện, luôn thức khuya và dậy cực muộn,  trễ giờ làm rất nhiều lần và lãng phí rất nhiều thời gian chỉ để lười biếng.

Nhận thức được tình hình đang không ổn, bạn quyết định thay đổi bản thân bằng một bản kế hoạch không thể hoàn hảo hơn: ngủ sớm, thức dậy từ 5h sáng, chạy bộ và đọc sách hàng ngày.

Và chính vì nó quá hoàn hảo nên ngay ngày đầu tiên thực hiện kế hoạch đã có rất nhiều vấn đề bất ổn: bạn tắt chuông báo thức hết lần này tới lần khác và lết ra khỏi giường lúc gần 8h. Tất yếu bạn lại muộn làm và bắt đầu ngày mới bằng cách không thể tồi tệ hơn.

” Thế là bước đầu hỏng bét “ – bạn tự nhủ như vậy và quyết định buông thả cả ngày hôm đó, bỏ qua hết chạy bộ, đọc sách…. và chờ đợi ngày tiếp theo để làm mọi thứ thật hoàn hảo.

Ngày hôm sau, bạn lại dậy muộn và mọi việc diễn ra hệt như ngày đầu tiên, rồi cứ thế… Đừng chờ đợi vào ngày mai, bởi cơ bản chuỗi kỉ luật của bạn đã thất bại ngay từ khi còn trong trứng nước rồi !

tai-sao-viec-giu-ki-luat-lai-kho-den-the-phan-1 (4)

Làm cách nào mà cơ thể chúng ta – vốn đã quen dần với những tháng ngày sinh hoạt đảo lộn, lại có khả năng thích nghi với một lối sống hoàn hảo đáng ngưỡng mộ như thế?

Bạn không nhấc nổi mình ra khỏi giường lúc 5h sáng là hoàn toàn dễ hiểu, đó là bởi trước giờ cơ thể của bạn đã gần như gắn với những lề thói xưa cũ rồi. Chúng ta cần sửa đổi chúng, từng chút một thôi…

Không có kế hoạch hoàn hảo, chỉ có kế hoạch phù hợp nhất với tình hình thực tế. Rất nhiều người chúng ta hướng tới một kết quả quá sức toàn mỹ mà quên mất rằng nó hoàn toàn nằm ngoài khả năng của mình, vì thế họ bỏ cuộc và kỉ luật bị phá bỏ là điều đương nhiên.

Lần tới, nếu muốn tiến bước lâu dài với bất kì công việc nào, bạn cần phải cân nhắc kĩ lưỡng xem kế hoạch để đạt được nó có thực sự khả thi hay không?

Đừng cố gắng toàn diện, cuộc đời không bắt ta phải toàn diện – nó cần chúng ta bền bỉ. Và việc lập một bản kế hoạch hợp lý sẽ là bước khởi đầu hoàn hảo để bạn kiên định với mục tiêu ban đầu của mình đấy !

#3. Tạm Kết

Vậy là chúng ta đã đi hết phần đầu tiên của bài viết, hi vọng bạn đã phần nào tìm ra những lời khuyên để duy trì kỷ luật một cách hiệu quả nhất.

Mình sẽ cố gắng hoàn thiện phần tiếp theo sớm nhất có thể, vì vậy đừng quên ghé thăm Blog thường xuyên nha.

Đừng quên chia sẻ góc nhìn của bạn bằng các để lại comment phía dưới và chúng ta sẽ cùng thảo luận nhé! Cảm ơn các bạn rất nhiều !

[UPDATE] bài viết: Tại Sao Việc Giữ Kỷ Luật Lại Khó Đến Thế? (Phần #2)

CTV: Ngô Hoàng Mai – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 4.5/5 sao - (Có 6 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop