Nasal là gì? Tìm hiểu kỹ hơn về Nasal (giọng mũi)

Mấy hôm nay lướt mạng xã hội bạn có nhận thấy rằng Tiktok, Facebook… đang đề xuất (hoặc được mọi người chia sẻ) rất nhiều về những video so sánh giọng giữa các nghệ sĩ Việt, nhất là các ca sĩ không?

Nội dung trong video có so sánh về chất lượng âm thanh phát ra và cách thể hiện, cũng như biểu cảm khuôn mặt của mỗi nghệ sĩ. Tuy nhiên, có một vấn đề mà được người xem chú ý nhất đó là giọng mũi (Nasal).

Vậy giọng mũi là gì? và giọng mũi có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng âm thanh và bài hát? Nếu các bạn cũng đang muốn tìm hiểu về chủ đề này thì mời các bạn hãy cùng Blog Chia Sẻ Kiến Thức đi tìm câu trả lời trong bài viết sau đây nhé.

#1. Nasal là gì?

Nasal hay Nasal Voice là giọng mũi.

Khi phát âm mà không nhấc vòm miệng (hoặc nhấc quá thấp) khiến cho hơi thở kém và khí không thể thoát ra được hết bên ngoài. Điều này khiến cho âm thanh không được rõ nét và cảm giác bị nghẹt ở vòm mũi.

Và những giọng mũi được cho là sai kỹ thuật, nó tạo ra những âm thanh vang, sáng, không đạt được tới mức độ hoàn hảo, tròn vành rõ chữ.

Tuy nhiên, Nasal voice lại đem đến những lợi ích nhất định như làm giảm áp suất không khí bên dưới dây thanh âm, giúp cân bằng việc hỗ trợ hơi thở và giúp lên nốt cao một cách dễ dàng hơn.

Ngược lại, những bài hát thuộc thể loại khác như pop, rap, hợp xướng và các bài hát đương đại khác thì không nên sử dụng giọng Nasal cho phần trình diễn.

cung-tim-hieu-ve-nasal
Giọng mũi Nasal

#2. Phân biệt giọng TWANG và giọng mũi Nasal

Có nhiều người đã từng nhầm lẫn giữa giọng Twang và giọng mũi Nasal. Nguyên nhân có thể là do phía sau khoang mũi có một âm thanh rung.

Twang là một kỹ thuật giúp cho giọng hát có thể đạt được những nốt cao uyển chuyển và bắt tai. Twang được tạo ra trong dây thanh quản ở phía trên, lúc này các cơ vòng quanh miệng sẽ tập hợp một chỗ, ép chặt và thu hẹp không gian để nâng thanh quản lên.

Ngược lại, Nasal được tạo ra khi cánh mũi bị hở (tức là khi bạn ngửi hay nuốt thì không khí đều đi qua cổ hỏng, đồng thời cánh mũi là lỗ thông hơi giữa mũi miệng và cổ hỏng).

Nếu như phát âm những nguyên âm không dùng mũi và một số phụ âm mà âm thanh phát ra không rõ ràng được khuếch tán qua mũi, âm thanh sẽ không tròn trịa và khó nghe.

#3. Những nguyên nhân dẫn đến giọng mũi

Khi hát nếu như bị ảnh hưởng bởi khoang mũi sẽ tạo ra âm sắc mỏng hơn và không được tròn trịa. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến giọng mũi như:

  • Do bẩm sinh (Hypernasal): Tức là không khí đi lọt qua mũi ít, khiến cho âm thanh không đủ sức cộng hưởng. Trường hợp này cần được sự tham khám của bác sĩ và có liệu trình trị liệu rõ ràng.
  • Do chưa điều khiển được lực nén trong hơi thở của mình: Tức là khi bạn hát hay phát ra âm thanh, có lúc to lúc nhỏ, chưa thực sự điều khiển được cơ miệng và thanh quản của mình. Hay nói cách khác hơi thở chưa kết nối được với cơ hoành.
  • Do khẩu hình miệng có sự khác biệt: Khác biệt ở đây là khác biệt về vị trí vòm miệng, tức là vòm miệng bị thấp và thanh quản cao cũng là nguyên nhân dẫn đến âm mũi.
  • Hoặc khi hát, người hát đẩy quá nhiều hơi làm cho phần phát âm bị cứng khiến cho âm thanh bị bóp nghẹt, dẫn đến âm thanh phát ra giống như bị nghẹt mũi.

#4. Các bài tập giúp luyện giọng mũi 

Một số người gặp phải trường hợp vòm miệng quá thấp nên ngăn không cho không khí đi qua khoang mũi. Một số bài luyện tập giúp cải thiện vấn đề này như:

  • Nâng vòm miệng: Khi ăn, nói, ngáp hay di chuyển vòm miệng,.. sẽ giúp cho bạn kiểm soát được giọng của mình. Có một cách nhẹ nhàng hơn cho bạn là ngáp nhiều hơn mỗi ngày, để bạn cảm nhận và quen dần với cảm giác nâng vòm miệng của mình dễ dàng hơn.
  • Tư thế của hàm: Khi hát hãy tập đưa lưỡi hướng về phía trước, thì hơi sẽ không bị lọt nhiều qua mũi. Hãy tập để ý và luyện tập theo cử động cơ hàm của các ca sĩ chuyên nghiệp để loại bỏ thói quen này nhé.
  • Kiểm soát hơi thở là một trong những yêu cầu bắt buộc khi thể hiện một bài hát hoàn hảo. Một số bài luyện tập như luyện giữ hơi luyện giữ hơi khi phát âm “a, i, ê, ô, u” nhưng không mở miệng.
cung-tim-hieu-ve-nasal
Kiểm soát hơi thở trong khi hát

#5. Lời kết

Okay, như vậy là bạn đã hiểu hơn về Nasal (giọng mũi) rồi phải không nào?

Âm thanh phát ra từ giọng mũi luôn làm cho mọi người cảm thấy không mấy dễ chịu. Tuy nhiên, kỹ thuật này lại được các nghệ sĩ dùng nhiều khi thể hiện các ca khúc dân gian, đồng quê.

Do vậy, tùy thuộc vào thể loại âm nhạc và cảm xúc muốn truyền tải từ bài hát mà mỗi nghệ sĩ sẽ sử dụng nasal hay non-nasal.

Cũng chính vì thế mà việc cover các bài hát khác thể loại mình theo đuổi thì chắc chắn sẽ đem đến sự lạ tại và đôi khi nhận lại những phải ứng trái chiều từ dư luận. Hy vọng bài viết này có thể giúp cho các bạn hiểu thêm về giọng mũi.

Hi vọng là bài viết này sẽ hữu ích với bạn, chúc các bạn thành công !

CTV: Hương Mai – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 4.3/5 sao - (Có 3 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop