PR là gì? PR có ý nghĩa như thế nào trong Marketing

#1. PR là gì? Cái nhìn dễ hiểu nhất về PR cho những bạn lơ ngơ như mình!

Đầu tiên thì các bạn phải hiểu bản chất của từ PR là viết tắt từ cụm từ: Public Relations. Bạn có thể  dịch theo nghĩa hiểu là “Quan Hệ Công Chúng”. Vậy quan hệ công chúng là gì nhỉ?

pr-la-gi (1)

Theo mình hiểu và cũng đã đọc tài liệu về PR (hay còn gọi là quan hệ công chúng) thì đây chính là việc bạn quảng bá hình ảnh cho cá nhân, tổ chức, sản phẩm hay dịch vụ đến công chúng – để nhiều người biết đến hơn.

Hay nói một cách khác, PR là những biện pháp giúp quảng bá, giới thiệu những thông tin tốt về sản phẩm hay doanh nghiệp…. thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng để tăng mức độ uy tín cho sản phẩm, hoặc doanh nghiệp đó… nhằm tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa công ty và cộng đồng.

Cũng đơn giản ha, nhưng việc PR thì đôi khi chúng ta lại lầm tưởng rằng phải có một tổ chức hay một đơn vị nào làm thì mới làm được, nhưng thực tế cho thấy rằng, cá nhân chúng ta cũng có thể làm được việc PR này.

Chúng ta hoàn toàn có thể tự PR cho chính mình – hiểu nôm na là quảng cáo bản thân mình, hay sản phẩm và dịch vụ mà mình cung cấp, những thế mạnh của mình trên mạng xã hội, truyền thông…

Chỉ cần một người, một vật, hay một điều gì đó được phổ biến rộng rãi đến nhiều người thì có nghĩa là bạn đã PR thành công, đơn giản vậy thôi !

#2. Tại sao ngành PR đang phát triển rầm rộ như vậy?

pr-la-gi (2)

Đối với cá nhân:

Nhu cầu muốn được nổi tiếng ngày càng phổ biến, những bức hình ngàn like, những clip hot triệu view, kèm theo sự nổi tiếng (hoặc tai tiếng) thì sẽ là các hợp đồng quảng cáo PR cho những đơn vị muốn mượn hình ảnh mình để tiếp cận nhanh hơn với công chúng hơn.

Một điều tuyệt vời là khi bản thân bạn được PR thành công thì bạn sẽ có quyền đi PR cho những người khác, hay đơn vị khác, hoặc sản phẩm khác. Đây cũng là một nguồn thu nhập rất lớn mà các KOL đã làm và phát triển rất tốt.

Blog Chia Sẻ Kiến Thức cũng đã có bài về khái niệm về Trends và KOL rồi, bạn có thể tìm đọc nhé.

Đối với công ty, đơn vị, tập thể:

pr-la-gi (1)

Khi được PR tốt và được gắn với hình ảnh tốt thì sức mua của cộng đồng về sản phẩm hay dịch vụ của công ty cũng sẽ tăng vọt.

Lấy ví dụ như là cô ca sĩ hạng A làm người đại diện PR cho một sản phẩm B của công ty C. Vậy là tự nhiên một lượng lớn sản phẩm dịch vụ của công ty C sẽ được fan của cô ca sĩ này ưu tiên tiêu thụ, kéo theo sức bật dần chiếm được thị phần trong kinh doanh.

Bởi một tâm lý rất dễ hiểu là khi bạn đã thần tượng hay hâm mộ một ai đó thì sẽ có xu hướng nghe theo họ hoặc mua các sản phẩm mà họ giới thiệu.

Cũng chính vì lợi ích từ điều này mà nhiều cá nhân muốn được nổi tiếng như mình đã đề cập bên trên.

Tuy nhiên, việc PR cũng rất nguy hiểm nếu PR sai sự thật và không đúng ý cộng đồng, tạo ra tác dụng ngược thì có nguy cơ công ty bị thiệt hại và bị tẩy chay là rất lớn.

Vậy nên các công ty, đơn vị luôn kèm theo nhiều điều khoản ràng buộc để tránh scandal của cá nhân người đại diện ảnh hưởng đến hình tượng công ty cùng với thiệt hại.

Đã có nhiều vụ chỉ vì scandal của người đại diện mà khiến giá cổ phiếu của công ty đó tuột dốc không phanh. Đây có thể nói cũng là hình thức PR bất đắc dĩ, tuy không có kết quả tốt nhưng sau sự kiện ấy thì người ta biết đến công ty nọ nhiều hơn.

#3. PR có tốn phí không?

pr-la-gi (2)

Tùy vào hình thức PR mà có thể tốn phí hoặc hoàn toàn miễn phí bạn nhé.

Một số hình thức bạn thường thấy người ta dùng để PR như sau:

  • Qua báo chí, truyền thông (có tốn phí tùy vào đơn vị mà bạn chọn)
  • Qua mạng xã hội: Facebook, tiktok, Instagram, youtube… (Tùy lúc nha, nếu bạn tự PR mình hay nhờ bạn bè quảng bá cùng thì có miễn phí nhưng độ tiếp cận không cao. Còn nếu mà bạn thuê các dịch vụ tăng like, sub hay người nổi tiếng hơn để giới thiệu PR cho bạn thì có tốn phí)
  • Qua đơn vị chuyên PR: Hình thức này chắc chắn tốn phí. Nhưng hiệu quả thường tốt hơn là bạn tự làm. Khi đăng ký những dịch vụ này sẽ bao gồm luôn cả hai hình thức trên.

Nếu bạn chưa biết mình cần làm gì để PR thì có thể tham khảo với việc bắt đầu từ một tài khoản facebook, một fanpage hay một kênh Youtube với những gì mà mình có và muốn nhiều người biết đến hơn.

Okay, hi vọng là những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về thuật ngữ PR. Chúc các bạn sớm trở thành KOL để kiếm được nhiều tiền từ việc PR nhé ^^!

CTV: Cao Trần Mỹ Dung – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 1 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop